Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Kể cả chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa đều là những chất béo không lành mạnh đối với sức khỏe. Tuy nhiên để so sánh thì chất béo chuyển hóa là loại axit béo chúng ta không nên tiêu thụ hằng ngày. Bởi vì loại chất béo này không có lợi cho sức khỏe tim mạch, huyết áp, tiểu đường…
Nếu như chúng ta có sự hiểu biết nhất định về các loại chất béo chứa trong đồ ăn, thì chúng ta sẽ phần nào hạn chế hoặc loại bỏ chất béo xấu khỏi thực đơn. Nếu như bạn muốn tìm hiểu kỹ đặc điểm của hai loại chất béo này có thể theo dõi thông tin trong bài viết dưới đây.
Cơ thể chúng ta rất cần chất béo để tham gia vào các quá trình để giúp cơ thể hoạt động một cách nhịp nhàng. Trong các hoạt động sống của tế bào chất béo đóng vai trò quan trọng, vì chất béo có mặt trong màng các tế bào lẫn màng của nội quan các tế bào. Ngoài ra, chất béo còn đóng vai trò lớn trong việc bảo vệ cơ thể khỏi những biến đổi nhiệt độ, điều tiết năng lượng.
Ở người lớn, chất béo chiếm từ 18 - 24 % trọng lượng cơ thể. Ngoài việc dự trữ năng lượng, bảo vệ cơ thể khi nhiệt độ môi trường thay đổi, chất béo còn giúp cơ thể hấp thu vitamin A, D, E, K. Nếu như lượng chất béo không đủ sẽ dẫn tới việc giảm hấp thu các loại vitamin này. Từ đó giảm khả năng miễn dịch, gây ảnh hưởng đến thị giác, quá trình tạo máu của cơ thể…
Còn chất béo đối với trẻ em cũng khá quan trọng bởi vì, trong những năm tháng đầu đời, giúp trẻ phát triển thể chất và trí tuệ một cách toàn diện. Chất béo cần cho trẻ phát triển toàn diện. Khi cơ thể không được bổ sung đủ chất béo, trẻ sẽ dễ bị còi xương và chậm lớn.
Chất béo đối với phụ nữ có thai cũng quan trọng không kém. Chất béo giúp tránh tình trạng nhẹ cân ở thai nhi và có khả năng ngăn ngừa việc sinh non của mẹ. Một vai trò khác của chất béo là hình thành và cấu tạo các tế bào thần kinh của thai nhi.
Hai loại chất béo này xuất hiện khá nhiều trong thực phẩm hằng ngày của chúng ta. Hai chất béo này đều được cho là không có lợi cho sức khỏe. Mức độ ảnh hưởng và nhu cầu sử dụng của mỗi loại sẽ khác nhau.
Chất béo bão hòa chủ yếu ở trong những sản phẩm thịt động vật. Tuy nhiên, người ta cũng tìm thấy một ít trong các thực phẩm thực vật như dầu cọ và dầu dừa. Chất béo này khi ở nhiệt độ phòng sẽ ở trạng thái rắn. Kể cả trong những thực phẩm đóng gói sẵn và chiên cũng có chứa nhiều chất béo này.
Ở một số nghiên cứu chỉ ra, loại chất béo này không lành mạnh, bởi vì nó có xu hướng làm tăng mức cholesterol xấu trong cơ thể. Vì vậy có thể coi đây là một nguyên nhân dẫn tới nguy cơ mắc bệnh mạch vành và đột quỵ do thiếu máu cục bộ. Tuy nhiên, chúng ta lại không thể loại bỏ hoàn toàn chất béo này. Bởi vì nếu như thay thế hoàn toàn chất béo bão hòa bằng carbs tinh chế, mức cholesterol tốt cũng có thể giảm xuống. Đồng thời mức cholesterol toàn phần trong cơ thể sẽ tăng lên. Vì vậy cần lưu ý là chúng ta không loại bỏ mà nên ăn với một lượng vừa đủ (ít hơn 10% lượng calo mà cơ thể cần mỗi ngày) để đảm bảo sức khỏe.
Chất béo chuyển hóa chủ yếu được hình thành trong quá trình đun nóng dầu thực vật lỏng thành chất béo rắn với sự có mặt của hydro và chất xúc tác. Chất béo công nghiệp này là loại chất béo có hại cho sức khỏe nhất. Loại chất béo này dùng để giúp cho thực phẩm bắt mắt hơn và thời gian sử dụng lâu hơn, ngon hơn. Còn chất béo chuyển hóa tự nhiên được tìm thấy ở một số sản phẩm thịt của động vật ăn cỏ như cừu, dê, bò… Loại chất béo này được hình thành tự nhiên khi vi khuẩn có trong dạ dày động vật thực hiện nhiệm vụ tiêu hóa cỏ.
Chất béo chuyển hóa có nhiều trong các loại thực phẩm chế biến sẵn như gà rán bánh pizza đông lạnh, bánh rán, bơ thực vật chứa nhiều chất béo chuyển hóa có hại cho sức khỏe. Khi chúng ta sử dụng chất béo chuyển hóa trong các thực phẩm sẽ làm tăng mức cholesterol xấu trong cơ thể. Loại chất béo chuyển hóa này không tốt cho tim mạch. Đồng thời chất béo chuyển hóa có thể gây viêm và kháng insulin, dẫn đến các bệnh lý như béo phì, tim mạch và tiểu đường.
Chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa nhìn chung đều là những chất béo không có lợi cho sức khỏe nếu ăn quá nhiều. Vậy chúng ta ăn chất béo như thế nào cho đúng là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Dù ăn nhiều chất béo có hại cho sức khỏe, nhưng cơ thể chúng ta vẫn cần một lượng chất béo để duy trì hoạt động cơ thể. Vì vậy để đảm bảo sức khỏe nhưng vẫn tránh được những chất béo xấu như chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa chúng ta nên thay thế bằng thực phẩm chứa chất béo không bão hòa đơn và chất béo không bão hòa đa.
Ngoài ra để tránh chất béo chuyển hóa, chúng ta nên đọc kỹ nhãn sản phẩm xem có loại chất béo chuyển hóa hay không. Tuy nhiên, theo luật ở một số quốc gia, thực phẩm chứa ít hơn 0,5 gram chất béo chuyển hóa có thể được dán nhãn là 0 gram. Vì vậy để đảm bảo chúng ta hạn chế tối đa chất béo chuyển hóa thì không nên sử dụng nhiều thực phẩm chế biến sẵn. Mà chúng ta nên sử dụng thay thế bằng dầu thay vì chất béo rắn như dùng dầu ô liu để xào và dầu canola khi nướng.
Trong thực đơn hằng ngày, chúng ta nên sử dụng thêm cá thay thịt đặc biệt là loại cá thu, cá trích, cá hồi để tăng axit béo Omega-3 lành mạnh.
Nếu chọn loại thịt gia cầm thì nên chọn phần nạc bỏ da và mỡ để giảm lượng chất béo. Cần tránh xa những thực phẩm chiên chế biến sẵn bởi vì có rất nhiều chất béo rắn. Việc sử dụng nhiều rau xanh, trái cây là một lựa chọn tốt cho sức khỏe.
Hãy tập dần thói quen sử dụng những loại thức ăn ít dầu mỡ, giảm chiên rán mà nên luộc hoặc hấp để không tiêu thụ quá nhiều dầu mỡ.
Trên đây là những thông tin liên quan đến chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa không tốt cho cơ thể. Hy vọng với những thông tin này sẽ giúp bạn xây dựng cho mình và gia đình một chế độ ăn uống khoa học và lành mạnh. Nếu bạn bổ sung chất béo một cách cân đối, hợp lý sẽ giúp bạn và gia đình cải thiện sức khỏe và trí tuệ cũng như vóc dáng một cách tốt nhất.
Tuệ Nhi
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.