Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Tái phẫu thuật mắt được thực hiện khi những lần phẫu thuật vùng mắt trước đây không thành công hoặc xảy ra biến chứng, khiến người bệnh không hài lòng và đề nghị phẫu thuật lại để chỉnh sửa. Vậy những trường hợp cụ thể nào cần phẫu thuật lại ở vùng mắt và quy trình thực hiện như thế nào?
Ai cũng muốn lần phẫu thuật mắt đầu tiên đạt được thành công như mong đợi. Nhưng thực tế lại xảy ra những biến chứng, khiến mắt bị biến dạng, thậm chí ảnh hưởng thị lực. Mặc dù tái phẫu thuật mắt là điều không ai muốn nhưng cần phải thực hiện đối với một số trường hợp. Hãy tham khảo bài viết sau để tìm hiểu những trường hợp nào cần tái phẫu thuật mắt và quy trình thực hiện thế nào.
Tái phẫu thuật mắt là thực hiện phẫu thuật chỉnh sửa lại sau khi đã phẫu thuật thẩm mỹ vùng mắt không thành công hoặc kết quả chưa được như mong đợi trước đó. Việc tái phẫu thuật mắt thường xảy ra với trường hợp cắt mắt hai mí thất bại. Để tái phẫu thuật mắt đạt kết quả tốt, điều quan trọng nhất là cần tìm ra nguyên nhân dẫn đến phẫu thuật thất bại.
Khác với phẫu thuật lần đầu, thực hiện tái phẫu thuật mắt có độ khó và độ phức tạp hơn rất nhiều. Vì cấu trúc vùng mắt và các mốc giải phẫu đã thay đổi sau khi phẫu thuật cắt mí mắt. Do đó, các bác sĩ thực hiện tái phẫu thuật phải có chuyên môn thật vững, có nhiều năm kinh nghiệm và phải thực hiện thật tỉ mỉ, cẩn thận.
Cắt mắt hai mí là một dạng tiểu phẫu không quá phức tạp nhưng cần nhiều yếu tố để thực hiện thành công ngay từ lần đầu tiên. Khi phẫu thuật mắt thất bại sẽ dẫn đến nhiều biến chứng như: Lật bờ mi, mắt trợn, mắt hai bên không đều,… Do đó bệnh nhân cần tiến hành tái phẫu thuật mắt để khắc phục các biến chứng này. Có nhiều nguyên nhân khiến bệnh nhân cần tái phẫu thuật mắt, bao gồm:
Dưới đây là những trường hợp tái phẫu thuật mắt phổ biến nhất:
Với sự phát triển của công nghệ thẩm mỹ hiện đại, trường hợp bị tuột chỉ sau phẫu thuật là rất thấp. Tuy nhiên, cũng xảy ra một số ít trường hợp bung chỉ. Nguyên nhân của việc mí mắt bung chỉ khi mới phẫu thuật chưa lâu có thể là do thiếu kỹ thuật hoặc do thể chất. Nhưng tình trạng mí mắt tự bung chỉ rất hiếm.
Trường hợp hai mí mắt không đều, không cân xứng có thể là do đường mí của hai bên mắt bị lệch hoặc do có sự thay đổi ở lực cơ nâng mí của hai mắt. Khi tái phẫu thuật mắt, bác sĩ cần điều chỉnh lại cả hai bên mắt cho cân đối.
Tuy nhiên, bệnh nhân phải chờ đến khi mắt hết sưng mới có thể đánh giá mức độ lệch. Lúc này, nếu hai đường mí mắt lệch nhau không nhiều, bệnh nhân không nên thực hiện tái phẫu thuật mắt. Vì các phần trên cơ thể con người không thể đều một cách hoàn hảo. Ngoài ra, dù hai mí mắt đều nhau nhưng các tổ chức xung quanh vùng mí không đều thì hai mí mắt cũng không đều được.
Việc hai mí mắt lệch nhau còn có thể do yếu tố tâm lý. Bệnh nhân nên gặp bác sĩ chuyên môn để kiểm tra và đánh giá lại. Nếu bệnh nhân vẫn muốn tái phẫu thuật để chỉnh sửa, bác sĩ sẽ dựa trên kết quả và đưa ra giải pháp điều trị phù hợp.
Mắt sẽ có cảm giác như đang bị sưng khi đường mí mắt quá cao mặc dù tình trạng sưng đã hết. Đôi mắt sẽ thiếu đi sự tự nhiên. Ngược lại, mắt trông có phần tối đi khi phần đường mí mắt quá thấp. Cả hai trường hợp này có thể cần được tái phẫu thuật mắt.
Do phần cơ nâng mí bị kéo căng quá mức dẫn đến tình trạng mắt không thể khép kín. Ngoài ra, nguyên nhân khiến mắt không nhắm kín được sau phẫu thuật là do việc cắt bỏ quá nhiều da hoặc cơ vòng mi. Tùy theo mức độ, mắt sẽ có cảm giác căng, khô.
Cắt mí là phương pháp sử dụng các kỹ thuật rạch mổ. Sau khi hồi phục, đường cắt mí thường rất mờ, khó nhìn thấy rõ bằng mắt thường. Tuy nhiên, trong một số trường hợp để lại vết sẹo lộ sau phẫu thuật cắt mí gây mất thẩm mỹ, khiến bệnh nhân cần tái phẫu thuật mắt để khắc phục.
Tình trạng mắt bị trợn sau khi cắt mắt hai mí có thể do bác sĩ còn thiếu kinh nghiệm, chưa nắm rõ về tình trạng mắt của từng bệnh nhân cũng như cấu trúc phẫu thuật mí mắt trước khi phẫu thuật. Dẫn đến bác sĩ đã cắt bỏ quá nhiều phần da và phần mỡ ở mí mắt.
Quá trình tái phẫu thuật mắt sẽ cải thiện được các trường hợp phẫu thuật cắt mí không thành công nếu lựa chọn đúng phương pháp. Bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp khác nhau tùy theo tình trạng cụ thể của mỗi người như sau:
Ngoài việc lựa chọn phương pháp nào, để tạo thêm hiệu quả làm đẹp tối ưu cho đôi mắt, quá trình tái phẫu thuật mắt có thể kết hợp thêm một số kỹ thuật như mở rộng khóe mắt, mở rộng góc mắt,…
Điều quan trọng nhất là cần xác định thời gian tái phẫu thuật mắt. Bệnh nhân chỉ có thể tiến hành tái phẫu thuật mắt khi:
Bác sĩ sẽ chỉ định thời gian tái phẫu thuật thích hợp tùy theo cơ địa của từng người. Thông thường ca tái phẫu thuật mắt nên diễn ra khoảng từ 6 tháng đến 1 năm sau lần phẫu thuật không thành công. Do vậy, bệnh nhân cần gặp bác sĩ để kiểm tra và tư vấn cụ thể nếu muốn tái phẫu thuật.
Các bước thực hiện trong quy trình tái phẫu thuật bao gồm:
Nhìn chung, sau khi phẫu thuật chỉnh sửa mí mắt không thành công, bệnh nhân có thể đề nghị bác sĩ tái phẫu thuật mắt. Trước khi thực hiện, bệnh nhân cần trao đổi với bác sĩ và tiến hành các bước kiểm tra cần thiết.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.