Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Các mẹ bầu có thể ở trong tình trạng nôn nóng hơn bao giờ hết ở những tháng cuối thai kỳ vì sắp được gặp con yêu. Chắc hẳn các mẹ cũng rất tò mò về sự tăng trưởng của con trong giai đoạn này. Rất nhiều các mẹ thắc mắc không biết vào tháng cuối mỗi tuần thai nhi tăng bao nhiêu gam.
Để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé an toàn vào tháng cuối thai kỳ, sẽ có một số điều các mẹ bầu cần biết và lưu tâm. Hãy cùng bài viết dưới đây tìm hiểu xem vào tháng cuối mỗi tuần thai nhi tăng bao nhiêu gam là hợp lý và một số lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu để chăm sóc tốt cho sức khỏe của bản thân cũng như em bé trong bụng.
Trong giai đoạn cuối của thai kỳ, bé có khả năng tăng thêm gần 1kg vào tháng cuối và mỗi tuần có thể thêm từ 174g đến 240g, đây là mức cân nặng hợp lý. Lúc này, bé đang hoàn thiện các bộ phận còn lại để chuẩn bị cho việc ra đời. Xương của bé trở nên cứng cáp hơn, da mịn màng và tủy xương bắt đầu sản xuất hồng cầu đồng thời tích trữ chất béo quan trọng cho sự phát triển sau này.
Trong giai đoạn này, não bộ của bé phát triển một cách nhanh chóng. Vì vậy, việc cung cấp đủ dinh dưỡng cho cả mẹ và bé là điều rất quan trọng. Mẹ cần tập trung vào chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu để đảm bảo cung cấp đủ dưỡng chất cần thiết.
Khi mang thai đến tuần 37, bé đã phát triển đủ để có khả năng thực hiện một số phản xạ cơ bản như nắm tay hay quay mặt về phía ánh sáng. Đây là dấu hiệu của sự phát triển thần kinh và các khả năng cơ bản.
Trong giai đoạn này, bé thường đạt chiều dài từ đầu đến gót chân khoảng 48cm và cân nặng khoảng 2.85kg, nếu phát triển bình thường. Mặc dù bé đã đủ lớn, nhưng sự phát triển cuối cùng vẫn sẽ tập trung vào phần mông và chân, bé sẽ vừa vặn và thoải mái trong khung xương chậu của mẹ.
Tóm lại, giai đoạn cuối của thai kỳ là thời điểm bé hoàn thiện các bộ phận còn thiếu, đặc biệt là xương, da và hệ thần kinh. Bố mẹ cần đặc biệt chú ý đến việc cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cho bé trong bụng mẹ vì nếu thiếu đi chất dinh dưỡng, có thể gây nên tình trạng suy dinh dưỡng bào thai, ảnh hưởng tới sự phát triển của bé. Bé sau này có thể bị mắc suy dinh dưỡng, còi xương và một số bệnh lý nguy hiểm khác.
Cùng với câu hỏi “Tháng cuối mỗi tuần thai nhi tăng bao nhiêu gam?”, nhiều mẹ bầu cũng muốn hiểu rõ về những biến đổi mà cơ thể của họ trải qua vào thời điểm gần sinh.
Trong những tháng cuối thai kỳ, cơ thể của người mẹ đã trải qua nhiều sự thay đổi, cả về mặt ngoại hình và sự điều tiết bên trong, nhằm chuẩn bị cho sự ra đời của bé. Việc di chuyển trở nên khó khăn hơn do sự tăng trọng lượng và kích thước của bụng. Có thể xảy ra tình trạng da bị rạn và cơ thể có dấu hiệu phù nề do sự trữ nước.
Bên cạnh những thay đổi về ngoại hình, ở tuần thai này, người mẹ cũng có thể trải qua hiện tượng mất nút nhầy ở cổ tử cung. Dấu hiệu này thường xuất hiện trước khi cơ thể chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ. Nếu mẹ bầu thấy mất nút nhầy kèm theo sự xuất hiện của máu vào tuần thứ 37, đây có thể là dấu hiệu rằng cơ thể đã bắt đầu chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ.
Những biểu hiện này đều là những dấu hiệu mà người mẹ có thể theo dõi để biết cơ thể đang chuẩn bị sẵn sàng cho quá trình sinh đẻ.
Dù ở giai đoạn nào trong thai kỳ, việc bổ sung chất dinh dưỡng cân đối là vô cùng quan trọng để đảm bảo sự phát triển khoẻ mạnh của thai nhi. Đặc biệt, khi đến tuần thứ 37, gần cuối thai kỳ, có một số dưỡng chất cần được tập trung bổ sung:
Trong giai đoạn này, cần tập trung vào việc bổ sung các loại chất béo tốt cho cơ thể thay vì chất béo bão hòa. Những nguồn chất béo lành mạnh như bơ hạt, dầu oliu và quả bơ nên được ưu tiên.
Đảm bảo cung cấp đủ chất đường và tinh bột thông qua ngũ cốc và hạt. Tuy nhiên, cần cân nhắc để tránh tình trạng tiểu đường thai kỳ. Chất xơ từ trái cây và rau quả cũng rất quan trọng cho sức khỏe.
Để đảm bảo sự phát triển của thai nhi ở tuần thứ 37, cần cung cấp đủ protein từ nguồn thực phẩm như cá, thịt bò nạc, thịt gia cầm, trứng và sản phẩm từ sữa như sữa chua và phô mai.
Việc cung cấp đủ canxi rất quan trọng cho mẹ bầu. Canxi giúp mẹ bầu duy trì sức khỏe xương và răng, đồng thời hỗ trợ sự phát triển xương của thai nhi. Cần bổ sung khoảng 1200 - 1500mg canxi mỗi ngày từ thực phẩm giàu canxi như tôm, cá, sữa,...
Vitamin và sắt đóng vai trò quan trọng trong việc chuẩn bị cho quá trình sinh nở. Sắt giúp ngăn ngừa tình trạng thiếu máu. Cần hạn chế sử dụng thức uống có gas, cà phê và các chất kích thích, thay vào đó tăng cường việc sử dụng nước trái cây để cung cấp vitamin và khoáng chất.
Cùng với việc bổ sung dinh dưỡng, mẹ bầu cần tuân thủ nguyên tắc nấu chín thực phẩm và đảm bảo an toàn thực phẩm. Điều này bao gồm việc hạn chế thức uống ngọt, đồ ăn chế biến sẵn, đồ ăn nhanh, các loại đồ ăn không tốt cho sức khỏe. Có thể sử dụng các loại thực phẩm chức năng đảm bảo chất lượng để bổ sung thêm dưỡng chất.
Trên đây là toàn bộ thông tin giải đáp cho câu hỏi “Tháng cuối mỗi tuần thai nhi tăng bao nhiêu gam?” và một số điều hữu ích mẹ bầu cần biết ở tháng cuối thai kỳ. Vào những tháng cuối thai kỳ, mẹ bầu nên đi siêu âm thường xuyên để nắm rõ sự phát triển của thai nhi, bên cạnh đó cũng cần quan tâm đến các dấu hiệu của cơ thể để biết được kịp thời các dấu hiệu chuyển dạ.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.