Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Ngày đầu tiên đi nhà trẻ, bé tạm chia tay ngôi nhà quen thuộc cùng gia đình thân thương, làm quen với môi trường mới với thầy cô, bạn bè. Việc thay đổi nếp sinh hoạt hàng ngày và môi trường sống sẽ ảnh hưởng sức khỏe và tâm lý của bé. Do đó, ba mẹ cần hiểu được tâm lý trẻ mới đi nhà trẻ, từ đó có giải pháp giúp bé hòa nhập tốt.
Các bật phụ huynh thường đau đầu, lo lắng khi cho con đi nhà trẻ. Vì trẻ sẽ có những biểu hiện quấy khóc, phản đối, không chịu đến trường hoặc tâm lý của trẻ bất ổn trong suốt những ngày đầu mới đi học. Hãy tham khảo bài viết sau để tìm hiểu tâm lý trẻ mới đi nhà trẻ là như thế nào và cách giải quyết tình huống này ra sao.
Hiện nay, chưa có quy định nào về độ tuổi thích hợp để cho bé đi nhà trẻ. Để biết thời điểm bé đi nhà trẻ, ba mẹ dựa vào mức độ nhận biết, khả năng hòa nhập của bé và hoàn cảnh gia đình. Tuy nhiên, các chuyên gia tâm lý khuyên rằng thời điểm bé có thể đi nhà trẻ là từ 2 – 3 tuổi vì đây là giai đoạn bé phát triển nhanh về giác quan, nhận thức, tính cách và khả năng giao tiếp. Ngoài ra, bé đã được tiêm vắc xin phòng bệnh đầy đủ nên đảm bảo có đủ sức khỏe để tiếp xúc với môi trường bên ngoài.
Những biểu hiện thường gặp của tâm lý trẻ mới đi nhà trẻ cũng như sức khỏe của trẻ như sau:
Do tiếp xúc với môi trường mới, các bé thường quấy khóc hơn bình thường, bám ba mẹ nhiều hơn, thậm chí là bị sụt cân và bị cảm sốt. Trong thời gian 1 – 2 tuần đầu, ba mẹ cần kiên trì tập cho bé thích nghi với sự thay đổi, đừng quá nôn nóng, sốt ruột mà cho con nghỉ học ở nhà. Một thời gian sau, bé sẽ nhận thức được rằng đi học là điều không thể tránh khỏi.
Khi thay đổi môi trường sống, tâm lý trẻ mới đi nhà trẻ trở nên bất ổn và khiến ba mẹ lo lắng. Lúc này, ba mẹ cần đồng hành, động viên và khuyến khích con nhiều hơn để giúp bé cảm thấy mỗi ngày tới trường là một niềm vui.
Khi chọn trường cho trẻ, ba mẹ nên lưu ý dựa theo một số tiêu chí như cơ sở vật chất, khoảng cách địa lý, chương trình giảng dạy, giáo viên và mức học phí. Ngoài ra, để yên tâm hơn, ba mẹ nên chọn trường có lắp camera trong lớp học để quan sát con mỗi ngày.
Trước khi cho trẻ đi học, ba mẹ nên đưa bé đến tham quan trường để con làm quen với lớp học, sân chơi, nhà ăn,… Ngoài ra, để bé dễ dàng thích nghi hơn, ba mẹ nên cho con làm quen trước với lịch sinh hoạt của nhà trẻ và rèn luyện một số kỹ năng ăn uống như tự uống nước, tự xúc ăn, tự đi vệ sinh,…
Để chuẩn bị tâm lý cho trẻ từ sớm, ba mẹ có thể kể cho con về việc trường học, về cô giáo, bạn mới, đồ chơi mới,… Điều này sẽ khiến bé cảm thấy thoải mái, vui vẻ khi đến trường, đồng thời làm giảm tâm lý lo sợ khi bé xa vòng tay của ba mẹ.
Vào ngày đầu tiên đến trường, trẻ sẽ thể hiện sự lo lắng, quấy khóc và sợ hãi. Lúc này, ba mẹ nên ôm con để trấn an, giúp con giảm bớt sự sợ hãi, đồng thời động viên con. Khi đến đón trẻ tan học, ba mẹ hãy khen ngợi, động viên, khuyến khích con để con tiếp tục đến lớp vào ngày hôm sau.
Nếu gặp những tình huống phát sinh không mong muốn khi con đến trường lần đầu tiên, ba mẹ có thể tham khảo những cách xử lý dưới đây:
Trấn an, vỗ về, ôm trẻ trước khi vào lớp và nói với trẻ một lát nữa ba mẹ sẽ đón con về nhà. Điều này làm cho trẻ cảm thấy bớt sợ và nín khóc.
Khi ở nhà đến trường, ba mẹ cần tạo cho con sự hứng khởi như chỉ cho con xem những điều thú vi trên đường đi, có thể mang theo món đồ chơi yêu thích của con để con cảm thấy an tâm hơn.
Sau khi mới đi nhà trẻ, trẻ trở nên biếng ăn. Đây là tình trạng thường gặp ở nhiều bé khi mới đi học. Lúc này, ba mẹ nên kiên nhẫn, không nên ép trẻ ăn hay la mắng khiến trẻ sợ hãi và có thể gây tổn thương tâm lý.
Nếu trẻ gặp khó khăn trong việc sử dụng muỗng, tự xúc cơm ăn, ba mẹ nên hướng dẫn để con ăn uống dễ dàng hơn, có thể kể chuyện vui cho trẻ trong lúc ăn để tạo sự hứng khởi.
Nếu ở trường trẻ biếng ăn, chỉ ăn được thức ăn ở nhà, ba mẹ có thể chuẩn bị sẵn thức ăn và gửi cho giáo viên nhờ hỗ trợ cho bé ăn.
Một số trường hợp bé đi nhà trẻ về thì quấy khóc nhiều hơn, ba mẹ có thể áp dụng một số cách xử lý vấn đề này như sau:
Theo các chuyên gia tâm lý, chưa quy định về việc trẻ biết nói hay chưa biết nói có thể cho đi nhà trẻ. Trên thực tế, có trường hợp trẻ biết nói từ khi 1 tuổi nhưng cũng có trẻ hơn 2 tuổi mới bắt đầu bập bẹ nói.
Mỗi bé có sự phát triển khác nhau nên khó thống nhất độ tuổi đi nhà trẻ, tuy nhiên ba mẹ hoàn toàn có thể đưa con đi học khi con khỏe mạnh, ăn uống tốt, có khả năng thích nghi cao.
Nhiều bậc phụ huynh cho con đi nhà trẻ sớm vì bận rộn, không có người chăm sóc. Tuy nhiên, trẻ 12 tháng là độ tuổi quá nhỏ khi đi nhà trẻ khiến ba mẹ lo lắng, bất an.
Để khắc phục vấn đề này, ba có thể lưu ý những điều sau:
Qua bài viết trên đây, phụ huynh đã hiểu hơn về tâm lý trẻ mới đi nhà trẻ, từ đó có giải pháp giúp trẻ vượt qua trở ngại này, dần dần thích nghi tốt với môi trường mới, điều này rất quan trọng cho sự phát triển của trẻ sau này.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.