Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Mẹ & bé/
  4. Sinh con

Tại sao da tiếp da lại quan trọng sau khi sinh?

Ngày 19/02/2024
Kích thước chữ

Da tiếp da là khi trẻ sơ sinh được áp vào da trần của mẹ hoặc cha trong 30 phút đến một giờ sau khi sinh. Đây là biện pháp mang lại nhiều lợi ích sức khỏe cho cả mẹ và bé. Vậy tiếp xúc da kề da là gì và tại sao da tiếp da lại quan trọng sau khi sinh?

Da tiếp da sau sinh được ví như là cái ôm đầu tiên của cha mẹ dành cho bé. Da tiếp da sẽ giúp bé nhanh chóng thích ứng được với môi trường bên ngoài bụng mẹ, giúp tăng cường nhận thức của trẻ sau 9 tháng 10 ngày mang thai ở trong người mẹ.

Da tiếp da là gì?

Da tiếp da hay còn gọi là da kề da có ý nghĩa đơn giản giống như tên gọi. Phương pháp này được thực hiện bằng cách bế trẻ sơ sinh trần truồng áp vào ngực hoặc bụng trần của mẹ.

tai-sao-da-tiep-da-lai-quan-trong-sau-khi-sinh 1.jpg
Da tiếp da là biện pháp mang lại nhiều lợi ích sức khỏe cho cả mẹ và bé

Khi một em bé chào đời, điều đầu tiên bé cảm nhận được chính là hơi ấm của mẹ. Để bé nằm trên người mẹ, áp bụng vào bụng hoặc ngực mẹ thì bé sẽ cảm nhận được mùi cơ thể, nhịp tim và hơi thở của mẹ, chắc chắn bé sẽ có cảm giác an toàn và được bảo vệ.

Tại sao da tiếp da lại quan trọng sau khi sinh?

Lần đầu tiên được bế một đứa trẻ sơ sinh trên tay là một trải nghiệm tuyệt vời đối với mỗi người phụ nữ. Thậm chí, bạn có thể cảm thấy như những cảm xúc đang chảy trong tĩnh mạch khi việc tiếp xúc da kề da với con sẽ kích thích các hormone mạnh mẽ trong cơ thể người mẹ.

Tất nhiên, không phải bà mẹ nào cũng sẽ cảm thấy như vậy ngay lập tức, có lẽ thể lực của họ đã giảm sút sau khi sinh con, hoặc trải nghiệm sinh nở không được như mong đợi. Nếu điều này xảy ra, hãy cho bé tiếp xúc da kề da với mẹ để tạo cảm giác yêu thương và thân mật hơn.

Khi người mẹ chạm vào hoặc vuốt ve con sẽ kích thích cơ thể tiết ra hormone oxytocin, một chất hóa học tạo ra cảm xúc tích cực tự nhiên. Oxytocin cũng là một loại hormone kích thích tiết sữa. Tức là nếu mẹ thực hiện tiếp xúc da kề da với bé thì sữa sẽ về càng nhanh và nhiều. Hiện tượng kích thích này không chỉ xảy ra ở các bà mẹ mà còn xảy ra ở các ông bố khi tiếp xúc da kề da với con.

Tiếp xúc da tiếp da là cách tự nhiên để các bà mẹ gắn kết với con mình, đặc biệt là những em bé dễ tổn thương và cần sự quan tâm, chăm sóc của mẹ để tồn tại và phát triển. Việc tiếp xúc da kề da với con chắc chắn sẽ khiến các bậc phụ huynh yên tâm hơn trong lần đầu làm bố mẹ.

tai-sao-da-tiep-da-lai-quan-trong-sau-khi-sinh 2.jpg
Tiếp xúc da tiếp da là cách tự nhiên để các bà mẹ gắn kết với con mình

Việc tiếp xúc da tiếp da sau khi sinh cũng mang lại nhiều lợi ích cho bé. Da tiếp da với mẹ ngay sau khi sinh giúp giữ ấm cho bé. Bé có thể cảm nhận được nhịp tim của mẹ, âm thanh mà bé đã quen thuộc khi còn trong bụng mẹ. Khi mẹ nói chuyện với bé, bé sẽ nhận ra giọng nói của mẹ và dần dần làm quen với giọng nói của cả bố và mẹ. Những âm thanh này sẽ trấn an bé rằng bé đang được bảo vệ.

Ngoài ra, tiếp xúc da tiếp da với trẻ sơ sinh sẽ giúp cơ thể bé điều hòa hơi thở và nhịp tim, giữ lượng đường trong máu ở mức vừa phải. Điều này cũng giúp trẻ xây dựng khả năng miễn dịch chống lại tình trạng nhiễm trùng.

Đặc biệt là trẻ sinh non cần được chăm sóc với chế độ đặc biệt, ngoài ra mẹ nên tiếp xúc da kề da với trẻ càng sớm càng tốt để giúp trẻ nhanh chóng ổn định nhiệt độ cơ thể, ổn định nhịp thở, bú tốt và lớn nhanh.

Tiếp xúc da tiếp da với trẻ như thế nào?

Nếu mẹ thực hiện việc này ngay sau khi sinh, nữ hộ sinh sẽ giúp lau khô trẻ, đặt trẻ lên ngực trần của mẹ và quấn trẻ trong khăn hoặc chăn sạch, khô. Nếu mẹ không mang mũ cho bé, nữ hộ sinh sẽ đội một chiếc mũ nhỏ cho bé. Phần lớn nhiệt độ cơ thể bé sẽ được giảm qua phần đầu, việc giữ ấm sẽ giúp sự tiếp xúc da kề da giữa mẹ và bé ấm áp hơn, mang lại cho bé cảm giác dễ chịu.

tai-sao-da-tiep-da-lai-quan-trong-sau-khi-sinh 3.jpg
Việc giữ ấm đầu trẻ sẽ giúp sự tiếp xúc da kề da giữa mẹ và bé ấm áp hơn

Sau khi sinh, chồng bạn có thể vào thăm con và sẽ có quần áo riêng cho gia đình bệnh nhân. Sau đó, người hộ sinh sẽ hướng dẫn bố cách bế em bé. Nếu mẹ sinh mổ, chồng cũng sẽ được cấp một bộ quần áo riêng để mặc vào phòng mổ. Nếu chồng bạn chọn mặc cỡ lớn hơn thì anh ấy có thể bế con trong đó, áp sát vào khuôn ngực trần của mình.

Mẹ có thể nằm xuống và ôm bé vào ngực nhưng nhớ đừng ngủ quên. Hoặc mẹ có thể ngồi bế bé, giữ bé ở tư thế thẳng, đặt ngực trẻ áp sát vào ngực mẹ và đắp chăn mỏng lên lưng trẻ để giữ ấm. Hoặc, nếu bạn có việc cần thiết phải làm thì bạn có thể sử địu để giữ bé ở gần bạn.

Tiếp xúc da tiếp da có thể hữu ích cho những bà mẹ gặp khó khăn khi cho con bú, giúp quá trình cho con bú trở nên dễ dàng hơn cho cả mẹ và bé. Theo bản năng, trẻ sẽ tìm thấy vú mẹ dễ dàng hơn và bú khi trẻ sẵn sàng, đồng thời có thể phải mất vài lần trẻ mới quen với việc bú mẹ.

Trên đây là lời giải đáp cho câu hỏi làm thế nào để thực hiện được phương pháp da tiếp da đúng cách. Hy vọng với những thông tin trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về cách thực hành cũng như những lợi ích tuyệt vời mà nó đem lại cho cả mẹ và bé.

Xem thêm: Sinh con đầu lòng thường ở tuần bao nhiêu?

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.