Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Sucralose, hay còn được gọi là Splenda, là chất làm ngọt thay thế đường không chứa calo và có vị ngọt đậm, gần gấp 600 lần so với đường. Hãy cùng tìm hiểu thêm về Sucralose trong bài viết này nhé.
Vào năm 1999, FDA (Food and Drug Administration - Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ) lần đầu tiên phê duyệt sucralose để sử dụng làm chất làm ngọt đa năng và nó đã trở nên phổ biến kể từ đó. Tuy nhiên, đã có nhiều tranh cãi về chất tạo ngọt không calo này. Trên thực tế, nghiên cứu gần đây cho thấy nguy cơ tiềm ẩn gia tăng liên quan đến việc tiêu thụ sucralose. Với những điều đó, nhiều người đang tự hỏi liệu rằng chất làm ngọt này có đáng để sử dụng hay không.
Nếu bạn đã từng xem kỹ danh sách thành phần trên thực phẩm mình tiêu thụ, thì có thể bạn đã trông thấy thành phần sucralose. Sucralose là chất làm ngọt nhân tạo hòa tan trong nước, không mùi, màu trắng, thường được sử dụng trong thực phẩm và đồ uống ‘không đường’ và ‘không calo’. Theo FDA, nó ngọt gấp 600 lần so với đường ăn và đặc biệt có tính ổn định, vì vậy thực phẩm làm bằng sucralose vẫn ngọt trong nhiều điều kiện và nhiệt độ khác nhau.
Thực phẩm không đường như món tráng miệng đông lạnh, trái cây đóng hộp, gia vị, nước xốt salad, kẹo dẻo, đồ nướng và đồ uống thường chứa sucralose. Việc sử dụng nó thay thế cho đường ăn khiến nó trở nên phổ biến đối với những người ăn kiêng, đặc biệt nếu họ đang tìm kiếm chất làm ngọt không calo.
Sucralose không phải là đường, nhưng nó bắt nguồn từ đường. Quy trình sản xuất sucralose đã được cấp bằng sáng chế bao gồm nhiều bước. Để tạo ra chất làm ngọt bán tổng hợp này, ba nhóm hydroxyl trong phân tử đường được thay thế có chọn lọc cho ba nguyên tử clo. Sự thay đổi phân tử này dẫn đến chất làm ngọt dạng bột siêu ngọt, không chứa calo mà chúng ta gọi là sucralose.
Cơ thể con người không nhận ra cấu trúc sucralose như đường thông thường, vì vậy nó không được lưu trữ hoặc chuyển hóa. Thay vào đó, sucralose được bài tiết qua phân, không thay đổi, và một lượng nhỏ được hấp thu và đào thải nhanh qua nước tiểu. Các nghiên cứu chỉ ra rằng các bà mẹ cho con bú có thể truyền sucralose qua sữa mẹ. Thực tế này đưa ra lý do để tin rằng sucralose tồn tại trong mô mỡ của cơ thể rất lâu sau khi bài tiết.
Đường là một thành phần mà hầu hết mọi người tránh khi ăn kiêng, vì vậy các chất thay thế đường có hàm lượng calo thấp tự nhiên nghe giống như một sự thay thế hoàn hảo, đúng không? Nhưng sucralose, giống như các chất làm ngọt nhân tạo khác, đang gây nhiều tranh cãi. FDA đã báo cáo xem xét hơn 110 nghiên cứu an toàn về sucralose. Những nghiên cứu này tập trung vào độc tính, bao gồm các tác dụng phụ đối với hệ thống thần kinh và sinh sản. Bởi vì không có tác dụng phụ nào trong số này được tìm thấy trong sucralose, FDA đã phê duyệt nó để tiêu thụ như một chất làm ngọt đa năng. Tuy nhiên, bạn vẫn nên dừng hẳn việc tiêu thụ sucralose, đặc biệt là khi bạn xem xét tác động của các nghiên cứu gần đây hơn.
Kết quả của một nghiên cứu năm 2015 cho thấy việc tăng tiêu thụ sucralose có thể dẫn đến rối loạn chuyển hóa. Lần gần đây nhất, một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Độc chất học và Sức khỏe Môi trường cho thấy sucralose chứa một chất hóa học có thể phá vỡ DNA của các tế bào tiếp xúc với chất làm ngọt này, khiến nó được gọi là ‘chất độc gen’. Cơ quan An toàn Thực phẩm Châu Âu đã đặt ra giới hạn đề xuất cho việc tiêu thụ các chất gây độc gen hàng ngày, ở mức 0,15 microgam. Tuy nhiên, chỉ một loại đồ uống có đường sucralose cỡ thông thường được báo cáo là vượt quá ngưỡng này. Sau khi phân tích sâu hơn, các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng sucralose có thể tác động tiêu cực đến sức khỏe đường ruột của bạn. Nguyên nhân là gì? Các hóa chất trong chất làm ngọt này có thể làm hỏng niêm mạc ruột của bạn, khiến nó dễ thấm và ‘rò rỉ’ hơn.
Như bạn có thể thấy, giữa những kết quả nghiên cứu này và thực tế song FDA vẫn coi sucralose là thành phần ‘an toàn’, vẫn còn nhiều tranh cãi về việc liệu mọi người có nên chọn đưa chất làm ngọt không calo này vào chế độ ăn uống của mình hay không. Dựa trên những phát hiện này, một số chuyên gia dinh dưỡng khuyên bạn nên tránh xa nó hoàn toàn nếu có thể.
Chất làm ngọt không calo rất phổ biến đối với những người ăn kiêng, nhưng câu trả lời liệu những chất làm ngọt này có thực sự giúp giảm cân hay không thì vẫn chưa được giải đáp. Một số nghiên cứu không tìm thấy mối liên hệ nào giữa chất làm ngọt có hàm lượng calo thấp và tăng cân, trong khi những nghiên cứu khác đã chứng minh sự gia tăng đáng chú ý trong hoạt động của não hỗ trợ các yếu tố kích hoạt thần kinh chịu trách nhiệm cho cảm giác thèm ăn. Theo một nghiên cứu đánh giá mối tương quan giữa mức tiêu thụ chất tạo ngọt không calo và cảm giác thèm ăn, kết luận rằng cảm giác thèm ăn và đói ở những người tham gia uống đồ uống chứa sucralose tăng đáng kể so với những người uống đồ uống chứa đường tự nhiên.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng đã đưa ra một lời khuyên mới liên quan đến việc tiêu thụ sucralose liên quan đến tăng cân. Các hướng dẫn mới của WHO cho thấy những chất làm ngọt không calo này có thể sẽ không tạo điều kiện giảm cân theo bất kỳ cách có ý nghĩa nào. Hơn nữa, chúng có thể làm tăng nguy cơ gây ra các tình trạng sức khỏe mãn tính như bệnh tiểu đường loại 2 và bệnh tim mạch.
Người ta nói rằng đường có thể gây nghiện và điều này cũng có thể xảy ra với chất làm ngọt nhân tạo. Chất thay thế đường có thể liên quan đến sự thay đổi của vi khuẩn đường ruột dẫn đến việc tích trữ chất béo. Một đánh giá chỉ ra rằng chất làm ngọt nhân tạo không kích hoạt vòng cung thưởng thức (reward pathway) như chất làm ngọt tự nhiên. Mặt khác, chất làm ngọt nhân tạo như sucralose có thể thúc đẩy sự phụ thuộc vào đường và cảm giác thèm ăn chỉ vì chúng có vị ngọt.
Khi bạn ăn đường tự nhiên, cơ thể sẽ tiết ra insulin để ổn định lượng đường trong máu. Ngoài ra, người ta cho rằng chất thay thế đường không làm tăng lượng insulin hoặc lượng đường trong máu ở những người khỏe mạnh. Nhưng có một nghiên cứu tìm thấy được một sự thật khác, rằng lượng đường trong máu và insulin ở những người béo phì đã tăng lên khi họ tiêu thụ sucralose. Còn các nghiên cứu mới đây, sucralose làm tăng phản ứng của insulin với đường khi uống trước glucose 10 phút. Phản ứng insulin của cơ thể với chất ngọt là điều cần nghiên cứu thêm. Nhìn chung, cần có nhiều nghiên cứu hơn để biết tác dụng của sucralose đối với lượng đường trong máu.
Sucralose có sẵn trong các thực phẩm đóng gói sẵn. Vì chất làm ngọt nhân tạo này rất ổn định nên nó được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm và đồ uống. Những sản phẩm này bao gồm: Soda dành cho người ăn kiêng, kẹo cao su, gelatin không đường, mứt trái cây và mứt không đường, nước sốt thịt nướng, các loại gia vị được dán nhãn ‘không đường’ hoặc ‘ít calo’ thường chứa sucralose…
Sucralose là một chất làm ngọt gây nhiều tranh cãi vì có khả năng ảnh hưởng đến phản ứng insulin và đường huyết, quá trình trao đổi chất và cảm giác thèm ăn. Khoa học đã làm dấy lên mối lo ngại về nó, các nghiên cứu và hướng dẫn mới từ các tổ chức y tế khác nhau cho thấy có nhiều tác động tiềm tàng mà chất tạo ngọt này có thể gây ra đối với sức khỏe của bạn. Điều cần thiết là bạn phải biết được lượng đường mình tiêu thụ từ tất cả các nguồn thực phẩm, đọc tên thành phần trên nhãn dán và xem xét các chất thay thế cho sucralose và các chất làm ngọt biến đổi hóa học khác khi cố gắng thỏa mãn sở thích hảo ngọt của mình.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.