Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ/
  4. Kiến thức y khoa

Sử dụng lá mùi tàu chữa ho liệu có hiệu quả?

Ngày 29/06/2023
Kích thước chữ

Không thể phủ nhận những công dụng tuyệt vời về sức khỏe mà rau mùi tàu đem lại. Thế nhưng, việc sử dụng lá mùi tàu chữa ho liệu có hiệu quả? Hãy cùng khám phá thông tin thông qua bài viết bên dưới nhé!

Thời tiết thay đổi là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng ho, ho có đờm và cảm mạo. Những lúc này, lá mùi tàu được xem là một biện pháp cứu cánh có ngay trong gian bếp mỗi nhà. Tuy nhiên, một số người vẫn còn băn khoăn về hiệu quả mà loại thảo dược này sở hữu.

Điều trị ho bằng lá mùi tàu

Sử dụng lá mùi tàu chữa ho liệu có hiệu quả?

Nhiều người không khỏi băn khoăn việc sử dụng lá mùi tàu chữa ho liệu có hiệu quả hay không. Theo nghiên cứu của y học hiện đại, lá mùi tàu có hiệu quả trong việc điều trị ho có đờm và cảm mạo.

Ho có đờm có thể xuất hiện do nhiều yếu tố khác nhau và không khỏi khiến người bệnh rơi vào trạng thái khó chịu. Đờm thường ứ đọng bên trong đường hô hấp gây tình trạng khó thở và ho nhiều. Thế nên, phương pháp dùng lá mùi tàu chữa ho đã được ra đời nhằm cứu cánh tình huống một cách nhanh chóng, hiệu quả mà vẫn an toàn.

Việc sử dụng lá mùi tàu chữa ho không những giúp tình trạng ho nhiều được cải thiện mà phần đờm cũng được loại bỏ nhanh chóng. Triệu chứng đờm bám dính trong cổ họng sẽ được thuyên giảm sau khi uống thuốc sắc từ lá mùi tàu.

Sử dụng lá mùi tàu chữa ho liệu có hiệu quả? 1
Bài thuốc sử dụng lá mùi tàu chữa ho được nhiều người áp dụng rộng rãi

Phương pháp điều trị ho bằng lá mùi tàu

Sau đây là bài thuốc sử dụng lá rau mùi tàu chữa ho được nhiều người áp dụng rộng rãi:

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • Rau mùi tàu: 40 gram;
  • Rau ngải cứu: 20 gram;
  • Rau cúc tần: 20 gram;
  • Gừng tươi: 10 gram.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Rửa sạch toàn bộ nguyên liệu nhằm loại bỏ bụi bẩn và tạp chất.
  • Bước 2: Thái nhỏ tất cả các loại rau. Riêng đối với gừng trước khi thái nhỏ, bạn cần đập dập chúng.
  • Bước 3: Cho tất cả các nguyên liệu vào nồi và sắc cùng với 500ml nước.
  • Bước 4: Trong quá trình sắc, bạn cần quan sát lượng nước. Khi nước chỉ còn 100ml, thực hiện dừng việc sắc thuốc.

Uống thuốc 2 lần mỗi ngày vào buổi sáng và chiều. Bạn nên uống khi thuốc còn ấm để đảm bảo được hiệu quả tốt nhất!

Những công dụng khác của lá mùi tàu

Không những có mặt trong các bài thuốc y học cổ truyền, lá mùi tàu cũng được những nghiên cứu của y học hiện đại thừa nhận các công dụng trong việc hỗ trợ và điều trị nhiều chứng bệnh khác nhau. Sau đây là một số công dụng phổ biến khác của lá mùi tàu:

Điều trị cảm cúm

Mùi tàu không chỉ là một loại rau mà còn là thảo dược điều trị cảm cúm rất tốt. Vào những ngày thời tiết thay đổi, những người có hệ miễn dịch kém thường mắc phải cảm cúm, bài thuốc lá mùi tàu sẽ cứu cánh cực kỳ hiệu quả. Bởi vì có tính ấm nên mùi tàu thường được kết hợp với một số dược liệu khác trong việc điều trị cảm cúm.

Hỗ trợ điều trị sỏi thận

Bên cạnh việc sử dụng lá mùi tàu chữa ho, từ lâu, loại thảo dược này còn nổi tiếng với công dụng hỗ trợ điều trị sỏi thận.

Để lá mùi tàu phát huy tốt trong công cuộc hỗ trợ điều trị chứng bệnh sỏi thận, người ta thường hơ lửa phần lá và sắc nước theo công thức: Sắc 3 bát, giữ 1 bát. Uống đều đặn 3 lần mỗi ngày để đạt được hiệu quả tốt nhất!

Sử dụng lá mùi tàu chữa ho liệu có hiệu quả? 2
Mùi tàu có thể hỗ trợ điều trị sỏi thận

Chữa hôi miệng

Hôi miệng là tình trạng rất dễ gặp phải và khiến nhiều người mất tự tin khi giao tiếp với xã hội. Tuy vậy, bạn cũng đừng nên quá lo lắng vì lá mùi tàu sẽ giúp bạn giải quyết tình huống khó chịu này.

Bạn chỉ cần lấy một ít ngò gai đem đun sôi cùng nước và một ít muối. Khi hỗn hợp nguội, bạn sử dụng phần nước để súc miệng. Thực hiện đều đặn 3 lần mỗi ngày. Chỉ sau một tuần, bạn sẽ cảm nhận được hơi thở thơm tho và bớt mùi hôi hơn hẳn.

Hạ cholesterol trong máu

Thêm một công dụng khác ngoài việc dùng lá mùi tàu chữa ho, loại thảo dược còn có khả năng giúp hạ lượng cholesterol trong máu. Tuy nhiên, bộ phận được sử dụng ở đây là phần hạt của cây mùi tàu. Với những đối tượng mắc cao huyết áp, mỡ máu hoàn toàn có thể sử dụng hạt của cây để đun nước uống.

Những điều cần lưu ý khi sử dụng lá mùi tàu

Lá mùi tàu xuất hiện ở rất nhiều bài thuốc dân gian điều trị nhiều chứng bệnh. Bên cạnh đó, đây cũng là loại gia vị rất gần gũi trong gian bếp mỗi nhà. Vì vậy, để tránh những rủi ro không may có thể xảy ra, bạn cần quan tâm và lưu ý một số điều sau đây:

  • Các phương thuốc từ rau mùi tàu chỉ hỗ trợ điều trị hoặc điều trị tình trạng bệnh ở diễn biến nhẹ. Nếu bệnh tình nghiêm trọng hoặc không tìm thấy hiệu quả ở các phương thuốc dân gian này, bạn nên tìm kiếm sự hỗ trợ của các bác sĩ chuyên khoa để được điều trị một cách tốt nhất!
  • Những đối tượng mắc phải các chứng bệnh lý như hen phế quản, viêm phổi, gan hay phụ nữ trong thời kỳ mang thai nên hạn chế sử dụng rau mùi tàu.
  • Những đối tượng bị đau dạ dày hay có tiền sử bị đau dạ dày nên cẩn thận khi sử dụng lá mùi tàu tươi.
  • Nếu bạn thuộc tuýp người có cơ địa nhạy cảm, bạn nên cẩn thận với tinh dầu của cây mùi tàu để tránh gặp tình trạng kích ứng trực tiếp trên da.
  • Không nên kết hợp rau mùi tàu với các loại thực phẩm giàu vitamin K, nội tạng động vật hay thịt lợn vì có thể gây chứng đầy bụng, khó tiêu hay thậm chí là ngộ độc.
Sử dụng lá mùi tàu chữa ho liệu có hiệu quả? 3
Tinh dầu của cây mùi tàu có thể gây kích ứng trên làn da nhạy cảm

Sử dụng lá mùi tàu chữa ho là bài thuốc dân gian rất nổi tiếng và vẫn còn được rất nhiều người sử dụng cho đến ngày nay. Tuy nhiên, bạn cũng nên thăm khám và nhận sự tư vấn của các bác sĩ trước khi sử dụng để tránh những rủi ro không đáng có có thể xảy ra.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin