Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Củ dền là loại rau được khá nhiều người biết đến vì mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Ăn củ dền còn được cho là có khả năng chống ung thư, cải thiện gan, trị viêm loét dạ dày, giảm huyết áp, chống đột quỵ… Vậy củ dền có tác hại không? Tác hại của củ dền là gì?
Củ dền đỏ đã khá nổi tiếng với những lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe. Củ dền đỏ ăn khá lành tính và hầu như ai cũng có thể ăn được. Lợi ích của củ dền thì nhiều người đã biết, tuy nhiên tác hại của củ dền như thế nào, không phải ai cũng biết. Nếu bạn cũng đang muốn tìm hiểu về vấn đề này, hãy cùng theo dõi thông tin trong bài viết dưới đây nhé!
Trong củ dền đỏ có hàm lượng dinh dưỡng khá cao và tốt cho sức khỏe. Trong củ dền có màu đỏ betacyanin (đỏ), betaxanthin (tím) được cấu thành từ hóa tính thực vật. Dưỡng chất không chỉ có trong củ dền và còn có nhiều ở lá của cây. Trong lá cây cũng chứa nhiều vitamin A, B1, B2, B6 và C. Nếu so với cải bó xôi thì hàm lượng sắt trong lá và củ dền còn cao hơn. Trong loại củ này có nhiều magie, canxi, photpho, đồng, choline, acid folic, i-ốt, natri hữu cơ, mangan,, chất xơ, kali và carbohydrate ở dạng đường tiêu hóa tự nhiên.
Củ dền đỏ có tác dụng thúc đẩy sức khỏe hệ tuần hoàn, tim mạch. Trong củ dền có nguồn nitrat khá phong phú giúp hoạt động như một thuốc giãn mạch, hỗ trợ việc cải thiện lưu lượng máu sẽ có khả năng hạ huyết áp. Một lợi thế khác củ củ dền đỏ là có khả năng hạ mức cholesterol, giúp cho tim mạch luôn được khỏe mạnh. Nước ép củ dền có khả năng hòa tan những chất kết tụ canxi vô cơ, những chất kết tụ này là nguyên nhân gây xơ cứng các động mạch. Nhờ vậy mà có thể giữ độ đàn hồi tốt cho thành mạch.
Một điều đáng nói là chất kháng viêm và chống oxy hóa trong củ dền cùng nhiều vitamin, khoáng chất có tác dụng phòng chống bệnh tật. Nguồn betalains tuyệt vời trong củ dền có đặc tính kháng viêm và chống oxy hóa mạnh mẽ giúp cho cơ thể luôn khỏe mạnh.
Theo nguyên lý vận hành thì cơ thể con người tự thanh lọc và loại bỏ độc tố trong cơ thể. Khi cơ thể được bổ trợ thêm chất choline trong nước ép củ dền là lợi thế để bài trừ độc tố ở gan một cách hiệu quả. Đồng thời còn giúp loại bỏ độc tố trong toàn bộ hệ thống do lạm dụng rượu.
Hàm lượng nitrat trong củ dền khá cao là một lợi thế để bảo vệ sức khỏe cho não bộ. Nitrat sẽ kìm hãm tốc độ suy giảm nhận thức, giúp chức năng não bộ tốt hơn.
Trong củ dền chứa nhiều chất xơ giúp cho việc tiêu hóa dễ dàng. Khi bạn ăn chất xơ sẽ có cảm giác nhanh no nên sẽ hỗ trợ giảm cân.
Hàm lượng vitamin và chất dinh dưỡng trong củ dền đỏ khá phong phú và điều này được chứng minh có khả năng chống nhiễm trùng và giúp tăng cường hệ miễn dịch. Những thành phần dưỡng chất có khả năng kích thích sự oxy hóa của các tế bào, nhờ vậy sản sinh ra những tế bào máu mới. Hợp chất nitrogen gọi là bataine giúp thúc đẩy sự sản sinh ra serotonin (chất tạo hưng phấn) tự nhiên cho cơ thể. Vì vậy sẽ giúp cho cơ thể thư giãn tinh thần, sảng khoái, dễ vui cười.
Trong củ dền có nhiều chất dinh dưỡng đồng thời cũng chứa hàm lượng oxalate cao. Chất oxalate cao là một yếu tố góp phần hình thành sỏi thận. Thành phần này Oxalate cũng có đặc tính như một chất kháng cản trở quá trình hấp thu chất dinh dưỡng. Hàm lượng oxalate ở rau dền thì nhiều hơn ở củ dền nhưng củ dền cũng được xếp là cao.
FODMAPs trong củ dền dưới dạng fructans là những chất bột đường chuỗi ngắn, đóng vai trò là thức ăn của các loại vi khuẩn đường ruột. Vì vậy FODMAPs có thể gây ra một số triệu chứng tiêu hóa ở người bị hội chứng ruột kích thích. Vì vậy nếu sử dụng không đúng cách có thể sẽ làm cho người bị khó chịu.
Khi ăn củ dền có một số người sẽ thấy nước tiểu đổi màu. Đây cũng không hẳn là tác hại của củ dền, nhưng nước tiểu có màu này có thể đáng báo động vì chúng trông giống như nước tiểu có đầy máu, có thể kèm theo nhiễm trùng đường tiểu. Ăn củ dền đi tiểu màu đỏ hồng khá phổ biến đến mức có cả thuật ngữ y khoa là beeturia (nước tiểu có màu hồng khi ăn nhiều củ dền đỏ).
Có giả thuyết cho rằng Bee`turia đôi khi được gây ra bởi một gen hoặc một tập hợp các gen lặn, có giả thuyết cho rằng như vậy. Điều này liên quan đến tình trạng thiếu hụt sắt trong cơ thể, beeturia có thể xuất hiện và biến mất phụ thuộc vào số lượng sắc tố trong củ dền. Nó phụ thuộc vào chế độ ăn củ dền cũng như lượng sắt cần thiết cho cơ thể.
Khi cơ thể thừa sắt hoặc người có bệnh Wilson thì không nên ăn củ dền. Nếu như ăn củ dền nữa thì có khả năng dẫn tới việc tích tụ sắt và đồng có thể gây nên bệnh thừa sắt. Kể cả đối với bệnh Wilson là một rối loạn làm cho cơ thể người không thải được lượng đồng quá nhiều.
Phân bị đen đôi khi không ảnh hưởng đến chuyển động của ruột, do sắc tố màu đỏ trong củ dền làm phân bị đen. Có thể bạn còn thấy vệt màu đỏ đáng ngờ khi bạn đi đại tiện.
Nếu như ăn quá nhiều củ dền có thể ảnh hưởng đến vấn đề tiêu hóa. Đặc biệt với những người có đường ruột nhạy cảm, người có hội chứng ruột kích thích củ dền sẽ gây trở ngại cho tiêu hóa.
Đối với phụ nữ mang thai thì việc ăn món gì cũng cần phải thận trọng. Đối với củ dền cũng vậy bởi vì thông tin về việc ăn củ dền đối với phụ nữ mang thai còn thiếu.
Tác hại của củ dền với huyết áp như thế nào? Củ dền có thể làm giảm huyết áp vì vậy người bị cao huyết áp có thể sử dụng còn người hạ huyết áp, nếu sử dụng có thể gây hạ huyết áp không mong muốn, xuống quá mức bình thường. Kể cả những người bị giãn tĩnh mạch cũng không ăn quá nhiều củ dền đỏ có thể làm cho tình trạng trầm trọng thêm.
Dù củ dền không là nguyên nhân gây sỏi, tuy nhiên với những người bị sỏi mật, bác sĩ khuyên không nên ăn nhiều thức ăn có thành phần oxalat như củ dền.
Bên cạnh những ưu điểm của củ dền như có nhiều vitamin và khoáng chất tốt cho cơ thể thì cũng có những tác hại nếu như không biết cách sử dụng. Khi lựa chọn củ dền để chế biến thức ăn bạn cũng nên chọn những củ dền không bị mềm, chọn những củ chắc và vỏ trơn láng.
Một mẹo khác chọn củ dền ngon là chọn củ có đáy tròn sẽ ngọt hơn đáy củ dền phẳng. Khi mua củ dền nên chọn còn cả lá vì lá cũng có nhiều chất dinh dưỡng. Khi nấu củ dền để giữ được nhiều dưỡng chất nên nấu lửa vừa. Nếu nấu củ dền lửa lớn sẽ mất chất dinh dưỡng.
Như vậy bạn đã hiểu rõ về ưu điểm cũng như tác hại của củ dền đỏ rồi nhé. Khi hiểu rõ về dinh dưỡng của củ dền chắc chắn bạn sẽ biết cách để mâm cơm nhà bạn vừa ngon vừa đầy đủ dinh dưỡng.
Tuệ Nhi
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy
Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.