Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Tác hại của việc đi xe đạp quá nhiều và sai cách

Ngày 18/06/2022
Kích thước chữ

Đạp xe rất tốt cho sức khỏe nhưng sẽ phản tác dụng nếu đi quá nhiều và sai cách. Đạp xe có tác hại gì? Cùng xem để tránh các tác hại của việc đi xe đạp nhé!

Đạp xe có thể giúp giảm cân, tăng chiều cao, phòng ngừa bệnh tật. Nhưng đạp xe quá nhiều và sai cách cũng có thể gây vô sinh, cong vẹo cột sống, chấn thương xương. Tác hại của việc đi xe đạp đã được các nhà khoa học nghiên cứu và khuyến cáo người tập phải chú ý. Thông tin dưới đây sẽ giúp bạn biết đạp xe có tác hại gì nếu không tập luyện đúng cách.

5 tác hại của việc đi xe đạp dễ gặp nhất

Bạn thường xuyên di chuyển bằng xe đạp hoặc muốn đạp xe giảm cân, tăng chiều cao nhưng lo ngại gây hại cho sức khỏe? Mặc dù đã có rất nhiều nghiên cứu cho thấy các lợi ích của việc đạp xe mỗi ngày. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách đạp xe đảm bảo hiệu quả và an toàn nhất. Một số sai lầm khi đạp xe sẽ khiến hoạt động thể chất này gây tác dụng ngược.

Rủi ro bị ngã và chấn thương

Tác hại của việc đạp xe ngoài trời là nguy cơ va chạm với các phương tiện giao thông khác dẫn tới chấn thương. Nguyên nhân do xe đạp nhỏ khiến những người lái xe lớn khó quan sát, nhất là khi đạp xe vào sáng sớm hoặc buổi tối.

Ngoài ra, việc đạp xe quá cao so với chiều dài của chân cũng gây khó khăn trong xử lý va chạm. Tư thế đạp xe thả một tay, cong vẹo người hoặc không cầm chắc ghi đông cũng khiến cho bạn dễ bị ngã khi gặp tình huống bất ngờ.

tác hại của việc đi xe đạp Đi xe đạp có thể gặp rủi ro bị ngã, chấn thương

Tiếp xúc với khói bụi, ô nhiễm

Tác hại của đi xe đạp ngoài trời dễ thấy nhất là tiếp xúc nhiều với ô nhiễm không khí. Thật tuyệt vời nếu bạn được đạp xe trên những con đường trong lành và thưa vắng người. Nhưng nếu đạp xe ở các thành phố lớn hoặc khu đô thị có chất lượng không khí suy giảm, môi trường ô nhiễm có thể ảnh hưởng đến phổi.

Mặt khác, khi đạp xe thì bạn sẽ hít thở nhiều và sâu hơn khiến các chất cặn bã, khí bẩn dễ đi vào phổi. Theo nghiên cứu của Hiệp hội Hô hấp châu Âu, lượng carbon trong những người đi xe đạp cao gấp 2 - 3 lần so với những người đi bộ.

Nguy cơ khiến nam giới vô sinh

Rất nhiều người lo ngại về tác hại của việc đi xe đạp gây vô sinh ở nam. Quá trình đạp xe khiến cơ đùi cọ xát liên tục với yên xe. Chân di chuyển đạp lên đạp xuống gây tác động lớn tới tinh hoàn, làm tăng nhiệt độ và rối loạn quá trình sản xuất tinh binh. Đạp xe sai tư thế còn khiến tắc nghẽn mạch máu đến dương vật.

Theo nghiên cứu của Đại học Y khoa Cordoba, đạp xe hơn 300km trong 1 tuần sẽ làm giảm 4% lượng tinh trùng và suy yếu chất lượng tinh binh. Mặc dù nguy cơ gây vô sinh của đi xe đạp không cao nhưng ít nhiều cũng ảnh hưởng đến “cậu bé”. Tuy nhiên, tác hại này chỉ xảy ra khi bạn đạp xe quá nhiều mà thôi.

Giảm ham muốn tình dục ở nữ giới

Trong các nguyên nhân phổ biến làm giảm ham muốn ở nữ, ít ai biết rằng đây cũng là một tác hại của đạp xe quá nhiều. Theo nghiên cứu của Đại học đại học Yale (Mỹ), xương chậu của nữ là bộ phận chịu nhiều áp lực nhất khi tiếp xúc với yên xe. Quá trình đạp xe lên xuống cọ xát liên tục vào “cô bé” khiến dây thần kinh cảm giác bị trơ lì, giảm ham muốn tình dục.

Việc bị cọ xát khi đạp xe liên tục ở cường độ cao cũng phần nào khiến “cô bé” tổn thương; dễ mắc các vấn đề về phụ khoa hơn bình thường. Những tác hại này đều xảy ra bên ngoài nên không ảnh hưởng đến cơ quan sinh sản bên trong. Vì vậy mà đạp xe ở nữ không có nguy cơ gây hiếm muộn, vô sinh như ở nam.

tác hại của việc đi xe đạp 2 Giảm ham muốn sinh lý là tác hại của việc đi xe đạp quá nhiều ở nữ

Đạp xe sai cách gây hại xương khớp

Đi xe đạp không phù hợp, ngồi đạp xe sai tư thế và đạp quá lâu là một trong những nguyên nhân gây đau lưng. Chẳng hạn như yên quá cao khiến bạn phải với chân và lệch người mỗi khi đạp. Hoặc tư thế ngồi vẹo sang một bên, lưng gù, yên xe quá thấp dẫn đến trùng chân… Việc ngồi trên yên xe quá lâu dẫn tới chèn ép xương chậu, về lâu dài sẽ khiến cột sống bị tổn thương.

Cách đề phòng tác hại của việc đi xe đạp

Đạp xe bao lâu và bao xa trong một ngày là phù hợp? Tư thế đạp xe đúng như thế nào? Bạn xem hướng dẫn này để không lo gặp tác hại khi đi xe đạp nhé!

Giữ chắc ghi đông và luôn quan sát

Trong quá trình đạp xe, bạn lưu ý quan sát để kịp thời phát hiện và né tránh va chạm. Sử dụng xe đạp có độ cao phù hợp, hai tay cầm chắc ghi công; không đạp xe quá nhanh, không thả hai tay. Dùng thêm mũ bảo hiểm để bảo vệ vùng đầu nếu chẳng may có va chạm. Đạp xe vào trời tối thì nên có thêm đèn xe. Nếu lo ngại bị ngã, bạn có thể dùng xe đạp tập thể dục trong nhà.

Đạp xe trong nhà tránh bị ô nhiễm

Để tránh hít thở phải không khi ô nhiễm, bạn chọn những đoạn đường ít phương tiện đi lại hơn. Có thể trang bị những vật dụng bảo hộ như: mũ, kính, khẩu trang giúp giảm bớt tiếp xúc với ô nhiễm. Nếu nơi bạn ở có không gian ngoài trời dễ bị khói bụi, ô nhiễm; tập đạp xe tại chỗ trong nhà sẽ là lựa chọn tốt nhất.

tác hại của việc đi xe đạp 3 Đạp xe trong nhà để tránh tiếp xúc không khí ô nhiễm

Tốc độ và thời gian đạp xe vừa phải

Đề phòng tác hại của đạp xe đạp đến bộ phận “nhạy cảm” và khả năng sinh sản, bạn chỉ nên đạp xe với tốc độ và thời gian vừa phải. Theo khuyến cáo, tốc độ đạp xe nên từ 15 đến 25 km/h. Trong một ngày, bạn đạp xe khoảng 30 - 45 phút là đủ. Nếu phải đạp xe lâu hơn thế, thi thoảng bạn nên nhổm mông để giảm tiếp xúc và cọ xát với yên xe.

Đạp xe đúng tư thế

Thông thường, bài tập đạp xe có thể giúp kéo giãn gân cốt và cải thiện chức năng của xương khớp. Muốn đạt được lợi ích này và phòng tránh phản tác dụng; bạn cần giữ thẳng lưng khi đạp xe. Tư thế ngồi chuẩn là hướng người về trước, chân duỗi thẳng đến vị trí dưới cùng của bàn đạp.

Trong quá trình đạp, 4 phút đầu bạn đặt trọng tâm mông sang bên trái yên, 4 phút sau chuyển trọng tâm mông sang bên phải yên, 2 phút sau đó chuyển về giữa yên. Cách đạp này sẽ giảm cọ xát đến cột sống và vùng nhạy cảm.

Các tác hại của việc đi xe đạp chỉ xảy ra khi đạp xe quá lâu và sai tư thế. Nếu đang mắc phải phải những vấn đề kể trên, bạn nên điều chỉnh lại chế độ tập luyện đạp xe của mình. Bổ sung thực phẩm chức năng cũng là giải pháp giúp bạn nhanh chóng cải thiện chứng đau lưng, giảm ham muốn do đạp xe sai cách.

Thanh Hương

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTrần Huỳnh Minh Nhật

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin