Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Trong giai đoạn mang thai, dù người mẹ trực tiếp hút thuốc hay hít phải khói thuốc lá thụ động cũng đều có tác động xấu, gây ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi. Bài viết sẽ giúp bạn tìm hiểu vấn đề này.
Chúng ta đều biết, giai đoạn mang thai rất nhạy cảm nên hút thuốc lá/ hít phải khói thuốc lá đều rất dễ ảnh hưởng đến sức khỏe của cả người mẹ lẫn bào thai trong bụng (thai nhi trước, trong, và sau khi em bé chào đời).
Thuốc lá có nguồn gốc từ một loài cây hoang dại đã có cách đây khoảng 4.000 năm. Về sau chúng được trồng để lấy lá, sau đó thái sợi, sao hoặc phơi khô rồi dùng cho việc hút thuốc. Thuở ban đầu khi thuốc lá điếu đầu lọc chưa xuất hiện, người ta thường dùng giấy manh cuộn với lá thuốc sao khô để hút hoặc hút với điếu cày (hay còn được gọi là thuốc lào).
Cây thuốc lá thời ấy có tính cay, nóng dùng nên người ta dùng chúng để trị các chứng như phong hàn, tê thấp, trệ khí, đọng đờm… Khi hít khói thuốc vào cơ thể sẽ giúp khắp người có cảm giác thông khoái, lâu dần thành nghiện nên người ta còn gọi thuốc hút là tương tư thảo.
Sở dĩ thuốc lá dễ gây nghiện là do trong thuốc lá có chất nicotin, đặc biệt là những lá thuốc già thường chứa một hàm lượng nicotin rất cao. Nếu sử dụng chất nicotin này với liều thấp sẽ mang lại một sự sảng khoái nhẹ nhàng, có khả năng giúp làm dịu cơn đói cũng như giảm mệt mỏi. Nhưng một khi dùng trong thời gian dài thì nó sẽ khiến bạn bị lệ thuốc, hơn nữa còn là sát thủ âm thầm giết chết bạn. Nhiều trường hợp người trưởng thành chết do dùng khoảng 15 – 20g thuốc lá dưới dạng thuốc nước để thụt tháo đại trực tràng, còn trẻ con thì có nguy cơ nếu chỉ cần uống một vài gram.
Thuốc lá có thể mang lại những cái lợi trước mắt cho người hút, như giảm stress, điều chỉnh cân nặng, tâm trạng, do thói quen giao tiếp... Thế nhưng, hậu quả mà thuốc lá mang lại thì còn ghê gớm hơn cả những tác dụng mà nó mang đến.
Đưa một điếu thuốc lá vào cơ thể là vô tình bạn đã đưa kẻ thù đến gần mình hơn. Trong khói thuốc lá có đến hơn 4000 loại hóa chất khác nhau, trong đó có hơn 200 loại gây nguy hiểm cho sức khỏe.
Những chất gây nghiện và chất độc này được chia làm 4 nhóm như sau:
Nicotine
Tên gọi Nicotine được đặt theo tên của một nhà ngoại giao người Pháp Nicot (1530 – 1600). Ông là người đầu tiên nhập thuốc lá vào Pháp. Nicotine là một chất không màu cũng không mùi. Tuy nhiên, khi đốt cháy nó lại chuyển thành màu nâu và có mùi. Chất nicotine hấp thụ qua da, miệng lẫn niêm mạc mũi/hít vào phổi.
Hàm lượng nicotine trong các loại thuốc này thay đổi từ 2 – 10%, thậm chí một số loại thuốc lào tốt hàm lượng nicotin có thể đến 16%. Hút thuốc lá là con đường đưa nicotin đến não nhanh chóng (khoảng 10 giây). Một người hút thuốc trung bình sẽ đưa từ 1-2mg nicotine/điếu vào cơ thể.
Tương tự heroin và cocain, nicotine được xếp vào nhóm gây nghiện khi tác động lên hệ thần kinh trung ương với sự có mặt của các thụ thể nicotine trên các cấu trúc não. Tuy nhiên, nicotine trong cơ thể sẽ sớm được chuyển hóa thành cotinin, sau đó thải trừ qua đường tiểu.
Là hóa chất nguy hiểm và gây nghiện cao, nicotin có thể làm tăng huyết áp, nhịp tim, lưu lượng máu đến tim và thu hẹp động mạch (mạch máu dẫn máu từ tim). Chất này còn góp phần làm xơ cứng thành động mạch, dẫn đến nhồi máu cơ tim. Hóa chất này có thể tồn tại trong cơ thể từ 6-8 tiếng tùy thuộc vào tần suất hút thuốc lá.
Carbon monoxide (khí CO)
Carbon monoxide là một loại khí độc có nồng độ cao mà bạn sẽ hít phải khi dùng thuốc lá. Khi được hấp thụ vào máu, khí CO sẽ gắn với hemoglobine với ái lực mạnh hơn 20 lần oxy. Khí CO có khả năng làm giảm lượng oxy dùng để vận chuyển các tế bào hồng cầu; đồng thời còn làm tăng lượng cholesterol tích tụ ở thành trong của động mạch. Hậu quả là theo thời gian các động mạch sẽ bị xơ cứng lại dẫn đến các bệnh nguy hiểm cho sức khỏe chúng ta như bệnh tim, bệnh động mạch, thậm chí có thể là nhồi máu cơ tim.
Các phân tử nhỏ khác
Ngoài nicotin và carbon monoxide, trong khói thuốc lá còn chứa nhiều chất kích thích dạng khí hoặc dạng hạt nhỏ li ti. Chúng có khả năng làm thay đổi cấu trúc của niêm mạc phế quản, làm tăng sinh các tuyến phế quản, các tế bào tiết nhầy và làm mất các tế bào có lông chuyển gây ra đờm và ho.
Các chất gây ung thư
Khói thuốc lá chứa các hợp chất thơm có vòng đóng như Benzopyrene - một hợp chất có tính chất gây ung thư. Chúng có khả năng tác động đến tế bào bề mặt của đường hô hấp gây nên tình trạng viêm mạn tính, phá hủy tổ chức, biến đổi tế bào dẫn đến dị sản, loạn sản, ác tính hóa.
Như đã nói ở trên, một điếu thuốc lá thông thường trong đó sẽ có chứa hơn 4000 loại hóa chất khác nhau, điển hình như chất nicotine, carbon monoxide, acetone, arsenic, methane, polonium...
Khi đốt thuốc lá, dù là thuốc lá truyền thống hay các hình thái khác của thuốc lá cũng đều gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự phát triển của thai nhi. Khói thuốc lá (còn gọi là hút thuốc lá thụ động) là sự kết hợp của khói từ một điếu thuốc đang cháy và khói thở ra từ người hút.
Do đó, phụ nữ đang mang thai nếu hít phải khói thuốc lá thụ động có nguy cơ mắc hội chứng đột tử trẻ sơ sinh (SIDS, còn được gọi là những cái chết trong nôi (crib death, cot death)). Đây là cái chết xảy đến đột ngột mà không rõ nguyên nhân ở đứa trẻ chưa đầy một tuổi.
Hít phải khói thuốc lá, chất nicotine và các loại chất độc hại khác sẽ đi qua phổi vào trong máu người mẹ, tiếp đó trực tiếp đi đến em bé và có thể gây ra các nguy cơ như:
Trẻ sơ sinh đặc biệt rất dễ bị ảnh hưởng bởi khói thuốc lá. Dưới đây là những tác hại của khói thuốc lá đến sức khỏe lâu dài của trẻ nhỏ:
Sau này khi trưởng thành, những đứa trẻ lớn lên với khói thuốc lá có nhiều khả năng mắc phải:
Ngoài ra, những đứa trẻ lớn lên với cha mẹ hút thuốc có nhiều khả năng chúng cũng sẽ hút thuốc.
Phụ nữ mang thai thường có sức đề kháng yếu hơn bình thường. Dù là vô tình hay cố ý tiếp xúc với khói thuốc lá đều gây ra những ảnh hưởng nghiệm trọng tới bà mẹ đang mang thai. Những tác hại từ thuốc lá có thể gây ra:
Trên đây là tác hại nghiêm trọng của thuốc lá đến sức khỏe thai nhi. Việc ngăn ngừa và hạn chế tối đa ảnh hưởng bởi khói thuốc lá đối với phụ nữ mang thai là việc vô cùng cần thiết nhằm bảo vệ sức khỏe của người mẹ lẫn thai nhi. Phụ nữ mang thai nên chủ động không đến những nơi công cộng, đông người; mặt khác những thành viên trong gia đình nếu là người hút thuốc lá tốt nhất chủ động loại bỏ khói thuốc khi có phụ nữ mang thai trong nhà.
Như Quỳnh
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.