Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ/
  4. Kiến thức y khoa

Suy tĩnh mạch mạn ngoại biên: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Ngày 09/12/2023
Kích thước chữ

Suy tĩnh mạch mạn ngoại biên là bệnh lý có liên quan đến các tĩnh mạch ở chi dưới, có thể là do huyết khối, giãn tĩnh mạch hoặc tăng áp lực tĩnh mạch… Bệnh lý này thường phổ biến ở nữ giới hơn so với nam giới và gây mất thẩm mỹ cũng như ảnh hưởng đến sức khỏe của người mắc phải.

Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh suy tĩnh mạch mạn ngoại biên là gì? Phương pháp chẩn đoán và điều trị suy giãn tĩnh mạch ngoại biên như thế nào? Trong bài viết này, Nhà thuốc Long Châu sẽ chia sẻ với bạn đọc những thông tin hữu ích để giải đáp các vấn đề trên nhé!

Suy tĩnh mạch mạn ngoại biên là bệnh gì?

Suy tĩnh mạch mạn ngoại biên là tình trạng dòng chảy của máu từ các tĩnh mạch chân quay trở về tim gặp vấn đề và còn được gọi là tắc tĩnh mạch mạn tính.

Tĩnh mạch có van ở điểm giao nhau để giúp cho máu chỉ di chuyển theo một chiều cố định - hướng về tim. Trong suy tĩnh mạch mạn ngoại biên, các van tĩnh mạch ở vùng chân hoạt động một cách không bình thường khiến cho máu bị đọng lại ở chân. Tình trạng này có thể dẫn đến nhiều bệnh lý về tĩnh mạch, trong đó có bệnh giãn tĩnh mạch chân.

Triệu chứng của bệnh suy tĩnh mạch mạn ngoại biên

Những triệu chứng thường gặp của suy giãn tĩnh mạch mạn ngoại biên, bao gồm:

  • Sưng nề ở chân hoặc mắt cá chân;
  • Đau tăng lên khi đứng và giảm đau khi kê cao chân;
  • Chuột rút;
  • Đau mỏi hoặc có cảm giác nặng ở chân;
  • Khô chân;
  • Yếu chân;
  • Vùng da ở chân hay mắt cá chân dày lên;
  • Đau chân thay đổi màu sắc, nhất là vùng da quanh mắt cá chân;
  • Loét chân;
  • Giãn tĩnh mạch;
  • Co cứng vùng bắp chân.
Suy tĩnh mạch mạn ngoại biên: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị 1
Đau nhức ở chân là một triệu chứng của bệnh suy tĩnh mạch mạn ngoại biên

Nguyên nhân gây bệnh suy tĩnh mạch mạn ngoại biên

Suy tĩnh mạch mạn ngoại biên có thể là do huyết áp cao trong tĩnh mạch hoặc huyết khối tĩnh mạch sâu gây ra.

Ngoài ra, có một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải bệnh suy giãn tĩnh mạch ngoại biên như:

  • Cục máu đông;
  • Giãn tĩnh mạch;
  • Thừa cân, béo phì;
  • Mang thai;
  • Hút thuốc lá;
  • Bệnh ung thư;
  • Yếu cơ, chấn thương hoặc thương tổn ở chân;
  • Sưng nề bề mặt tĩnh mạch (hoại tử);
  • Di truyền: Thành viên trong gia đình có suy tĩnh mạch mạn ngoại biên;
  • Lối sống tĩnh tại: Đứng hoặc ngồi ở một tư thế trong thời gian dài mà không di chuyển.
Suy tĩnh mạch mạn ngoại biên: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị 2
Cao huyết áp là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh suy tĩnh mạch mạn ngoại biên

Chẩn đoán và điều trị suy tĩnh mạch mạn ngoại biên

Dưới đây là phương pháp chẩn đoán và điều trị bệnh suy tĩnh mạch mạn ngoại biên, cụ thể như sau:

Chẩn đoán

Trước tiên, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra sức khỏe tổng quát và hỏi về tiền sử y khoa nếu có nghi ngờ mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch mạn ngoại biên. Sau đó bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh thực hiện một số xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh để xác định nguyên nhân của bệnh, bao gồm:

Chụp tĩnh mạch đồ

Khi tiến hành chụp tĩnh mạch đồ, người bệnh sẽ được tiêm thuốc cản quang theo đường tĩnh mạch. Thuốc nhuộm cản quang sẽ làm cho tĩnh mạch được hiện rõ trên phim chụp X-quang và giúp bác sĩ quan sát chúng dễ dàng hơn để phát hiện ra những bất thường nếu người bệnh bị suy tĩnh mạch mạn ngoại biên.

Siêu âm hai chiều

Siêu âm hai chiều được áp dụng nhằm khảo sát tốc độ cũng như hướng chảy của dòng máu trong tĩnh mạch. Kỹ thuật viên sẽ bôi một lớp gel chuyên dụng trên da, sau đó ấn đầu siêu âm cầm tay nhỏ (đầu dò) lên vùng da đã thấm gel. Đầu siêu âm dùng các dòng sóng âm thanh để tạo thành các hình ảnh về dòng máu và trả kết quả về máy tính.

