Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Tầm soát ung thư đại tràng là gì? Đối tượng nguy cơ mắc ung thư đại tràng

Ngày 02/05/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Theo thống kê, ung thư đại tràng là một trong 5 nhóm ung thư thường mắc nhất trên toàn thế giới. Bởi vậy, phòng ngừa ung thư đại tràng là việc quan trọng để bảo vệ sức khỏe của bạn và gia đình. Nhiều người băn khoăn rằng có những cách nào giúp tầm soát ung thư đại tràng hiệu quả?

Vậy tầm soát ung thư đại tràng như thế nào? Ung thư đại tràng thường tiến triển âm thầm, không biểu hiện triệu chứng rõ ràng cho tới giai đoạn muộn. Lúc này, hiệu quả điều trị và tiên lượng sống sót của người bệnh giảm đi đáng kể. Chính vì vậy, người dân được khuyến khích nên tham gia chương trình tầm soát ung thư đại tràng tại các cơ sở y tế.

Tổng quan về ung thư đại tràng

Ung thư đại tràng bắt đầu hình thành từ lớp niêm mạc của đại tràng và thường phát triển chậm chạp trong thời gian dài. Tuy nhiên, nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, ung thư đại tràng có thể lan sang các cơ quan khác trong cơ thể và gây nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh.

Cách giúp tầm soát ung thư đại tràng là gì? Đối tượng nguy cơ mắc ung thư đại tràng 1
Ung thư đại tràng là nhóm ung thư phổ biến trên thế giới

Bởi vậy, phòng ngừa ung thư đại tràng rất quan trọng và có thể được thực hiện bằng nhiều biện pháp đơn giản như ăn uống lành mạnh, tập thể dục đều đặn, hạn chế sử dụng rượu, thuốc lá và tham gia chương trình sàng lọc ung thư đại tràng. 

Đối tượng nguy cơ mắc ung thư đại tràng

Người lớn tuổi

Một trong những yếu tố chính tăng nguy cơ mắc ung thư đại tràng là tuổi tác. Nguy cơ tăng lên đáng kể sau tuổi 50 và tỷ lệ mắc bệnh cao nhất thường xuất hiện ở những người trên 60 tuổi. Do đó, người cao tuổi cần chú ý đến các biểu hiện bệnh bất thường và thực hiện các xét nghiệm sàng lọc định kỳ.

Cách giúp tầm soát ung thư đại tràng là gì? Đối tượng nguy cơ mắc ung thư đại tràng 2
Người trên 60 tuổi có nguy cơ cao mắc ung thư đại tràng

Tiền sử bệnh lý gia đình 

Tiền sử bệnh lý mắc ung thư đại tràng trong gia đình cũng có thể tăng nguy cơ mắc bệnh. Nếu bạn có người thân trong gia đình (cha mẹ, anh chị em) đã từng mắc ung thư đại tràng, bạn cần thảo luận với bác sĩ về việc thực hiện xét nghiệm sàng lọc sớm và theo dõi chặt chẽ.

Điều này sẽ giúp phát hiện bệnh sớm, từ đó giúp quá trình điều trị hiệu quả hơn.

Chế độ ăn uống

Chế độ ăn uống không lành mạnh là một yếu tố khác có thể tăng nguy cơ mắc ung thư đại tràng. Tiêu thụ quá nhiều thực phẩm giàu chất béo, đồ ăn chế biến công nghiệp, thức ăn nhanh, thức ăn có nhiều đường và muối; kết hợp với chế độ ăn thiếu rau củ, quả và chất xơ có thể tăng nguy cơ mắc bệnh.

Tiếp xúc với chất gây ung thư

Tiếp xúc với các chất gây ung thư như hóa chất độc hại, thuốc trừ sâu, kim loại nặng hay thuốc nhuộm có thể tăng nguy cơ mắc ung thư đại tràng. Bởi vậy, người lao động cần tuân thủ các biện pháp an toàn khi làm việc với các chất này để giảm nguy cơ tiếp xúc và bảo vệ sức khỏe của mình.

Mặt khác, các yếu tố môi trường như ô nhiễm không khí, nước và đất có thể tác động đến sức khỏe và tăng nguy cơ mắc ung thư đại tràng. Để giảm bớt nguy cơ mắc bệnh, người dân cần giảm tiếp xúc với các chất gây ô nhiễm và duy trì môi trường sống trong lành.

Cách giúp tầm soát ung thư đại tràng là gì? Đối tượng nguy cơ mắc ung thư đại tràng 3
Ô nhiễm môi trường là yếu tố góp phần gây ung thư đại tràng

Phương pháp tầm soát ung thư đại tràng

Xét nghiệm máu

Xét nghiệm máu được sử dụng phổ biến trong thăm dò bệnh ung thư đại tràng. Mục đích của việc xét nghiệm máu là phát hiện sớm các biểu hiện bất thường của cơ thể, góp phần trong việc chẩn đoán sớm bệnh.

Các xét nghiệm máu thường được sử dụng để đánh giá tình trạng sức khỏe tổng quát của người bệnh, bao gồm xét nghiệm máu toàn phần, theo dõi chức năng gan, bộ xét nghiệm mỡ máu, xét nghiệm chức năng thận và thăm dò chức năng tuyến giáp. 

Đặc biệt, trong trường hợp bệnh ung thư đại tràng, các xét nghiệm máu đặc biệt quan trọng để phát hiện sớm bất kỳ dấu hiệu nào của bệnh. Điều này sẽ giúp các bác sĩ chẩn đoán và điều trị bệnh hiệu quả hơn. Tuy nhiên, xét nghiệm máu chưa đủ để chẩn đoán bệnh ung thư.

Cách giúp tầm soát ung thư đại tràng là gì? Đối tượng nguy cơ mắc ung thư đại tràng 4
Xét nghiệm máu là một trong các phương pháp tầm soát ung thư đại tràng

Xét nghiệm phân

Xét nghiệm phân trong tầm soát ung thư đại tràng được thực hiện để phát hiện sớm các dấu hiệu của bệnh. Khi các tế bào ung thư bắt đầu phát triển ở đại tràng, chúng sẽ thải ra các tế bào bị hư hỏng và chất độc vào phân. Xét nghiệm phân sẽ phát hiện các dấu hiệu này và cho biết liệu có tồn tại khối u hay không.

Xét nghiệm phân cũng có thể phát hiện các dấu hiệu bất thường khác của hệ tiêu hóa, chẳng hạn như vi khuẩn Helicobacter pylori hay viêm đại tràng.

Nội soi đại tràng

Nội soi đại tràng là một kỹ thuật chẩn đoán quan trọng giúp tầm soát ung thư đại tràng. Kỹ thuật này cho phép bác sĩ xem thấy toàn bộ niêm mạc đại tràng và phát hiện các dấu hiệu bất thường, bao gồm các khối u hay polyp, là những dấu hiệu tiềm ẩn gây ung thư.

Nội soi đại tràng được thực hiện bằng cách sử dụng một ống mềm có đường kính nhỏ được đưa qua hậu môn và dọc theo đại tràng. Đầu nội soi có thể được trang bị với một máy ảnh và đèn chiếu sáng để cho phép bác sĩ quan sát toàn bộ đại tràng trên màn hình máy tính.

Bên cạnh đó, bác sĩ có thể tiến hành lấy mẫu tế bào và mô thông qua kỹ thuật nội soi để xác định chính xác bản chất của khối u và đưa ra kế hoạch điều trị phù hợp.

Việc phát hiện sớm ung thư đại tràng là rất quan trọng để tăng khả năng chữa trị và cải thiện tiên lượng bệnh. Nếu bệnh được phát hiện sớm, các phương pháp điều trị, bao gồm phẫu thuật và hóa trị, sẽ hiệu quả hơn với cơ hội sống sót cao hơn.

Chăm sóc bệnh nhân ung thư đại tràng

Ung thư đại tràng là một bệnh lý nguy hiểm, đòi hỏi cần sự chăm sóc đặc biệt và kỹ lưỡng. Chăm sóc bệnh nhân ung thư đại tràng không chỉ bao gồm điều trị chính bệnh mà còn đảm bảo sự thoải mái tinh thần và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Dưới đây là một số lưu ý khi chăm sóc bệnh nhân ung thư đại tràng:

  • Thực hiện đúng lời khuyên của bác sĩ: Bệnh nhân cần thực hiện đầy đủ hướng dẫn của bác sĩ về điều trị, dinh dưỡng và lối sống. Ngoài ra, người bệnh cần thường xuyên đi tái khám và kiểm tra để đảm bảo bệnh không tái phát.
  • Dinh dưỡng hợp lý: Bệnh nhân cần được chăm sóc dinh dưỡng đúng cách để tăng cường sức khỏe, hỗ trợ hệ miễn dịch và giảm thiểu các tác dụng phụ của điều trị. Bác sĩ có thể đưa ra lời khuyên về chế độ ăn uống phù hợp để bệnh nhân được cung cấp đủ năng lượng và chất dinh dưỡng cần thiết.
  • Giảm căng thẳng: Quá trình điều trị có thể gây nhiều căng thẳng và đau đớn, do đó bệnh nhân cần phải giảm stress để giảm thiểu tác động tiêu cực của bệnh. Bệnh nhân có thể tìm kiếm sự hỗ trợ từ gia đình, bạn bè, bác sĩ tâm lý học hoặc nhóm hỗ trợ.
  • Theo dõi sức khỏe định kỳ: Bệnh nhân cần thường xuyên đi khám sức khỏe để kiểm tra tình trạng bệnh và đảm bảo đáp ứng với điều trị.

Trên đây là bài viết của Nhà thuốc Long Châu về các phương pháp giúp tầm soát ung thư đại tràng. Hy vọng với bài viết, bạn có thể biết được những thông tin cơ bản về căn bệnh này cũng như cách chăm sóc bệnh nhân ung thư đại tràng. Hãy tiếp tục đón xem những bài viết về chủ đề sức khỏe trên trang web của Nhà thuốc Long Châu nhé!

Xem thêm: Tầm soát ung thư gan bao gồm những gì? Những đối tượng nên tầm soát ung thư gan

Ánh Vũ

Nguồn tham khảo: vinmec.com

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm