Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng & chữa bệnh

Tại sao phải nhịn ăn uống trước phẫu thuật?

Ngày 25/06/2024
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Nhịn ăn là một trong những quy tắc phổ biến để chuẩn bị trước khi phẫu thuật. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết lý do, thời gian nhịn ăn và cách nhịn ăn trước khi phẫu thuật. Hy vọng những thông tin dưới đây sẽ hữu ích với bạn và giúp bạn có sự chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi phẫu thuật.

Nhịn ăn uống trước khi phẫu thuật là mối quan tâm của nhiều bệnh nhân. Tẩm bổ quá nhiều trước phẫu thuật hay nhịn ăn quá lâu trước khi phẫu thuật đều là những quan niệm sai lầm. Sự hiểu biết rõ ràng và chính xác về các quy tắc nhịn ăn trước phẫu thuật có thể giúp đảm bảo sức khỏe tốt và góp phần vào sự thành công của ca phẫu thuật.

Nhịn ăn trước khi phẫu thuật như thế nào?

Nếu bạn dự kiến thực hiện ​​phẫu thuật sắp tới, nhân viên y tế sẽ yêu cầu bạn không ăn hoặc uống trong vòng 8 đến 12 giờ trước khi phẫu thuật. Trừ khi bạn vẫn được cho phép uống thuốc với vài ngụm nước vào buổi sáng trước khi phẫu thuật, quy tắc không ăn hoặc uống trước khi phẫu thuật có hiệu quả có nghĩa là bạn không được cho bất cứ thứ gì vào miệng. Ngay cả một bữa ăn nhẹ hoặc một ngụm nước cũng có thể khiến cuộc phẫu thuật của bạn có nguy cơ bị trì hoãn thêm hoặc hủy bỏ.

tai-sao-phai-nhin-an-uong-truoc-phau-thuat 1.jpg
Nhân viên y tế sẽ yêu cầu bạn không ăn hoặc uống trong vòng 8 đến 12 giờ trước khi phẫu thuật

Một điều thuận lợi là hầu hết mọi người đều ngủ trong thời gian nhịn ăn từ 8 đến 12 giờ trước khi phẫu thuật và nhiều ca phẫu thuật được lên lịch vào sáng sớm. Bệnh nhân có thể ngừng ăn vào đêm trước phẫu thuật và sau đó không uống gì từ khi thức dậy cho đến khi phẫu thuật hoàn tất. Trong một số trường hợp đặc biệt, bác sĩ có thể yêu cầu việc chuẩn bị đường ruột. Lúc này, người bệnh cần uống dung dịch làm loãng chất thải để loại bỏ hoàn toàn các chất có trong đường tiêu hóa, tạo điều kiện thuận lợi cho các trường hợp phẫu thuật nội soi, hạn chế nhiễm trùng.

Vì sao bệnh nhân phải nhịn ăn trước phẫu thuật?

Có nhiều lý do khiến bệnh nhân được yêu cầu không ăn uống bất cứ thứ gì trước khi phẫu thuật, một trong số đó là các biến chứng nghiêm trọng có thể xảy ra khi có thức ăn trong dạ dày trong quá trình gây mê.

Chức năng hô hấp

Nếu thức ăn hoặc nước uống vô tình rơi vào đường thở, cơ thể sẽ phản ứng bằng cách ho hoặc nôn mửa dữ dội để bảo vệ đường thở.

Khi được gây mê toàn thân, bạn sẽ không còn khả năng phản ứng như thế này nữa vì tất cả các cơ đều bị tê liệt. Khi đó, bạn đã bất tỉnh, không còn biết ho và nguy cơ ngạt thở do sặc là rất cao.

Ngoài ra, ống nội khí quản sẽ được đặt vào đường thở của bệnh nhân. Đây là cách để bác sĩ gây mê gắn vào máy thở, bơm dưỡng khí và hút ra theo chu kỳ đều đặn, đồng thời giúp nhân viên y tế dễ dàng hút dịch tiết có thể gây tắc nghẽn đường thở. Tuy nhiên, điều này sẽ không bảo vệ bạn hoàn toàn nếu với một chiếc dạ dày căng đầy.

Chuẩn bị đường ruột

Nếu phẫu thuật được thực hiện trên một phần của hệ tiêu hóa, thức ăn còn sót lại trong ruột có thể khiến phẫu thuật trở nên khó khăn hơn và làm tăng nguy cơ nhiễm trùng. Vì vậy, việc ăn uống trước khi phẫu thuật có thể khiến cuộc phẫu thuật bị hủy bỏ.

tai-sao-phai-nhin-an-uong-truoc-phau-thuat 2.jpg
Việc ăn uống trước khi phẫu thuật có thể khiến cuộc phẫu thuật bị hủy bỏ

Trong một số trường hợp, nếu cần phải phẫu thuật ruột khẩn cấp, nhân viên y tế sẽ phải sử dụng các loại thuốc làm tăng tống xuất hoặc các thao tác thực thể để làm trống hoàn toàn đường tiêu hóa của bạn, điều này có thể giúp đào thải các chất cặn ra ngoài càng nhanh càng tốt.

Vấn đề buồn nôn và nôn

Buồn nôn và nôn sau phẫu thuật là một trong những biến chứng thường gặp nhất trong quá trình hồi phục. Điều này có thể dễ dàng hạn chế hơn nếu bệnh nhân đã nhịn ăn trước đó. Điều trị bằng thuốc chống nôn có thể làm giảm triệu chứng này nhưng khó thực hiện được khi đường tiêu hóa đã đầy.

Ngoài ra, nếu bệnh nhân đã ăn hoặc uống nước trong dạ dày khi chuẩn bị phẫu thuật, bệnh nhân có thể dễ bị nôn khi bắt đầu gây mê. Sự kết hợp giữa thuốc gây mê, thuốc giãn cơ và đặt nội khí quản có thể khiến bệnh nhân hít chất nôn vào phổi. Hít phải thức ăn hoặc chất lỏng đã tiêu hóa có thể nhanh chóng dẫn đến viêm phổi, nhiễm trùng phổi do hóa chất. Cách tốt nhất để có thể ngăn chặn nguy cơ này là có một chiếc dạ dày hoàn toàn trống trước phẫu thuật.

Bệnh nhân cần nhịn ăn bao lâu trước khi mổ?

Nếu bạn đã từng phẫu thuật thì quy tắc không ăn uống gì trước khi phẫu thuật sẽ trở nên quen thuộc. Tuy nhiên, các chuyên gia vẫn chưa thống nhất về thời gian nhịn ăn bắt buộc. Một số ý kiến ​​cho rằng thời gian nhịn ăn không cần quá dài, tùy thuộc vào đối tượng và tính chất của ca phẫu thuật.

Nhìn chung, các hướng dẫn chuẩn bị trước phẫu thuật đã nới lỏng thời gian nhịn ăn trong những năm gần đây nhưng vẫn không thay đổi quy định cấm bệnh nhân ăn uống từ nửa đêm trước phẫu thuật. Nếu bắt đầu lên kế hoạch vào buổi chiều, bạn sẽ dễ dàng chấp nhận yêu cầu nhịn ăn hơn và mọi sự chuẩn bị sẽ trở nên chủ động hơn. Không chỉ vậy, nếu bạn cần bất kỳ sự trợ giúp nào, các bác sĩ phẫu thuật và bác sĩ gây mê luôn sẵn sàng thực hiện mong muốn của bạn.

Mặc dù nhịn ăn có thể giúp hạn chế nguy cơ hít sặc, nhưng một số nghiên cứu cho thấy việc làm rỗng dạ dày quá lâu không làm giảm thêm nguy cơ này. Thậm chí, nếu cơ thể bệnh nhân chịu sự đói lả, quá trình phục hồi đôi khi còn gặp khó khăn hơn.

Ngoài ra, nhịn ăn quá lâu có thể dẫn đến đau đầu, buồn nôn, chóng mặt và mất nước. Tình trạng mất nước có thể trầm trọng, gây máu cô đặc, khiến nhân viên y tế khó lấy máu xét nghiệm và dễ dẫn đến kết quả sai.

tai-sao-phai-nhin-an-uong-truoc-phau-thuat 3.jpg
Nhịn ăn quá lâu có thể dẫn đến đau đầu, buồn nôn, chóng mặt và mất nước

Hiệp hội Bác sĩ gây mê Hoa Kỳ quy định trong hướng dẫn nhịn ăn trước phẫu thuật rằng thời gian nhịn ăn phải phù hợp với đối tượng và tính chất của cuộc phẫu thuật như gây mê dài hay ngắn, phẫu thuật trong ổ bụng hoặc ngoài ổ bụng... Trong hầu hết các trường hợp, các quy tắc nhịn ăn thông thường là:

  • Các bữa ăn chính bao gồm đồ chiên, chất béo và thịt cần ngưng đến tám giờ trước khi tiến hành phẫu thuật.
  • Nên ngừng ăn nhẹ như bánh mì nướng, trà và sữa trong vòng sáu giờ trước khi phẫu thuật.
  • Bạn nên ngừng uống các chất lỏng trong như nước lọc, trà, cà phê đen, đồ uống có ga và nước trái cây không cồn tối đa hai giờ trước khi phẫu thuật.

Tóm lại, việc nhịn ăn trước phẫu thuật cần phải được quy định rõ ràng và thực hiện đúng. Việc kiêng khem quá mức đôi khi có thể tác động tiêu cực đến chất lượng của ca phẫu thuật. Biết những điều này và thực hiện tốt chúng là một cách giúp phẫu thuật thuận tiện hơn cho bản thân hoặc người thân của bạn.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Ngô Kim Thúy

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.