Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Sinh con đầu lòng thường ở tuần bao nhiêu?

Ngày 19/02/2024
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Lần đầu làm mẹ chắc chắn sẽ có rất nhiều bỡ ngỡ. Sinh con đầu lòng thường ở tuần bao nhiêu thường là câu hỏi được rất nhiều mẹ bầu quan tâm nhất. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn câu trả lời và bên cạnh đó là những dấu hiệu trẻ sắp ra đời mà cha mẹ cần quan tâm.

Mang thai và sinh con là quá trình đáng nhớ của người phụ nữ. Sau những tháng ngày mang thai vất vả thì khi đến ngày dự sinh bạn cần chuẩn bị tâm lý, tinh thần và sức khỏe thật tốt để chào đón bé ra đời thuận lợi. Vậy mẹ thường sinh con đầu lòng thường ở tuần bao nhiêu? Con đầu lòng thường sinh sớm hay muộn?

Một vài dấu hiệu cho thấy trẻ sắp ra đời

Trước khi sinh con đầu lòng thường ở tuần bao nhiêu bạn cần biết những dấu hiệu cho thấy mình sắp sinh con đầu lòng như sau:

Bụng tụt xuống đáng kể so với bình thường

Đây là một trong những dấu hiệu đầu tiên mẹ nhận thấy khi con sắp chào đời, cùng với triệu chứng đi tiểu thường xuyên do bé tụt sâu gây áp lực lên bàng quang.

sinh-con-dau-long-thuong-o-tuan-bao-nhieu 1.jpg
Bụng tụt xuống đáng kể so với bình thường là dấu hiệu cho thấy trẻ sắp ra đời

Xuất hiện chất nhầy bất thường

Khi mang thai cổ tử cung đóng lại và hình thành một lớp chất nhầy để ngăn ngừa những tác hại cho thai nhi. Càng đến gần ngày sinh, cổ tử cung bắt đầu giãn ra khiến lớp nhầy bong ra và chảy ra, có thể kèm theo những vệt máu đỏ. Đây là dấu hiệu chuyển dạ bình thường và mẹ bầu không cần quá lo lắng.

Các cơn co thắt xảy ra thường xuyên

Các bà mẹ mang thai thường trải qua những cơn co thắt ngày càng mạnh hơn trong vài tuần đến cả tháng trước khi sinh. Vì vậy, các mẹ cũng cần nhận thức rằng các cơn co thắt tử cung là tín hiệu chuyển dạ và cũng là cơn đau bình thường như sau: Nếu là đau chuyển dạ, các cơn co thắt sẽ mạnh hơn chứ không giảm đi và cơn đau sẽ không biến mất khi thay đổi tư thế.

Con đầu lòng thường sinh vào tuần bao nhiêu?

Tổ tiên chúng ta thường nói mang thai là 9 tháng 10 ngày nên hầu hết mọi người đều có xu hướng nghĩ rằng mình sẽ sinh con vào khoảng tuần thứ 42. Nhưng trên thực tế, sinh con vào tuần bao nhiêu còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như: Cơ địa, tình trạng sức khỏe của mẹ, sự phát triển của thai nhi, các ảnh hưởng bên ngoài khác... Vì vậy thời gian sinh từ tuần 37 vẫn được coi là bình thường.

Với những tiến bộ khoa học ngày nay, các bác sĩ còn có thể tư vấn cho gia đình về ngày dự sinh với độ chính xác đáng kể. Dựa vào ngày dự sinh này, mẹ và gia đình sẽ có sự chuẩn bị tốt hơn. Tuy nhiên, thông thường, đứa con đầu lòng của bạn sẽ chào đời trước ngày dự sinh khoảng từ 7 đến 10 ngày.

sinh-con-dau-long-thuong-o-tuan-bao-nhieu 2.jpg
Con đầu lòng của bạn sẽ chào đời trước ngày dự sinh khoảng từ 7 đến 10 ngày

Kinh nghiệm cần ghi nhớ cho mẹ khi sinh con đầu lòng

Quan tâm đến sức khỏe

Những tuần đầu tiên của thai kỳ được coi là thời điểm quan trọng để thai nhi phát triển khỏe mạnh. Nghiên cứu cho thấy khi bạn phát hiện bản thân bị chậm kinh và que thử thai có 2 vạch thì thai nhi đã ở trong tử cung của bạn. Vì vậy, bạn cần thiết lập thói quen ăn uống lành mạnh và khoa học ngay từ đầu thai kỳ. Tại thời điểm này bạn có thể tham khảo ý kiến ​​của chuyên gia dinh dưỡng để có được kế hoạch bổ sung khoa học nhất.

Các bác sĩ khuyến cáo rằng nếu dự định sinh con thì phụ nữ không nên uống rượu, hút thuốc hay có những hành vi khác ảnh hưởng xấu đến sức khỏe trước khi mang thai mà nên bổ sung vitamin tổng hợp và axit folic ngay từ giai đoạn chuẩn bị mang thai. Tuy nhiên, đừng lo lắng nếu con xuất hiện khi bạn có những thói quen không lành mạnh. Thay vào đó, bạn cần thay đổi lối sống khoa học để trẻ được sinh ra khỏe mạnh.

Đặt lịch hẹn khám thai định kỳ

Sau khi biết bản thân đã có thai thì bạn nên đặt lịch khám và theo dõi thai kỳ định kỳ tại những cơ sở y tế uy tín, có đội ngũ bác sĩ giỏi chuyên môn, có nhiều kinh nghiệm để quá trình mang thai được diễn ra suôn sẻ nhất.

Đảm bảo dinh dưỡng cũng như giấc ngủ

Triệu chứng ốm nghén thường xuất hiện trong ba tháng đầu tiên, vì vậy đừng quá lo lắng nếu bạn trở nên nhạy cảm hơn với mùi hoặc cảm thấy khó chịu với một số loại thực phẩm. Tuy nhiên, khi tình trạng ốm nghén kéo dài và bạn không thể ăn uống gì, bạn cần liên hệ ngay với bác sĩ để được tư vấn, hướng dẫn điều trị nhằm đảm bảo mẹ và bé  được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng.

Tham gia các lớp học tiền sản

Các bác sĩ sản khoa khuyến cáo những cặp vợ chồng chưa có kinh nghiệm sinh con lần đầu nên tham gia các lớp học tiền sản để có kinh nghiệm xác định cơn chuyển dạ, hướng dẫn cách thở và giảm bớt cơn đau khi chuyển dạ, làm thế nào để phục hồi nhanh chóng sau khi sinh con và những lưu ý khi chăm sóc con những ngày đầu tiên... Tốt nhất, người chồng cũng nên tham gia các lớp học cùng vợ để hiểu những gì cô ấy sẽ phải trải qua.

Chuẩn bị tinh thần cho việc sinh nở

Lo lắng, sợ hãi là những cảm xúc thường gặp của hầu hết phụ nữ mang thai trước khi sinh con, đặc biệt nếu đây là lần đầu tiên họ chuyển dạ. Chuyển dạ có thể kéo dài 8 đến 10 giờ. Khi các cơn co thắt xảy ra, bạn cần cố gắng giữ bình tĩnh, hít thở sâu mỗi khi cảm thấy đau và tập trung suy nghĩ vào những việc khác để giúp bạn thư giãn và chuyển dạ nhanh hơn.

sinh-con-dau-long-thuong-o-tuan-bao-nhieu 3.jpg
Khi sinh con đầu lòng, mẹ cần chuẩn bị tinh thần cho việc sinh nở

Chăm sóc sau sinh như thế nào?

Để cơ thể mẹ nhanh chóng hồi phục sau sinh và chăm sóc bé tốt hơn, những vấn đề sau cần được chú ý trong quá trình chăm sóc sau sinh:

Đối với mẹ

Sau khi sinh, cơ thể người mẹ dần phục hồi những gì đã thay đổi trong quá trình mang thai và sinh nở, đồng thời sản sinh ra sữa để nuôi con. Vì vậy, mẹ cần nghỉ ngơi, thư giãn đúng cách, tránh căng thẳng, trầm cảm sau sinh, ăn uống khoa học, bổ sung đầy đủ dinh dưỡng để cung cấp đầy đủ các loại dinh dưỡng cho con qua sữa mẹ.

Đối với trẻ sơ sinh

Chăm sóc trẻ sơ sinh được cho là nhiệm vụ khó khăn nhất mà nhiều bậc cha mẹ phải đối mặt, đặc biệt là các cặp vợ chồng có con đầu lòng. Cha mẹ cần chú ý đến giấc ngủ của bé, nhưng nếu bé ngủ quá nhiều, khoảng hơn 16 tiếng một ngày thì nên liên hệ ngay với bác sĩ vì đây có thể là dấu hiệu nhiễm trùng sơ sinh.

Ngoài ra, một số bé sẽ có dấu hiệu vàng da sơ sinh trong vòng 1 tuần sau khi sinh. Đây là hiện tượng sinh lý bình thường và sẽ tự biến mất sau 7 đến 10 ngày. Tuy nhiên, nếu tình trạng vàng da kéo dài thì cha mẹ nên thông báo ngay cho bác sĩ để có biện pháp can thiệp kịp thời.

Trên đây là lời giải đáp của Nhà thuốc Long Châu cho câu hỏi con đầu lòng thường ra đời vào tuần bao nhiêu. Hy vọng với những thông tin trên đã trả lời được thắc mắc của các bạn về sinh con đầu lòng thường ở tuần bao nhiêu cũng như giúp các mẹ biết được các kinh nghiệm trước và sau khi sinh để đảm bảo sức khỏe tốt nhất.

Xem thêm: Nguyên nhân và cách đẩy lùi cơn ớn lạnh khi mang thai

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm