Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Tại sao bé ngủ chổng mông? Bé ngủ chổng mông có phải bị giun không?

Ngày 12/04/2024
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Hình ảnh bé ngủ chổng mông hẳn không còn quá xa lạ với những bà mẹ có con dưới 3 tuổi. Bởi đây là một trong những tư thế ngủ quen thuộc của các bé. Nhiều bậc cha mẹ băn khoăn bé ngủ chổng mông có phải bị giun không? Tư thế ngủ chổng mông lên trời có tốt không?

Trong các tư thế ngủ của trẻ sơ sinh, có một tư thế rất quen thuộc là chổng mông lên trời. Thậm chí cả những trẻ 2 đến 3 tuổi vẫn thích ngủ với tư thế này. Vậy tại sao bé ngủ chổng mông? Liệu bé ngủ chổng mông có phải bị giun giống như nhiều người thường nói hay không? Cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu về tư thế ngủ nằm sấp chổng mông của trẻ ngay bây giờ bạn nhé!

Lý do bé ngủ chổng mông là tư thế ngủ thường gặp?

Hầu hết trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ đều từng ngủ ở tư thế chổng mông. Trẻ có thể duy trì tư thế này trong một khoảng thời gian nhất định. Có trẻ chỉ ngủ chổng mông trong giai đoạn sơ sinh nhưng cũng có trẻ ngoài 1 tuổi mới ngủ theo tư thế này. 

Tại sao bé ngủ chổng mông? Bé ngủ chổng mông có phải bị giun không 1
Bé ngủ chổng mông là tư thế thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Có một số lý do dẫn đến tư thế ngủ chổng mông lên trời của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ như:

  • Tư thế nằm sấp chổng mông là tư thế quen thuộc của trẻ từ khi nằm trong bụng mẹ. Khi chào đời, trẻ sơ sinh vẫn yêu thích và giữ thói quen ngủ này vì ở tư thế này trẻ thấy thực sự thoải mái.
  • Một số trẻ trong giai đoạn học lẫy, học bò, học ngồi và luyện tập các kỹ năng này nhiều lần khi thức nên lúc ngủ trẻ cũng nằm sấp chổng mông.
  • Một số trẻ cảm thấy khó chịu trong người nhưng vì không thể hiện được bằng lời nói nên trẻ thay đổi tư thế ngủ để cảm thấy dễ chịu hơn. Thường gặp nhất là khi trẻ gặp vấn đề ở đường tiêu hóa hay hệ hô hấp.
  • Khi trẻ cảm thấy bất an, trẻ cũng nằm ở tư thế ngủ chổng mông lên trời để tìm kiếm cảm giác an toàn. Thường gặp nhất là khi trẻ mới đi học, trẻ phải tạm xa mẹ, vừa xảy ra một sự việc khiến trẻ sợ hãi,…

Bé ngủ chổng mông có phải bị giun không?

Có nhiều quan điểm truyền miệng cho rằng khi trẻ bị giun sẽ ngủ chổng mông. Điều này khiến nhiều bậc cha mẹ băn khoăn bé ngủ chổng mông có phải bị giun không? Theo các bác sĩ, tư thế nằm co người lại có thể là một tư thế giúp giảm đau bụng khi giun chui ống mật. Nhưng không phải cứ nằm ngủ chổng mông có mình là bị đau bụng hay nhiễm giun. 

Nếu trẻ ngủ chổng mông nhưng ngủ ngon, không quấy khóc, không có dấu hiệu sức khỏe bất thường thì bạn hãy yên tâm nhé! Cũng có quan niệm cho rằng đây là tư thế ngủ của trẻ sơ sinh thông minh. Thực tế, tư thế ngủ không liên quan đến trí thông minh của trẻ.

Có nên để bé ngủ chổng mông không?

Tư thế ngủ nằm sấp chổng mông vừa có ưu điểm, vừa có hạn chế. Cha mẹ có thể tìm hiểu và cân nhắc thiệt hơn để quyết định có cho bé ngủ ở tư thế này hay không nhé!

Tại sao bé ngủ chổng mông? Bé ngủ chổng mông có phải bị giun không 2
Tư thế ngủ chổng mông mang đến nhiều lợi ích cho trẻ

Ưu điểm của tư thế bé ngủ chổng mông

Theo các chuyên gia, tư thế ngủ đặc biệt này của bé có những ưu điểm như:

  • Giúp phổi của trẻ tăng dung tích, hỗ trợ quá trình phát triển ngực, phổi và hệ hô hấp của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
  • Trẻ cảm thấy thư giãn và thoải mái khi nằm ở tư thế này nên ngủ ngon hơn, sâu giấc hơn. Giấc ngủ sâu giúp tuyến yên sản xuất ra nhiều hormone tăng trưởng và các tế bào thần kinh. Như vậy, tư thế nằm ngủ chổng mông tốt cho cả sự phát triển về thể chất lẫn trí tuệ của trẻ.
  • Khi bé ngủ chổng mông sẽ thúc đẩy hoạt động của nhu động ruột, kích thích hệ tiêu hóa hoàn thiện và phát triển.
  • Tư thế ngủ này giúp đầu, cổ, lưng, chân, tay của trẻ sẵn sàng cho các bài tập lẫy, trườn hay bò trong các giai đoạn phát triển sau này.

