Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Đối với người khỏe mạnh, một ly rượu, bia sẽ chẳng gây hại gì cả. Nhưng nếu người có vấn đề về sức khỏe nói chung và bệnh tiểu đường nói riêng thì lại có thể ảnh hưởng nghiêm trọng, làm tăng đường huyết và gây ra các biến chứng.
Để hiểu rõ hơn về tác hại của rượu bia đối với bệnh nhân mắc chứng tiểu đường, cùng tìm hiểu bài viết dưới đây.
Người bình thường khi sử dụng rượu cũng đã cần lưu ý không uống quá nhiều. Vậy người mắc bệnh tiểu đường càng phải cẩn thận hơn khi uống rượu. Rượu bia gây ảnh hưởng đến đường huyết và việc điều trị tiểu đường.
Với một lượng rượu bia vừa phải có thể làm cho lượng đường trong máu tăng lên. Ngược lại, nếu lượng rượu bia dư thừa lại có thể gây hạ đường huyết. Việc giảm lượng đường trong máu có thể xuống mức nguy hiểm, đặc biệt đối với những người mắc bệnh tiểu đường type 1.
Do gan phải làm việc để loại bỏ rượu ra khỏi máu thay vì kiểm soát lượng đường trong máu. Tác động của rượu khiến cơ thể không nhận thức được tình trạng lượng đường trong máu thấp. Khi lạm dụng rượu bia dẫn tới những triệu chứng làm lu mờ các dấu hiệu của tụt đường huyết như buồn ngủ, nhìn mờ, đau đầu lú lẫn, hoa mắt, chóng mặt, bất tỉnh.
Chức năng chính của gan là dự trữ glycogen, đây là dạng glucose được lưu trữ, do đó bạn sẽ có một nguồn glucose ngay cả khi bạn không ăn. Rượu làm cản trở khả năng làm việc của gan. Khi đưa rượu vào cơ thể, gan phải làm việc để loại bỏ rượu ra khỏi máu thay vì làm việc để điều chỉnh lượng đường trong máu.
Trong bia và rượu vang ngọt chứa carbohydrate, chất này làm tăng lượng đường trong máu. Khi uống rượu kích thích sự thèm ăn. Chính vì lý do này khiến chúng ta ăn quá nhiều và làm ảnh hưởng đến việc kiểm soát lượng đường trong máu. Lạm dụng rượu hoặc say rượu làm bạn mất khả năng phán đoán hoặc ý chí của bạn. Điều này làm bạn sa đà vào việc ăn uống không khoa học thậm chí quên cả việc uống thuốc.
Uống quá nhiều rượu làm giảm hiệu quả của insulin, có thể gây ra tương tác với một số thuốc điều trị tiểu đường. Rượu có thể làm cho mức đường huyết tăng hoặc giảm, tùy thuộc vào số lượng bạn uống. Một số loại thuốc điều trị tiểu đường như sulfonylureas hay meglitinides làm giảm mức đường huyết bằng cách kích thích tuyến tụy tạo ra nhiều insulin hơn. Khi bạn sử dụng rượu kết hợp các tác dụng hạ đường huyết của thuốc dẫn đến hạ đường huyết nghiêm trọng hoặc sốc insulin gây nguy hiểm cho tính mạng. Rượu còn làm tăng nồng độ triglyceride trong máu, tăng huyết áp. Nếu nghiện rượu hoặc uống quá nhiều sẽ tăng nguy cơ mắc những biến chứng do tiểu đường như tăng huyết áp, tăng cân, tăng mỡ máu.
Đã có nhiều bằng chứng chỉ ra rằng lạm dụng rượu bia ảnh hưởng tới sức khỏe nói chung và với bệnh tiểu đường nói riêng. Như vậy không có nghĩa là bạn hoàn toàn không được uống rượu khi đã được bác sĩ chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường. Nhưng để đảm bảo sức khỏe bạn nên uống đúng cách và đúng liều lượng.
Cách tốt nhất hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc uống rượu của bạn và lượng rượu phù hợp. Dựa theo bệnh cảnh và tình trạng sức khỏe của mỗi người bác sĩ sẽ cho bạn lời khuyên tốt nhất. Tuy nhiên không phải ai mắc bệnh tiểu đường cũng có thể dùng được. Một số trường hợp đặc biệt phải cai rượu, ngừng rượu hoàn toàn do phải sử dụng một số loại thuốc đặc biệt.
Một việc làm cần thiết khác là người mắc bệnh tiểu đường có kế hoạch sử dụng đồ uống có cồn cần kiểm tra lượng đường trong máu trước và sau khi uống. Nên kiểm tra lượng đường máu trước khi đi ngủ để đảm bảo chúng ổn định.
Một số khuyến nghị không uống quá hai ly rượu tiêu chuẩn mỗi ngày cho cả nam và nữ. Một ly tiêu chuẩn tương đương với 100ml rượu, 285ml bia thông thường, 30ml rượu mạnh, 60ml rượu vang, 375ml bia ít cồn. Có thể pha rượu mạnh với nước lọc, nước suối, soda cho dễ uống và để hạn chế lượng rượu được uống. Nếu có thể, nên thay rượu bằng bia hoặc các loại đồ uống không có cồn.
Những đồ uống hỗn hợp và cockail người bị bệnh tiểu đường nên tránh. Những đồ uống này thường chứa nhiều đường và calo, có thể tác động làm tăng lượng đường trong máu.
Thức ăn làm chậm tốc độ hấp thụ rượu vào máu vì vậy không bao giờ uống rượu khi đói. Vì triệu chứng hạ đường huyết thường xuất hiện bất ngờ nguy hiểm nếu người uống chưa ăn gì trước khi uống. Hãy ăn một chút gì đó trước khi uống, như vậy sẽ hạn chế được tình trạng hạ đường huyết. Khi uống rượu cũng nên uống từ từ không nên vì lý do này hay lý do khác mà uống quá nhiều một lần.
Và một điều bệnh nhân tiểu đường hết sức lưu ý là tránh uống rượu và thuốc điều trị đái tháo đường cùng lúc. Khi bạn sử dụng thuốc tiểu đường có uống rượu thì nên kiểm tra đường máu trước khi ngủ. Nếu kết quả dưới 7 mmol/l thì nên ăn thêm thức ăn. Nếu không thử được, nên ăn đồ ăn có tinh bột để tránh nguy cơ hạ đường máu vào lúc nửa đêm.
Đến đây có lẽ bạn đã rõ bệnh tiểu đường có uống rượu, bia được không và những ảnh hưởng đi kèm. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa bệnh tật, một phần uống tiêu chuẩn tương đương với 14g đồ uống có cồn nguyên chất. Rượu, bia thông thường có nồng độ cồn ở mức 2–20%. Tuy nhiên, các loại rượu mạnh có thể đạt mức 40–50% hoặc cao hơn nữa.
Thông thường vào những dịp đặc biệt chúng ta thường thưởng thức đồ uống có cồn. Vì vậy, có thể vì vui chúng ta thường quá chén. Gan cần khoảng 2 giờ để đào thải mỗi phần đồ uống. Nếu uống quá nhiều nhiều thì nguy cơ bị hạ đường huyết sẽ càng cao. Hạ đường huyết thường xảy đến đột ngột nguy hiểm nếu người uống chưa sẵn sàng.
Một lưu ý nhỏ là người bị tiểu đường cũng nên mang theo bánh kẹo ngọt để phòng trường hợp hạ đường huyết khẩn cấp. Cách tốt nhất là nên kiểm tra nồng độ đường huyết thường xuyên. Nếu vừa uống thuốc tiểu đường vừa uống rượu sẽ làm giảm hiệu quả của thuốc điều trị.
Tóm lại, bệnh nhân mắc chứng đái tháo đường cần phải đặc biệt cẩn trọng đối với những thức uống có cồn, vì rượu tác động đến bệnh tiểu đường.
Tuệ Nhi
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Vũ Kiều Ngân
Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.