Chỉ số glucose trong máu có thể thay đổi liên tục từng ngày thậm chí là từng phút. Do đó theo dõi chỉ số đường huyết hằng ngày là một công việc cần thiết.
Nguyên nhân gây ra tình trạng đường huyết không ổn định
Chế độ ăn uống
Chế độ ăn uống là một trong những nguyên nhân làm mất ổn định chỉ số đường huyết. Nếu sử dụng các loại đồ uống thể thao, đồ uống có chứa caffeine, thực phẩm có chứa carbohydrate, các loại trái cây khô sẽ làm tăng nguy cơ lượng đường huyết trong máu cao.
Stress
Khi stress cũng khiến hormon cortisol và epinephrine tăng cao làm tăng lượng đường trong máu để có thể giúp cơ thể có nhiều năng lượng hơn. Điều này rất nguy hiểm với những người mắc bệnh tiểu đường.
Stress là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng đường huyết không ổn định
Chế độ sinh hoạt
Chế độ sinh hoạt thiếu khoa học sẽ làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường type 2 cao hơn. Thiếu ngủ khiến cơ thể bị rối loạn, từ đó gia tăng hormone cortisol. Hay việc bỏ bữa sáng thường xuyên sẽ làm lượng đường trong máu giảm, gây ra chứng thèm đồ ngọt. Từ đó khi cơ thể nạp nhiều đồ ngọt vô hình chung làm lượng đường trong máu cao.
Sử dụng thuốc điều trị bệnh
Một số loại thuốc như corticoster, prednisone trong quá trình điều trị nổi ban da, thuốc trầm cảm, thuốc tránh thai, viêm khớp, hen suyễn,... Cũng có thể làm gia tăng chỉ số đường huyết trong máu.
Những nguy hiểm nếu chỉ số đường huyết không ổn định
Hạ đường huyết gây nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến não và hồng cầu. Đây là 2 bộ phận hoạt động phụ thuộc nhờ năng lượng mà Glucose cung cấp. Việc hạ đường huyết kéo dài mà không được phát hiện nhanh chóng sẽ dẫn đến những biến chứng làm tổn thương não nặng, thậm chí là tử vong.
Chỉ số đường huyết không ổn định gây ra nhiều tác động xấu đối với sức khỏe
Còn việc tăng chỉ số đường huyết sẽ ảnh hưởng đến các bộ phận quan trọng như: Thận, tim, mắt, thần kinh. Nhiễm toan ceton và hội chứng tăng áp lực thẩm thấu là hai trong số nhiều biến chứng nghiêm trọng mà việc tăng đường huyết gây ra. Nhiễm toan ceton gây ra tình trạng mất nước, lú lẫn, đầu óc không thông minh.
Hội chứng tăng áp lực thẩm thấu khiến cho cơ thể không sử dụng được đường, khiến người mắc đi tiểu thường xuyên. Ngoài ra cơ thể còn xuất hiện các triệu chứng như: Co giật, mất thị lực, ảo giác.
Tầm quan trọng của việc đo đường huyết thường xuyên
Việc đo, theo dõi chỉ số đường huyết hằng ngày sẽ giúp phản ánh chính xác tình trạng của người bệnh đái tháo đường. Từ đó nắm rõ được mối tương quan giữa nồng độ đường huyết với chế độ dinh dưỡng và chế độ tập luyện thể dục mỗi ngày.
Cho biết lối sống, chế độ sinh hoạt của bạn có đang khoa học hay không. Các loại thuốc bạn đang sử dụng có vô tình làm tăng chỉ số đường huyết hay không, từ đó hạn chế cũng như phòng bệnh tiểu đường hiệu quả.
Theo dõi chỉ số đường huyết mỗi ngày cũng góp phần phát hiện ngay các trường hợp bị huyết quá cao hoặc quá thấp. Từ đó có thể dễ dàng chuẩn bị các biện pháp can thiệp kịp thời để tránh những biến chứng không đáng có.
Theo dõi chỉ số đường huyết sẽ giúp các bác sĩ thăm khám bạn được dễ dàng hơn. Đặc biệt trong việc điều chỉnh lượng insulin, hay các yếu tố ảnh hưởng khác nếu việc kiểm soát được đường huyết không hiệu quả trong thời gian dài.
Việc đo đường huyết thường xuyên giúp bạn biết được tình trạng tăng hay hạ đường huyết trong cơ thể
Khoảng thời gian nên kiểm tra chỉ số đường huyết
Theo khuyến cáo của các chuyên gia người bệnh tiểu đường nên theo dõi chỉ số đường huyết mỗi ngày, tốt nhất là nên kiểm tra vào 4 thời điểm sau trong ngày:
- Khi mới thức giấc: Mức đường huyết bình thường nên dao động từ 90 -130 mg/dl (khoảng 5-7 mmol/l).
- Trước khi ăn: Mức đường huyết nên dao động từ 70 -130 mg/dl (khoảng 4-7mmol/l).
- Khoảng 2h sau bữa ăn: Mức đường huyết nên dưới 180mg/dl( khoảng 10mmol/l).
- Trước lúc đi ngủ: Mức đường huyết nên từ 110 -150 mg/dl (khoảng 6-8mmol/l).
Máy đo đường huyết On Call Plus sẽ là thiết bị giúp bạn dễ dàng thao tác kiểm tra, cho kết quả nhanh chóng. Thiết bị được đánh giá cao khi cho kết quả chính xác tại nhiều thời điểm khác nhau. Trang bị máy đo đường huyết chủ động tại nhà sẽ tiện lợi hơn rất nhiều trong việc tầm soát sức khỏe, tiết kiệm thời gian di chuyển đến các cơ sở y tế.
Máy đo đường huyết On Call Plus là thiết bị được ưa chuộng trên thị trường với nhiều đặc điểm nổi bật nhằm tối ưu trải nghiệm cho người dùng, bạn có thể tham khảo bao gồm:
- Sản phẩm có kích thước gọn nhẹ cùng màn hình LCD lớn giúp hiển thị kết quả và các thông số rõ ràng.
- Máy sử dụng 1 pin nguồn CR2032 cho ra khoảng 1000 lần đo.
- Công nghệ đo dựa trên cảm ứng sinh học tiên tiến cho kết quả chính xác đến 99%.
- Tính năng tự động cài mã cho que thử của máy đo đường huyết On Call Plus giúp loại bỏ các lỗi mã hóa.
- Phân biệt kết quả trước và sau bữa ăn.
- Bộ nhớ của On Call Plus lưu được đến 300 kết quả kèm ngày tháng và thời gian đo, tính kết quả đo trung bình cho 7, 14 hoặc 30 ngày.
Máy đo đường huyết On Call Plus là sản phẩm kiểm tra sức khỏe tối ưu cho nhiều gia đình
Cách xử trí với người bị tăng đường huyết
Khi đường huyết tăng cao đột ngột sau bữa ăn 1 giờ, bạn có thể hạ đường huyết cấp tốc bằng cách:
- Uống nhiều nước để lượng đường được đào thải ra ngoài qua đường tiểu. Tuy nhiên người bị bệnh thận, cao huyết áp hoặc suy tim không nên áp dụng cách này.
- Tiêm thêm 1 – 2 đơn vị insulin để nhanh chóng giảm đường huyết. Tuy nhiên chỉ thực hiện điều này khi bạn đang được chỉ định tiêm insulin.
- Uống 1 cốc trà xanh hoặc sử dụng từ 3 – 4 thìa bột quế để có thể giúp giảm đường huyết một cách tức thời.
- Vận động 15 – 20 phút nhằm mục đích gia tăng sử dụng glucose ở cơ bắp, từ đó làm giảm đường máu. Lưu ý không tập luyện khi thấy người choáng váng, chóng mặt, hoặc sốt.
- Các biện pháp này chỉ thực hiện khi chỉ số đường huyết cao do thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt. Không áp dụng với trường hợp người bệnh quên không uống thuốc.
Cách xử trí với người bị hạ đường huyết
- Dừng sử dụng ngay các thuốc có thể khiến hạ đường huyết.
- Thực hiện ngay xét nghiệm đường máu mao mạch đầu ngón tay nếu có.
- Trường hợp hạ đường huyết ở mức độ nhẹ và trung bình cần: Cho uống ngay nước đường hoặc chứa đường glucose, saccharose. Có thể cho ăn một viên kẹo, miếng bánh ngọt.
- Trường hợp hạ đường huyết nặng, bệnh nhân ở trong tình trạng hôn mê cần nhanh chóng gọi cấp cứu đưa bệnh nhân tới trung tâm y tế gần nhất để được điều trị và theo dõi.
Có thể thấy theo dõi chỉ số đường huyết hằng ngày là việc rất quan trọng, điều này sẽ giúp bạn có biện pháp thích hợp đưa đường huyết của mình ra ngoài vùng nguy hiểm. Từ đó giúp cân bằng sức khỏe, đồng thời giảm các biến chứng của bệnh đái tháo đường.
Minh QA
Nguồn tham khảo: hellobacsi.com