Hạn chế của tư thế bé ngủ chổng mông

Ngoài những ưu điểm kể trên, tư thế bé ngủ chổng mông vẫn tồn tại một số hạn chế như:

  • Khi nằm ở tư thế này quá lâu, ngực, bụng, tay, chân của trẻ bị chèn ép nên có thể bị nóng, khó chịu, tê bì.
  • Nếu trẻ nằm sấp chổng mông và úp mặt xuống gối có thể gây khó thở. Ngoài ra, trẻ cũng có thể hít phải bụi vải, tóc, vi sinh vật trên bề mặt gối.
  • Nếu trẻ nằm sấp chổng mông và nghiêng đầu sang một bên trong thời gian dài có thể gây méo đầu do xương sọ của trẻ còn mềm.
  • Tư thế ngủ này có thể khiến thức ăn trong bụng trẻ trào ra ngoài họng hoặc miệng, có thể gây sặc hoặc nôn trớ khi ngủ.
  • Khi nằm sấp trong thời gian dài cũng có thể tạo áp lực lên hàm, ảnh hưởng đến đường thở và lượng khí lưu thông.
Tại sao bé ngủ chổng mông? Bé ngủ chổng mông có phải bị giun không 3
Khi trẻ ngủ chổng mông quá lâu mẹ nên thay đổi tư thế cho trẻ

Không muốn bé ngủ chổng mông mẹ có thể đổi tư thế nào?

Khi không muốn bé ngủ chổng mông hoặc khi bé đã ngủ chổng mông trong thời gian dài, mẹ có thể điều chỉnh tư thế ngủ cho bé như sau:

  • Ban đầu, mẹ có thể cho trẻ ngủ theo tư thế mà trẻ yêu thích. Khi trẻ ngủ say, mẹ có thể nhẹ nhàng xoay người để trẻ ngủ ở tư thế nằm nghiêng. Có nên để trẻ sơ sinh nằm nghiêng hay không? Câu trả lời là hoàn toàn có thể để cho trẻ ngủ ở tư thế này mẹ nhé! Bạn có thể chèn cạnh thân trẻ bằng gối ôm dành cho trẻ em hoặc chiếc chăn mỏng để trẻ không bị giật mình. Sau một thời gian trẻ ngủ nằm nghiêng, mẹ có thể xoay người để trẻ ngủ ở tư thế nằm ngửa.
  • Khi trẻ ngủ nằm sấp và chổng mông, bạn có thể kê một chiếc ngối bên cạnh để trẻ tựa vào.
  • Nếu muốn lật bé nằm ngửa, bạn nên hạ thấp mông trước sau đó mới lật phần đầu của trẻ. Theo các chuyên gia, nằm ngửa và nằm nghiêng đều là những tư thế ngủ tăng chiều cao tốt nhất cho trẻ.

Ngoài những cách điều chỉnh tư thế ngủ của trẻ như trên, một số cách giúp trẻ sơ sinh ngủ ngoan mẹ có thể áp dụng như:

  • Không nên để trẻ nằm trên đệm quá mềm, quá lún.
  • Cần dọn dẹp chăn gối gọn gàng để tránh tình trạng trẻ bị che mặt, trùm đầu khi ngủ.
  • Duy trì nhiệt độ phòng ngủ ở mức thích hợp theo từng mùa để trẻ luôn có cảm giác dễ chịu khi ngủ.
Tại sao bé ngủ chổng mông? Bé ngủ chổng mông có phải bị giun không 4
Chỉ cần trẻ thấy thoải mái, ngủ ngon và sâu giấc thì mẹ không cần lo lắng

Bé ngủ chổng mông là hoàn toàn bình thường và mẹ không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, khi trẻ ngủ ở tư thế này quá lâu, mẹ có thể đổi tư thế để trẻ không bị mỏi hay khó thở nhé! Với trẻ có thói quen ngủ nằm sấp chổng mông, mẹ nên lưu ý dọn dẹp giường ngủ gọn gàng để trẻ không bị trùm đầu. Ngoài ra, mẹ cũng không nên để trẻ nằm phòng riêng để tiện để mắt và chăm sóc trẻ.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm