Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Dinh dưỡng

Tác dụng của sung muối đối với sức khỏe

Ngày 30/03/2023
Kích thước chữ

Sung muối là một món ăn kèm tương tự dưa món vô cùng được ưa thích trong những bữa cơm Việt. Quả sung từ lâu đã được nhiều người chứng minh là có nhiều lợi ích cho cơ thể. Vậy tác dụng của sung muối là gì?

Là một món ăn dân dã vô cùng quen thuộc trong bữa cơm của người dân Việt, món sung muối với chút giòn sựt, chua cay, mặn ngọt hòa quyện được xem như “cứu tinh” khi ăn kèm với những món dễ gây ngán. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết được tác dụng của quả sung đối với sức khỏe. 

Tác dụng của sung muối khiến ai cũng bất ngờ

Cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa

Từ lâu, sung đã được coi là phương pháp chữa các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa. Sung cung cấp nhiều chất xơ và đóng vai trò như một loại prebiotic - nguồn thức ăn cho các vi khuẩn có lợi trong đường ruột. 

Cân bằng lượng đường trong máu

Nghiên cứu khoa học cho thấy sung có khả năng làm giảm nhu cầu insulin của cơ thể và nước uống từ sung có chứa chỉ số đường huyết thấp hơn so với các loại nước khác. Nhờ đó có tác dụng tích cực đến lưu lượng đường trong máu.

Cải thiện làn da

Quả sung có tác dụng với các bệnh viêm da do dị ứng hoặc da khô. Các thành phần dinh dưỡng từ quả sung cũng có khả năng chống oxy hóa hiệu quả, hạn chế phân hủy collagen cũng như sự xuất hiện của các nếp nhăn trên khuôn mặt.

Tốt cho máu, tim mạch

Sung giúp ổn định huyết áp và hàm lượng mỡ trong máu. Cụ thể, nghiên cứu cho thấy người thường xuyên ăn sung có khả năng hạn chế tình trạng cao huyết áp. Sung cũng giúp bổ sung cholesterol có lợi và chất béo trung tính cho cơ thể, giúp cải thiện tình trạng sức khỏe của tim mạch. 

cách làm sung muối  1
Ăn sung muối tốt cho sức khỏe tim mạch

Dù đem lại nhiều lợi ích sức khỏe như đã kể trên, các chuyên gia khuyến cáo không nên sử dụng quá nhiều sung muối trong khẩu phần ăn hàng ngày, chỉ nên ăn tối đa khoảng 150g trong một ngày. Bên cạnh đó, một số người đang mắc bệnh về gan, thận hay đang trong quá trình bổ sung canxi cũng được khuyến cáo nên hạn chế ăn món ăn này.

Cách làm sung muối chua ngọt

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • 0,5kg sung nếp tươi;
  • 1 muỗng canh giấm trắng;
  • 1 muỗng canh đường cát trắng;
  • 2 trái ớt sừng (tùy vào khả năng ăn cay);
  • 2 củ tỏi;
  • Muối.

Cách làm sung muối giòn ngon:

Bước 1: Sơ chế sung

  • Sau khi mua về, rửa sơ để loại bỏ bụi bẩn phía ngoài và ngâm sung trong nước muối loãng cùng chút giấm trắng trong khoảng 15 - 20 phút. Tiếp đó, dùng dao cắt sung thành những lát mỏng vừa ăn.
  • Tiếp tục ngâm phần sung đã cắt mỏng trong nước muối pha loãng, có thêm chút nước cốt chanh trong khoảng 3 - 4 tiếng cho sung ra bớt nhựa, chát. Sau khi ngâm xong, vớt ra rửa lại nhiều lần với nước sạch rồi để ráo.

Bước 2: Sơ chế nguyên liệu khác

  • Tỏi: Lột sạch vỏ. 1 củ băm nhỏ. 1 củ cắt lát mỏng.
  • Ớt sừng: Rửa sạch, loại bỏ phần hạt và cắt thành lát mỏng.
cách làm sung muối  3
Cách làm sung muối chua ngọt

Bước 3: Muối sung 

  • Chuẩn bị một chiếc nồi, bắc lên bếp rồi cho vào 2 muỗng canh nước lọc, 1/2 muỗng canh nước mắm, 1/2 muỗng canh giấm trắng, 1 muỗng canh đường. Đun sôi hỗn hợp trên đến khi tất cả nguyên liệu hòa tan. Thử lại và nêm nếm cho vừa khẩu vị gia đình bạn. Tắt bếp và để cho nguội hoàn toàn hỗn hợp. 
  • Tiếp đó, cho phần sung đã sơ chế xong vào, thêm tỏi băm, tỏi cắt lát, ớt lát vào và trộn đều. Cuối cùng, cho toàn bộ hỗn hợp vào hũ thủy tinh để ủ. Bạn có thể dùng một chiếc chén để giữ sung không nổi lên mà chìm trong nước ngâm, để thấm đều gia vị. Ngâm đến khi sung chuyển sang màu vàng nhạt là có thể sử dụng được.

Một số mẹo giúp bảo quản sung muối lâu

Hũ thủy tinh phải được tráng qua nước sôi, rửa sạch và để ráo hoàn toàn trước khi cho sung vào muối để sung có thể sử dụng được lâu hơn. 

Dùng một chiếc bát nhỏ đè lên trên bề mặt sung muối sẽ giúp sung được ngâm trong hỗn hợp giấm đường, giúp sung ngấm đều gia vị và không bị thâm, màu sắc kém hấp dẫn.

Khi sung đã ngâm đến độ vừa ăn, bạn có thể bảo quản hũ muối sung trong tủ lạnh để hạn chế sung bị chua quá nhanh (nhờ vào nhiệt độ và hoạt động của các loại vi sinh vật).

Những đối tượng không nên ăn sung muối

Sung muối cũng giống như những loại thực phẩm khác, nếu ăn đúng cách và điều độ thì sẽ mang lại nhiều tác dụng tốt cho cơ thể. Tuy nhiên, trường hợp ăn quá nhiều sung muối sẽ gây ra những tác dụng phụ không tốt cho sức khỏe. Đặc biệt đối tượng sau là những người không nên ăn sung mối:

  • Đầy bụng, khó tiêu: Ăn quá nhiều sung muối có thể gây nên hiện tượng đầy bụng, đau bụng. Do đó, nếu bạn đang bị khó tiêu thì không nên ăn sung muối.
  • Người có vấn đề về gan: Hạt của quả sung có thể gây hại gan và đường ruột, gây khó tiêu, ảnh hưởng đến sức khỏe.
  • Người đang bổ sung canxi: Sung muối còn có thể gây cản trở quá trình hấp thụ canxi của cơ thể, dẫn đến nguy cơ loãng xương, xuất huyết võng mạc, trực tràng, thiếu máu.
  • Bệnh thận: Ăn quá nhiều sung muối có thể gây hại đến những người bị bệnh thận, gây bệnh sỏi thận.

Trên đây là một số tác dụng của sung muối đối với sức khỏe. Đây là món ăn kèm quen thuộc trên mâm cơm của người Việt. Sung muối ăn rất ngon miệng và quả sung vốn có nhiều lợi ích tiềm năng, bao gồm thúc đẩy sức khỏe hệ tiêu hóa và tim mạch, cùng với khả năng giúp kiểm soát lượng đường trong máu.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin