Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Mang thai và sinh con là thiên chức cao quý, là trải nghiệm ý nghĩa trong cuộc đời của mỗi người phụ nữ. Với ý nghĩa đặc biệt như vậy, không có gì ngạc nhiên khi nhiều người quan tâm sâu sắc đến việc tăng cân khi mang thai cũng như chế độ dinh dưỡng để đảm bảo hành trình mang thai diễn ra an toàn và suôn sẻ.
Tăng cân khi mang thai luôn là mối quan tâm lớn cũng như gây ra nhiều mối lo lắng của nhiều bà bầu. “Tăng cân khi mang thai bao nhiêu là hợp lý?”, “Tăng cân nhiều khi mang thai có nguy hiểm không?”... luôn là những câu hỏi được nhiều người thắc mắc. Bài viết sau đây của Nhà thuốc Long Châu sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc và cung cấp những thông tin bổ ích cho quá trình mang thai của mẹ bầu.
Cân nặng khi mang thai không chỉ là một chỉ số về sức khỏe của mẹ mà còn là một yếu tố quan trọng trong sự phát triển của thai nhi trong tử cung. Sự tăng cân là một phần tự nhiên của quá trình mang thai và cung cấp cho thai nhi các chất dinh dưỡng quan trọng để phát triển một cách khỏe mạnh.
Nếu mẹ tăng cân quá nhiều, có thể dẫn đến các vấn đề như tiểu đường mang thai, tỷ lệ tăng cân của thai nhi cao, gây khó khăn trong quá trình sinh con. Ngược lại, nếu mẹ không tăng cân đủ, thai nhi có thể gặp khó khăn trong việc phát triển và có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bé sau khi ra đời. Vì vậy, việc kiểm soát cân nặng khi mang thai là quan trọng để đảm bảo sự phát triển lành mạnh của cả mẹ và thai nhi.
Tăng cân khi mang thai phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, như cân nặng của thai nhi, nhau thai, nước ối, thể tích máu tăng, mức tăng mỡ, mô và dịch cơ thể tăng, cùng với cơ địa riêng của mỗi người mẹ. Theo WHO (Tổ chức Y tế Thế giới) đã đưa ra công thức tính BMI (Chỉ số khối lượng cơ thể) của người mẹ trước khi mang thai để ước tính sự tăng cân trong thai kỳ.
Công thức tính BMI được tính bằng cách chia cân nặng của người mẹ trước khi mang thai cho bình phương chiều cao: Chỉ số BMI = cân nặng (kg) / [chiều cao x chiều cao] (m).
Dựa trên kết quả BMI này, WHO đã đề xuất các mức tăng cân trong thai kỳ như sau:
BMI khoảng 18,5 - 24,9 (cân nặng bình thường trước khi mang thai):
Tổng cộng tầm 10 - 12 kg trong suốt thai kỳ.
BMI < 18,5 (nhẹ cân trước khi mang thai):
Tăng cân nên đạt khoảng 25% so với cân nặng trước khi mang thai, thường là 12,7 - 18,3 kg.
BMI > 25 (thừa cân, béo phì trước khi mang thai):
Mức tăng cân lý tưởng là 15% cân nặng trước khi mang thai, thông thường là 7 - 11,3 kg.
Trường hợp mang thai song thai:
Nên tăng khoảng 16 - 20,5 kg.
Tuy nhiên, mức tăng cân cụ thể có thể thay đổi tùy theo tình trạng cơ thể và sự phát triển của thai nhi. Các mẹ nên thảo luận với bác sĩ hoặc chuyên gia y tế để có kế hoạch tăng cân phù hợp, an toàn trong suốt thai kỳ.
Theo dõi biểu đồ cân nặng khi mang thai là một phần quan trọng trong việc đảm bảo sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Để theo dõi sự tăng cân một cách hiệu quả, mẹ bầu cần tuân thủ một số lưu ý quan trọng:
Ngoài ra, cần lưu ý rằng từ tháng thứ 4 trở đi, việc tăng cân của mẹ bầu nên duy trì trong khoảng 1,5 - 2 kg mỗi tháng. Quá trình này đòi hỏi việc kiểm tra cân nặng đều đặn và nếu mẹ bầu tăng cân ít hơn 1 kg hoặc quá 3 kg mỗi tháng, hãy liên hệ với bác sĩ để được tư vấn và hỗ trợ.
Tăng cân khi mang thai là một phần quan trọng trong quá trình thai kỳ. Mức tăng cân phù hợp đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho sự phát triển của thai nhi, đồng thời bảo vệ sức khỏe của mẹ bầu. Các mẹ nên tập trung vào chế độ dinh dưỡng cân đối và duy trì lối sống lành mạnh để đảm bảo thai kỳ an toàn và khỏe mạnh.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung
Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.