Tốt nghiệp tại Đại học Y Dược Cần Thơ và sở hữu chứng chỉ Chuyên khoa I - Y học gia đình tại Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Đồng thời có hơn 7 năm kinh nghiệm chuyên môn trong lĩnh vực khám sàng lọc tiêm chủng.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Bác sĩDương Bích Tuyền
Tốt nghiệp tại Đại học Y Dược Cần Thơ và sở hữu chứng chỉ Chuyên khoa I - Y học gia đình tại Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Đồng thời có hơn 7 năm kinh nghiệm chuyên môn trong lĩnh vực khám sàng lọc tiêm chủng.
Tê bì chân tay là một cảm giác bất thường bao gồm ngứa ran, kim châm, hoặc mất cảm giác tạm thời. Thường liên quan đến rối loạn thần kinh hoặc tổn thương tại nơi những dây thần kinh bị chèn ép hoặc kích thích, vị trí tê nhiều nhất ở ngón trỏ và ngón giữa tay, tê bì chân tay khởi phát từ nhiều nguyên nhân có thể do sinh lý hoặc bệnh lý.
Tê bì chân tay gây ra những cảm giác khác lạ, bất thường tại nhiều vùng trên cơ thể nhưng vị trí tại ngón tay, bàn chân, cánh tay hoặc chân được cảm nhận rõ rệt nhất.
Triệu chứng khi bị bệnh tê bì chân tay có thể xuất hiện kéo dài liên tục hoặc từng đợt với các biểu hiện như sau:
Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.
Tìm hiểu thêm: Khám tê bì chân tay ở đâu đảm bảo uy tín và hiệu quả?
Tư thế
Một trong những nguyên dẫn đến tê bì chân tay do ảnh hưởng bởi thói quen sinh hoạt, học tập và làm việc lâu ngày gây nên.
Thói quen tư thế gây áp lực lên dây thần kinh hoặc làm giảm lưu lượng máu ở chi dưới là nguyên nhân phổ biến nhất gây tê chân tạm thời. Khi làm việc, giữ ở một tư thế lâu, không vận động hoặc di chuyển, khiến lưu lượng máu giảm lưu thông.
Những thói quen có thể khiến bàn chân tê bì bao gồm:
Chấn thương
Nguyên nhân khác dẫn đến tê bì chân tay do các chấn thương ở thân, cột sống, hông, cẳng chân, mắt cá, bàn chân gây ra, ảnh hưởng đến các dây thần kinh.
Bệnh đái tháo đường
Biến chứng về thần kinh ở bệnh nhân mắc đái tháo đường không kiểm soát là một trong những nguyên nhân gây tê, ngứa ra, giảm phản xạ và cảm giác, đau ở bàn chân, đôi khi nếu nghiêm trọng ảnh hưởng đến cả chân.
Các vấn đề về lưng và đau thần kinh tọa
Các vấn đề ở lưng dưới, chẳng hạn như vỡ hoặc thoát vị đĩa đệm cột sống, có thể gây chèn ép các dây thần kinh đi đến chân, dẫn đến tê hoặc rối loạn cảm giác.
Đau dây thần kinh tọa là tên gọi của sự kích thích dây thần kinh tọa chạy từ lưng xuống chân. Nếu dây thần kinh này bị kích thích hoặc bị nén, bệnh nhân có thể bị tê hoặc ngứa ran ở chân hoặc bàn chân.
Bệnh động mạch ngoại vi
Bệnh động mạch ngoại biên (PAD) làm cho các động mạch máu ngoại vi ở chân, tay và dạ dày bị thu hẹp, làm giảm lượng máu đến các cơ quan mà chúng cung cấp, nuôi dưỡng. Bệnh động mạch ngoại biên ảnh hưởng nặng nề nhất đến chân.
Khối u hoặc phát triển bất thường khác
Các khối u, u nang, áp xe và các khối lành tính (không phải ung thư) có thể gây áp lực lên não, tủy sống hoặc bất kỳ phần nào của chân và bàn chân. Áp lực này có thể hạn chế lưu lượng máu đến chân và bàn chân, gây tê.
Sử dụng rượu
Các chất độc trong rượu có thể gây tổn thương dây thần kinh có liên quan đến tê bì, đặc biệt là ở bàn chân.
Đau cơ xơ hóa
Đau cơ xơ hóa là một tình trạng mãn tính hoặc kéo dài, gây ra các cơn đau, nhức và căng cơ thể lan rộng. Một số người bị đau cơ xơ hóa cũng bị tê và ngứa ran ở bàn tay và bàn chân.
Đa xơ cứng
Những người bị bệnh đa xơ cứng (MS) bị tổn thương dây thần kinh cảm giác có thể gây tê ở một vùng nhỏ của cơ thể hoặc toàn bộ chi. Mặc dù tê có liên quan đến MS thường chỉ kéo dài trong một thời gian ngắn, nếu kéo dài lâu hơn bệnh nhân có thể tàn phế.
Đột quỵ
Đột quỵ có thể gây tổn thương não và có thể giảm phản xạ của não đến các cơ quan khác nhau trong cơ thể trong đó có phản xạ vận động. Đột quỵ hoặc đột quỵ nhỏ đôi khi có thể gây tê tạm thời hoặc lâu dài ở một số cơ quan trong cơ thể.
Các nguyên nhân khác
Nếu tình trạng tê bì kéo dài hoặc đi kèm với các triệu chứng khác như yếu cơ, mất thăng bằng, hoặc khó khăn khi vận động, bạn nên đi khám bác sĩ. Đây có thể là dấu hiệu của các bệnh lý thần kinh hoặc tuần hoàn như: Bệnh tiểu đường, bệnh lý cột sống, hội chứng ống cổ tay, bệnh thần kinh ngoại vihoặc đột quỵ.
Xem thêm thông tin: Thường xuyên tê bì tay chân có nguy hiểm không?
Đúng, bệnh tiểu đường có thể gây ra tê bì chân tay. Đây là một biến chứng của bệnh, gọi là bệnh thần kinh tiểu đường, khi đường huyết cao gây tổn thương các dây thần kinh. Tê bì thường bắt đầu ở chân và tay, kèm theo cảm giác châm chích hoặc đau.
Bị tê tay chân khi ngủ có thể do nhiều nguyên nhân gây ra như: Nằm ngủ bị sai tư thế, mắc hội chứng ổng cổ tay, thiếu máu cục bộ tạm thời, thoái hóa đốt sống cổ, mắc phải một số bệnh lý như tiểu đường, xương khớp, tim mạch, hệ thần kinh hoặc thiếu vitamin... Để khắc phục tình trạng này cần chẩn đoán chính xác nguyên nhân và có cách điều trị hiệu quả do bác sĩ thăm khám và chỉ định. Các bệnh lý như tiểu đường, bệnh lý cột sống, hoặc hội chứng ống cổ tay có thể cần được can thiệp y tế sớm để tránh biến chứng.
Xem thêm thông tin: Vì sao bị tê bì chân tay khi ngủ?
Có, tê bì tay chân có thể do thiếu vitamin, đặc biệt là vitamin B12 và vitamin E. Thiếu vitamin B12 có thể dẫn đến tình trạng thiếu máu và suy giảm chức năng nhận thức, trong khi thiếu vitamin E có thể gây tổn thương thần kinh và cơ, dẫn đến mất cảm giác ở tay chân. Ngoài ra, thiếu vitamin B6 và canxi cũng có thể góp phần gây tê bì tay chân. Bổ sung đủ các vitamin này trong chế độ ăn hoặc qua thực phẩm chức năng có thể giúp cải thiện tình trạng này.
Xem thêm thông tin: Tê bì chân tay thiếu chất gì?
Có, nếu tình trạng tê bì chân tay kéo dài hoặc kèm theo các triệu chứng khác như đau, yếu cơ, hoặc mất thăng bằng, bạn nên đi khám bác sĩ để được chẩn đoán chính xác. Các xét nghiệm có thể bao gồm chụp X-quang, MRI, xét nghiệm máu hoặc kiểm tra dẫn truyền thần kinh để xác định nguyên nhân và phương pháp điều trị phù hợp.
Hỏi đáp (0 bình luận)