Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Tắc tia sữa là một trong những vấn đề nan giải khiến nhiều chị em cảm thấy lo sợ. Tình trạng này thường xuất hiện trong tuần đầu tiên sau khi vượt cạn thành công. Vậy làm sao để cải thiện tình trạng tắc tia sữa? Trong bài viết sức khỏe hôm nay, Nhà thuốc Long Châu sẽ hướng dẫn một số mẹo dân gian chữa tắc tia sữa cho bạn đọc.
Trên thực tế, có rất nhiều cách chữa tắc tia sữa ở các mức độ từ nặng đến nhẹ. Song chữa tắc tia sữa bằng các mẹo dân gian lại được nhiều mẹ tin tưởng và áp dụng. Trước khi tìm hiểu các mẹo dân gian chữa tắc tia sữa, hãy cùng Nhà thuốc Long Châu điểm qua một vài thông tin cơ bản về tình trạng tắc tia sữa nhé.
Tắc tia sữa hay còn được biết đến với các tên gọi khác nhau như tắc ống dẫn sữa hay tắc tuyến sữa. Đây là tình trạng sữa mẹ không được đẩy ra ngoài mà bị ứ đọng bên trong các ống dẫn sữa khiến việc cho con bú trở nên khó khăn và gây đau đớn cho người mẹ. Tắc tia sữa có thể xảy ra ở bất kỳ thời điểm nào trong thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ, tuy nhiên 6 - 8 tuần sau sinh là khoảng thời gian các sản phụ hay bị tắc tia sữa nhất.
Các nang sữa sản sinh ra sữa mẹ và sữa mẹ sẽ theo các ống dẫn sữa để đổ về xoang chứa sữa nằm phía sau quầng vú. Dưới tác động kích thích từ hoạt động bú mút của bé, sữa sẽ chảy ra ngoài. Tuy nhiên, khi lòng ống dẫn sữa bị bít hẹp lại, sẽ gây cản trở dòng sữa chảy ra ngoài, lâu dần vón cục do hiện tượng sữa đông kết. Cùng với đó, dòng sữa mới không ngừng được sản xuất khiến cho chỗ tắc ở các ống dẫn trước ngày càng giãn ra. Điều này khiến cho tình trạng tắc tia sữa ngày càng nghiêm trọng.
Để nhận biết sớm tình trạng tắc tia sữa và có hướng can thiệp kịp thời, mẹ cần lưu ý một số dấu hiệu sau:
Hiện tượng tắc tia sữa có thể xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó phải kể đến như: Sữa mẹ dư thừa trong bầu ngực, mẹ không cho bé bú thường xuyên, bé ngậm vú mẹ sai cách, mẹ ít hút sữa ra ngoài… Ngoài ra, căng thẳng và stress cũng là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ tắc tuyến sữa.
Tắc tia sữa có nguy hiểm không? Mặc dù tắc tia sữa không gây đe dọa đến tính mạng nhưng có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm đối với sức khỏe của mẹ, làm tăng nguy cơ gặp phải các biến chứng như áp xe vú, viêm tuyến vú, mất sữa hoàn toàn, lâu dần phát triển thành các dải xơ hóa hoặc u xơ tuyến vú.
Trên thực tế, có rất nhiều phương pháp chữa tắc tia sữa. Dưới đây là một số mẹo dân gian chữa tắc tia sữa được nhiều mẹ áp dụng và đã thành công, bạn đọc có thể tham khảo và áp dụng nhé.
Sử dụng lá bắp cải ướp lạnh đắp lên ngực là một trong những mẹo dân gian chữa tắc tia sữa hiệu quả được nhiều mẹ áp dụng.
Cách thực hiện:
Với mẹo dân gian chữa tắc tia sữa này, mẹ cần áp dụng 3 lần/ngày và kiên trì thực hiện trong vòng 2 - 3 tuần để thấy được hiệu quả rõ rệt mẹ nhé.
Bên cạnh mẹo dân gian chữa tắc tia sữa bằng lá bắp cải, chữa tắc tia sữa bằng lá mít cũng là một trong những mẹo dân gian chữa tắc tia sữa được nhiều mẹ bỉm áp dụng.
Cách thực hiện:
Một trong những mẹo dân gian chữa tắc tia sữa các mẹ có thể cân nhắc đó là uống nước lá đinh lăng. Với mẹo này, bạn có thể xay lá đinh lăng lấy nước uống hoặc nấu canh ăn.
Cách thực hiện:
Hãy uống liên tục trong khoảng 2 - 3 ngày để thấy được hiệu quả của phương pháp này bạn nhé. Một lưu ý nhỏ khi áp dụng mẹo này đó là bạn nên uống xen kẽ giữa nước lá đinh lăng và nước lọc, tuyệt đối không thay thế nước lọc bằng nước lá đinh lăng.
Trên thực tế, kết hợp đắp và uống lá bồ công anh cũng là mẹo dân gian chữa tắc tia sữa rất hiệu quả. Tuy nhiên, khi áp dụng mẹo này, bạn cần cân nhắc thật kỹ để uống nước lá bồ công anh cho hợp lý. Trường hợp tắc tia sữa nặng thì uống nhiều và ngược lại nếu bạn chỉ bị tắc tia sữa nhẹ thì chỉ cần uống ít.
Cách thực hiện:
Để phòng ngừa tình trạng tắc tia sữa, mẹ có thể áp dụng một số biện pháp sau đây:
Sau sinh, mẹ bầu nên thường xuyên massage hai bầu vú để kích thích vú tiết sữa. Mẹ massage nhẹ nhàng, xoa vòng tròn theo chiều kim đồng hồ đồng thời xoa nhẹ đầu vú. Trong trường hợp hai bầu vú bị căng tức, mẹ cũng có thể dùng một chiếc khăn ấm để massage bầu vú. Điều này sẽ giúp mẹ bầu cảm thấy dễ chịu hơn đấy.
Vệ sinh đầu vú là một vấn đề rất quan trọng, đây là nguyên nhân chính gây viêm vú và áp xe vú. Mẹ nên vệ sinh bầu vú cũng như đầu ti trước và sau khi cho con bú. Khi vệ sinh, mẹ nên dùng gạc vô khuẩn và nước muối sinh lý thay vì dùng khăn sữa để lau. Mẹ cần vệ sinh vú từ trong ra ngoài và đảm bảo lau sạch kẽ đầu vú. Khi bé bú xong, mẹ cần lau khô và vệ sinh sạch đầu vú một lần nữa.
Sau khi sinh, mẹ cần cho trẻ bú theo đúng nhu cầu trong vòng 1 tháng sau đó cho bé bú theo cữ khoảng 2 - 3 giờ/lần. Mẹ cần giữ đều khoảng cách cho con bú cũng như hút sữa thường xuyên hơn để đảm bảo sữa không bị tồn dư trong bầu vú. Để khoảng cách các cữ bú quá xa sẽ rất dễ gây tắc tia sữa.
Hy vọng với những chia sẻ của Nhà thuốc Long Châu trên đây có thể giúp mẹ nắm được thông tin cơ bản về tình trạng tắc tia sữa cũng như cách phòng ngừa. Bên cạnh đó, Nhà thuốc Long Châu hy vọng những hướng dẫn về mẹo dân gian chữa tắc tia sữa hôm nay sẽ hữu ích với các mẹ bỉm sữa. Tuy nhiên, nếu tình trạng tắc tia sữa kéo dài gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt, mẹ nên đến thăm khám bác sĩ để được hỗ trợ tốt nhất. Chúc mẹ và bé luôn khỏe mạnh.
Dược sĩ Đại họcPhạm Nguyễn Hoàng Kim
Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.