Suy tĩnh mạch mạn ngoại biên: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị 3
Siêu âm hai chiều là một xét nghiệm chẩn đoán bệnh suy tĩnh mạch mạn ngoại biên

Điều trị

Lựa chọn phương pháp điều trị bệnh suy tĩnh mạch mạn ngoại biên cần tùy thuộc vào nhiều yếu tố như nguyên nhân gây bệnh, tiền sử bệnh và tình trạng sức khỏe của người bệnh. Bác sĩ sẽ xem xét thêm một số yếu tố khác như:

  • Triệu chứng đặc hiệu;
  • Tuổi tác của người bệnh;
  • Mức độ nghiêm trọng của bệnh;
  • Mức độ chịu đựng liệu trình điều trị hoặc thuốc như thế nào.

Sử dụng vớ nén để băng ép chân theo hướng dẫn của bác sĩ là một phương pháp điều trị suy giãn tĩnh mạch ngoại biên phổ biến nhất. Những loại vớ nén đặc hiệu sẽ tạo ra một lực ép ở mắt cá chân và bắp chân để giúp cải thiện lưu lượng máu và cải thiện tình trạng sưng phù. Bác sĩ sẽ lựa chọn loại vớ nén phù hợp nhất cho tình trạng hiện tại của người bệnh.

Bên cạnh đó, điều trị suy tĩnh mạch mạn ngoại biên có thể áp dụng một số phương pháp khác như:

Cải thiện lưu lượng máu

Bác sĩ sẽ hướng dẫn người bệnh áp dụng một số biện pháp giúp cải thiện lưu lượng máu, chẳng hạn:

  • Giữ chân cao hơn tim bất cứ khi nào;
  • Mang vớ nén y khoa để tạo áp lực cho vùng bắp chân;
  • Bắt chéo chân khi ngồi;
  • Tập thể dục - thể thao đều đặn.

Sử dụng thuốc

Người mắc bệnh suy tĩnh mạch mạn ngoại biên có dùng một số loại thuốc theo chỉ định của bác sĩ như:

  • Thuốc lợi tiểu;
  • Thuốc chống đông máu;
  • Pentoxifylline - một loại thuốc có tác dụng cải thiện lưu lượng máu.

Phẫu thuật

Trong nhiều trường hợp suy tĩnh mạch mạn ngoại biên nghiêm trọng, bác sĩ sẽ đề nghị người bệnh tiến hành phẫu thuật để cải thiện bệnh:

  • Phẫu thuật sửa chữa van tĩnh mạch hoặc tĩnh mạch: Loại bỏ những tĩnh mạch bị hư hỏng.
  • Phẫu thuật nội soi có xâm lấn tối thiểu.
  • Thay thế tĩnh mạch: Cấy ghép một tĩnh mạch khỏe mạnh ở vị trí trong cơ thể để thay thế tĩnh mạch hư hại. Thủ thuật này thường được chỉ định trong trường hợp vùng đùi bị ảnh hưởng nặng nề và đã thất bại với những phương pháp khác.
  • Phẫu thuật laser: Phương pháp này sử dụng tia laser có nguồn ánh sáng mạnh để làm giảm hoặc đóng các tĩnh mạch bị tổn thương. Thủ thuật này sẽ không bao gồm vết dao cắt phẫu thuật.

Thủ thuật bắc cầu

Đây là một thủ thuật điều trị ngoại trú có liên quan đến việc gây tê cục bộ tại một số vị trí nhất định. Sau đó, bác sĩ phẫu thuật sẽ rạch một số đường nhỏ và loại bỏ những tĩnh mạch nhỏ bị giãn.

Suy tĩnh mạch mạn ngoại biên: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị 4
Thủ thuật bắc cầu là một phương pháp điều trị bệnh suy tĩnh mạch mạn ngoại biên

Liệu pháp xơ hóa

Liệu pháp xơ hóa tĩnh mạch thường được áp dụng trong trường hợp suy tĩnh mạch ngoại biên đang tiến triển.

Một chất hóa học đặc hiệu sẽ được tiêm trực tiếp vào tĩnh mạch bị tổn thương để làm mất đi khả năng vận chuyển máu của nó. Lúc này, máu sẽ quay trở về tim qua các tĩnh mạch khỏe mạnh khác và tĩnh mạch bị tổn thương sẽ được hấp thụ bởi cơ thể. Phương pháp này được chỉ định phá hủy các tĩnh mạch có kích thước từ nhỏ đến trung bình.

Đặt ống catheter

Trong những trường hợp suy tĩnh mạch nghiêm trọng, bác sĩ có thể áp dụng phương pháp đặt ống catheter cho các tĩnh mạch lớn. Bác sĩ sẽ chèn một ống thông mỏng đã được làm nóng vào tĩnh mạch. Nhiệt độ cao sẽ làm cho tĩnh mạch đóng gắn lại với nhau khi ống catheter được lấy ra.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Bên cạnh các phương pháp điều trị trên, người bệnh cũng nên thay đổi những thói quen xấu để giảm bớt nguy cơ mắc phải bệnh suy tĩnh mạch mạn ngoại biên bằng cách:

  • Không đứng hoặc ngồi một tư thế trong thời gian dài;
  • Không hút thuốc hút lá;
  • Tập luyện thể dục đều đặn;
  • Duy trì cân nặng phù hợp.

Suy tĩnh mạch mạn ngoại biên là một bệnh lý mạn tính và hầu như không điều trị dứt điểm hết được. Do đó, việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa bệnh là điều rất quan trọng và cần thiết. Bạn có thể duy trì tập thể dục đều đặn, hạn chế tình trạng đứng hoặc ngồi ở một tư thế trong thời gian dài…

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Chủ đề:Cơ thể người