Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Tại sao bệnh nhân mắc bệnh dại lại tiết nhiều nước bọt?

Ngày 14/11/2022
Kích thước chữ

Bệnh dại có triệu chứng tiết nhiều nước bọt. Bạn có biết tại sao bệnh nhân mắc bệnh dại lại tiết nhiều nước bọt? Bài viết sẽ giải đáp tại sao mắc bệnh dại lại tiết nhiều nước bọt.

Biểu hiện thường thấy ở loài chó khi mắc bệnh dại là chảy nhiều nước dãi. Trong nước dãi của chó dại chứa rất nhiều virus Rhabdovirus. Virus sẽ lây truyền sang người thông qua tổn thương khi bị chó cắn, kể cả là vết trầy xước nhỏ không chảy máu. Bệnh dại ở người gây ra nhiều triệu chứng đặc trưng, trong đó có tình trạng tiết nhiều nước bọt. Vậy tại sao bệnh nhân mắc bệnh dại lại tiết nhiều nước bọt?

Tại sao bệnh nhân mắc bệnh dại lại tiết nhiều nước bọt?

Nước bọt là chất lỏng tiết ra từ tuyến nước bọt trong khoang miệng. Nó có vai trò hỗ trợ tiêu hóa thức ăn, bảo vệ răng và nướu. Thông thường, con người tiết ra khoảng 800 - 1500ml nước bọt mỗi ngày. Tuy nhiên, khi mắc một số bệnh lý về tiêu hóa, răng miệng hoặc bị nhiễm dại thì nước bọt sẽ tiết ra nhiều hơn.

Nguyên nhân khiến bệnh dại tiết nhiều nước bọt

Sau khi xâm nhập vào cơ thể, virus dại Rhabdovirus sẽ di chuyển với tốc độ 12 - 24mm/ngày để đến hệ thần kinh trung ương. Chúng phá hủy các tế bào thần kinh, lan theo sợi thần kinh để tấn công và gây viêm nhiễm ở tuyến nước bọt. Quá trình xâm lấn của virus Rhabdovirus làm tăng các cơn co thắt ở cơ bắp vùng cổ họng và thanh quản, kích thích tiết ra nhiều nước bọt.

tại sao bệnh nhân mắc bệnh dại lại tiết nhiều nước bọt 1 Bệnh nhân mắc bệnh dại lại tiết nhiều nước bọt là do virus Rhabdovirus tấn công tuyến nước bọt

Tác hại khi người mắc bệnh dại tiết nhiều nước bọt

Nước bọt là môi trường trú ngụ lý tưởng của virus dại trong cơ thể người bệnh. Từ tuyến nước bọt, virus tiếp tục tấn công các tuyến nhầy ở mũi, dịch não tủy, giác mạc. Vì tiết nhiều nước bọt nên người bệnh không thể nhai, nuốt mà sẽ liên tục khạc nhổ. Tiết nhiều nước bọt là biểu hiện lâm sàng của bệnh dại. Khi đã xuất hiện triệu chứng này thì bệnh không thể nào cứu chữa.

Bệnh dại có lây qua đường nước bọt không? Con đường lây nhiễm virus dại từ động vật sang người là thông qua nước bọt. Sự tồn tại của virus dại trong nước bọt của động vật khiến chúng trở nên hung hăng, có xu hướng tấn công để truyền virus sang vật chủ mới. Khi động vật mắc bệnh cắn người hoặc liếm vết thương hở, vết trầy xước trên da sẽ truyền nhiễm virus sang người.

Thế giới chưa ghi nhận ca lây nhiễm bệnh dại từ nước bọt của người này sang người khác. Tuy nhiên, không loại trừ khả năng lây nhiễm khi virus trong nước bọt của người bệnh tiếp xúc vùng da tổn thương của người khác. Việc sử dụng chung đồ dùng sinh hoạt cá nhân với người bệnh cũng có nguy cơ lây nhiễm. Vì vậy, bạn vẫn nên chú ý khi chăm sóc, điều trị người mắc bệnh dại.

tại sao bệnh nhân mắc bệnh dại lại tiết nhiều nước bọt 2 Bệnh lại lây truyền từ động vật sang người qua nước bọt chứa virus dại

Bệnh dại nguy hiểm như thế nào?

Theo WHO thống kê, mỗi năm thế giới có 50 000 - 70 000 người tử vong do mắc bệnh dại. Con số này ở Việt Nam là từ 70 - 100 người. Bệnh dại đã tồn tại rất lâu nhưng đến nay vẫn chưa có thuốc hay bất cứ phương pháp nào chữa trị. Tỷ lệ tử vong khi mắc bệnh dại là 100%. Mặc dù nguy hiểm nhưng nhiều người vẫn chưa nhận thức rõ ràng về căn bệnh dại dự báo trước về cái chết.

Chưa bàn đến hiểu biết tại sao bệnh nhân mắc bệnh dại lại tiết nhiều nước bọt, nhiều người còn không nghĩ đến việc sơ cứu khi bị chó cắn, mèo cắn. Trong khi 97% bệnh nhân dại bị lây nhiễm từ chó dại cắn. Có những trường hợp bị mắc bệnh dại nhưng không nhận biết được triệu chứng. Chỉ đến khi bệnh tiến triển quá nặng mới đưa đến bệnh viện, xét nghiệm dương tính với virus dại.

Bệnh dại có thể lây khi bị chó dại cắn, liếm vết trầy xước trên da hoặc lây trong quá trình giết mổ chó dại, ăn thịt chó dại chưa được chế biến kỹ. Nhiều trường hợp bị chó cắn nhưng không bắt nhốt được con chó để theo dõi, giết mổ hoặc ăn thịt chó nhưng không biết đó là chó dại. Vì vậy, bạn nên tìm hiểu để biết đâu là những triệu chứng cho thấy cơ thể đã bị lây nhiễm bệnh dại.

tại sao bệnh nhân mắc bệnh dại lại tiết nhiều nước bọt 3 Không phải ai cũng biết tại sao bệnh nhân mắc dại lại tiết nhiều nước bọt

Triệu chứng khi mắc bệnh dại là gì?

Virus dại lây truyền sang người, di chuyển từ vị trí tiếp xúc đến hệ thần kinh trung ương. Mỗi ngày, virus đi được 12 - 24mm. Vị trí cắn càng gần hệ thần kinh trung ương thì thời gian ủ bệnh càng ngắn, có thể phát bệnh trong 7 - 10 ngày. Trường hợp virus tiếp xúc ở xa hệ thần kinh trung ương, bệnh có thể ủ trong 1 năm. Triệu chứng bệnh dại xuất hiện khi virus tấn công các sợi thần kinh. Theo thống kê, có 80% trường hợp mắc bệnh dại ở thể cuồng, còn lại là thể liệt.

Bệnh dại thể cuồng: Triệu chứng lâm sàng là sốt, đau đầu, chán ăn, bồn chồn, mất ngủ. Người bệnh sợ nước, sợ gió, sợ ánh sáng, tiết nhiều nước bọt, khạc nhổ liên tục, khó nhai, khó nuốt. Tứ chi run rẩy, họng và thanh quản co cứng khi nhìn thấy nước, ánh sáng hoặc có gió nhẹ thổi qua. Người bệnh hung dữ hơn, đập phá đồ đạc, rối loạn nhịp tim sau đó ngừng tim, ngừng hô hấp.

Bệnh dại thể liệt: Cơ thể tê liệt bắt đầu từ tay, lan xuống chân sau đó đến các cơ ở toàn cơ thể. Người bệnh bị rối loạn tiểu tiện, đại tiện. Liệt tiến triển đến tim sẽ làm ngừng hô hấp và tử vong.

Nếu phát hiện những triệu chứng kể trên, người bệnh cần được đưa ngay đến bệnh viện để hỗ trợ chăm sóc. Bệnh dại không có thuốc chữa mà chỉ có một số biện pháp giúp làm dịu bớt triệu chứng.

tại sao bệnh nhân mắc bệnh dại lại tiết nhiều nước bọt 4 Bệnh dại ở người dẫn tới ngừng tim, ngừng hô hấp và tử vong

Phải làm gì nếu bị chó, mèo cắn?

Trong số các bệnh lây từ chó, mèo sang người thì bệnh dại là nguy hiểm nhất. Để phòng ngừa bệnh dại lây truyền sang người, nếu chẳng may bị chó hoặc mèo cắn thì bạn nên tiến hành như sau:

  • Bắt nhốt con chó, mèo đã cắn mình để theo dõi. Nếu chó, mèo có biểu hiện sùi bọt mép, hung dữ, tê liệt hoặc chết thì người bị cắn cần được đi tiêm phòng ngay. Trường hợp là chó hoang, mèo hoang không thể bắt nhốt cũng nên tiêm phòng.
  • Ngay sau khi bị cắn, bạn cần rửa vết thương với nước sạch và xà phòng trong 15 phút. Nếu có thể, bạn rửa dưới vòi nước ấm chảy liên tục.
  • Thoa cồn 70 độ hoặc các dung dịch khử trùng có công dụng tương tự.
  • Băng bó vết cắn để tránh nhiễm trùng, nhiễm bẩn.

Mong rằng bài viết đã giải đáp giúp bạn hiểu rõ tại sao bệnh nhân mắc bệnh dại lại tiết nhiều nước bọt. Bạn chớ chủ quan nếu chẳng may bị chó, mèo cắn. Đồng thời, bạn nên có cách phòng ngừa cao đối với động vật mắc bệnh dại và chủ động tiêm ngừa vắc xin để đảm bảo an toàn cho gia đình bạn.

Thanh Hương

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin