Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Sự nguy hiểm của ngộ độc rượu dừa

Ngày 11/06/2022
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Những lợi ích và tại hại mà rượu dừa mang đến cho sức khỏe. Nguyên nhân dẫn đến ngộ độc rượu dừa cũng như những lưu ý để tránh tình trạng này. Cách làm rượu dừa an toàn tại nhà  

Rượu dừa cũng như nhiều loại rượu ngâm khác luôn được rất nhiều người ưa dùng. Tuy nhiên chúng cũng tiềm tàng rất nhiều nguy hại cho cơ thể. Vậy hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu về sự nguy hiểm của ngộ độc rượu dừa nhé!

Lợi ích của rượu dừa

Kích thích vị giác, tạo cảm giác ngon miệng

Rượu dừa nếu uống với mức độ phù hợp có thể giúp người dùng ăn ngon hơn. Xác dừa có trong rượu có tác dụng kích thích vị giác.

Cùng với sự hòa quyện giữa vị thơm của dừa và vị cay nồng đặc trưng của rượu có thể gia tăng được cảm giác thèm ăn cho người dùng. Chỉ nên uống một ly rượu dừa là bạn đã có thể dễ dàng tận hưởng bữa ăn, giúp cho hệ tiêu hóa hấp thu dinh dưỡng tốt hơn.

Rượu dừa có thể ngăn ngừa táo bón

Theo những nghiên cứu khoa học, hấp thu 60 – 100g rượu dừa có thể tăng thêm 120ml dịch vị dạ dày. Điều này có thể phòng ngừa bệnh táo bón, vô cùng có ích cho hệ tiêu hoá.

Sở dĩ, tác dụng này là do theo đông y, rượu có tính nóng còn dừa lại có tính mát nên khi hai nguyên liệu này được hoà quyện lại với nhau có thể giúp điều hoà tính âm dương, đặc biệt là giảm bớt tác hại của rượu.

Tác dụng làm đẹp

Các thành phần hữu cơ trong rượu dừa có chứa rất nhiều phenol. Chúng giúp ích khá nhiều cho việc hạ mỡ máu, ngăn ngừa sự tạo thành của cholesterol có hại, tăng chức năng tim mạch, ngăn ngừa lão hoá.

Sự nguy hiểm của ngộ độc rượu dừa 1

Lợi ích của rượu dừa

Tác hại tiềm tàng của rượu dừa

Bên cạnh những lợi ích mà chúng tôi đã nêu trên thì rượu dừa cũng có những tác hại tiềm tàng cần chú ý. Cụ thể như sau:

  • Lạm dụng việc uống rượu dừa có thể dẫn đến tăng quá mức dịch vị. Kéo theo đó là chứng đầy bụng khó tiêu, trào ngược dạ dày,...
  • Rượu dừa có vị ngọt của cùi dừa cùng với lượng carbohydrates cao có thể dẫn đến tăng cân, béo phì.
  • Uống quá nhiều rượu dừa có thể dẫn đến tụt huyết áp và các chứng bệnh về tim mạch, rối loạn lipid trong máu

Cần chú ý, rượu dừa hay hầu hết tất cả các loại rượu đều có hại nếu như uống quá nhiều. Vì vậy, bạn chỉ nên uống một lượng vừa đủ để đảm bảo an toàn cho sức khỏe người dùng.

Sự nguy hiểm của ngộ độc rượu dừa 2 Ngộ độc rượu dừa có thể dẫn đến trào ngược dạ dày 

Nguyên nhân dẫn đến ngộ độc rượu dừa 

Ethyl alcohol (rượu cồn) là một hợp chất chính có trong đồ uống có cồn, ngoài ra cả ở các loại nước súc miệng, sản phẩm chiết xuất dùng trong nấu ăn, một số loại thuốc hoặc các sản phẩm gia đình khác. Trung bình, cơ thể con người chỉ có thể xử lý được khoảng 1 đơn vị rượu/giờ.

Ngộ độc rượu chính là một tình trạng rối loạn nghiêm trọng khi bạn uống lượng lớn rượu trong khoảng thời gian ngắn. Việc uống rượu quá nhiều với tần suất dày đặc có thể ảnh hưởng đến nhịp tim, hơi thở, phản xạ hầu họng, nhiệt độ cơ thể và nghiêm trọng nhất là dẫn tới tình trạng ngừng thở, hôn mê và tử vong. Việc này có thể xảy ra do: 

  • Uống quá nhiều rượu trong các dịp lễ tết.
  • Người nghiện rượu lâu năm.
  • Uống phải rượu giả, không rõ nguồn gốc xuất xứ, chứa những chất độc trong quá trình sản xuất.

Người lớn hoặc trẻ nhỏ vô tình hay cố ý sử dụng các loại đồ uống trong gia đình có chứa cồn. 

Sự nguy hiểm của ngộ độc rượu dừa 3

Nguyên nhân dẫn đến ngộ độc rượu dừa

Lưu ý khi uống rượu dừa 

Rượu dừa là một thức uống có khá nhiều lợi ích, tuy nhiên để đảm bảo không gây hại đến sức khỏe bạn nên sử dụng từ 1 – 2 chén rượu dừa một ngày. 

Đối với những trường hợp sau đây, không nên sử dụng rượu dừa: 

  • Những người mới hoạt động thể dục thể thao hao tốn nhiều sức lực không nên lập tức sử dụng rượu dừa. 
  • Những người có bệnh về huyết áp, cụ thể là huyết áp thấp ,cảm lạnh, thấp khớp hoặc là bệnh trĩ không nên uống rượu dừa bởi những tác hại xấu đối với sức khỏe mà chúng có thể mang lại.
  • Đặc biệt đối với phụ nữ đang mang thai và cho con bú cũng không nên uống rượu dừa. Chúng có thể gây ra ảnh hưởng không tốt cho cả mẹ lẫn con.

Những người bị béo phì nên tuyệt đối tránh xa loại thức uống này để tránh gây tăng cân.

Sự nguy hiểm của ngộ độc rượu dừa 4

Phụ nữ có thai không nên uống rượu dừa 

Cách làm rượu dừa an toàn 

Tự chế biến rượu dừa có thể đảm bảo độ an toàn và tránh ngộ độc rượu dừa rất tốt. Vậy hãy cùng theo dõi cách làm đơn giản của chúng tôi sau đây nhé!

Đục lỗ dừa

Sau khi mua dừa mua về, bạn gọt bỏ phần xơ dừa bên ngoài cho sạch sẽ và đẹp mắt. Sau đó, đục một lỗ tròn nhỏ trên đầu của trí dừa, nên đục đúng vào phần mắt dừa, bởi đây là chỗ vỏ yếu nhất nên rất dễ đục. Sau đó, bạn đổ hết phần nước trong trái dừa ra ngoài.

Cho rượu vào dừa

Kế đến, bạn cho phần rượu nếp đã chuẩn bị đổ vào trong trái dừa. Đổ sao cho gần đầy rồi dùng nút bấc hoặc là nút dừa đóng kín lại.

Để tránh rượu bị rò rỉ ra ngoài khiến vỏ dừa bị ướt và mốc bạn có thể dùng keo để nhỏ vào quanh nút. Tuy nhiên không được để keo dính hay rớt vào bên trong gây độc.

Cách lựa chọn rượu để ngâm: Nên lựa chọn rượu nếp nguyên chất, với nồng độ từ 40 - 45 độ, tại những cơ sở có uy tín. Rượu có mùi thơm, không hắc. Sau một thời gian ngâm rượu sẽ còn khoảng 27 - 30 độ là có thể uống được.

Ủ rượu dừa

Sử dụng một tấm màng nilon hoặc là túi nilon để phủ bên ngoài. Sau đó để trái dừa ở nơi thoáng mát, tránh nước và ủ trong khoảng 30 ngày là rượu dừa đã có thể uống được.

Sau khi rượu đã ủ xong, bạn có thể dùng khoan hoặc máy tiện để đục một lỗ nhỏ. Sau đó cắm vòi vào để dễ dàng rót rượu ra.

Sự nguy hiểm của ngộ độc rượu dừa 5

Cách làm rượu dừa an toàn 

Trên đây chính là vài nét về tình trạng ngộ độc rượu dừa, cũng như những lưu ý để có thể sử dụng rượu dừa một cách an toàn. Nên nhớ rằng bất cứ loại rượu nào cũng mang đến tác hại cho cơ thể nếu như không được sử dụng đúng cách. Vì vậy hãy kiểm soát lượng rượu bạn uống để luôn luôn khỏe mạnh nhé! 

Thảo My 

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm