Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Tăng thân nhiệt là gì? Biểu hiện, cách xử lý khi bị tăng thân nhiệt

Ngày 23/06/2022
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Tăng thân nhiệt có thể do nhiều nguyên nhân như nắng nóng, thiếu nước hay do các bệnh lý khác gây nên. Việc cơ thể bị tăng nhiệt độ bất thường có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm mà chúng ta cần phải lưu ý. 

Vậy hãy cùng nhà thuốc Long Châu tìm hiểu tăng thân nhiệt là gì? Biểu hiện và cách xử lý tình trạng này như thế nào nhé.

Tăng thân nhiệt là gì?

Tăng thân nhiệt là tình trạng nhiệt độ cơ thể cao hơn so với mức nhiệt độ bình thường của cơ thể là 37 độ C. 

Bạn cần lưu ý là hiện tượng tăng thân nhiệt sẽ không giống với sốt.

  • Sốt: Cơ thể chống lại sự nhiễm trùng bằng cách làm tăng nhiệt độ cơ thể.
  • Tăng thân nhiệt: Cơ thể tạm thời không kịp thích nghi với sự thay đổi của môi trường xung quanh, làm cho cơ thể khó loại bỏ nhiệt một cách nhanh chóng. 

Khi nhiệt độ cơ thể tăng cao có thể dẫn đến nguy cơ tử vong hoặc một số biến chứng tàn tật khác. 

Tăng thân nhiệt là gì? Biểu hiện, cách xử lý khi bị tăng thân nhiệt 1

Tăng thân nhiệt là tình trạng nhiệt độ cơ thể cao hơn 37 độ C

Nguyên nhân

Một số nguyên nhân làm thân nhiệt tăng cao đột ngột như:

  • Do thời tiết nóng, nhiệt độ ngoài trời cao, hoạt động thể lực nhiều làm da ra mồ hôi để cân bằng nhiệt độ bên trong. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài sẽ khiến cơ thể mất đi khả năng phản ứng và quá trình làm mát không đạt yêu cầu, gây ra tình trạng tăng thân nhiệt.
  • Phơi da ngoài trời dưới nắng gắt trong thời gian dài.
  • Không bổ sung đủ nước trong 1 ngày.
  • Sinh hoạt trong môi trường nóng bức, ngột ngạt, không có gió hoặc làm việc quá sức.
  • Mắc các bệnh như: Bệnh tim, phổi, thận, tuần hoàn kém, tăng huyết áp, tuyến mồ hôi hoạt động kém, béo phì,...

Biểu hiện của tăng thân nhiệt

Tăng thân nhiệt sẽ tác động trực tiếp lên quá trình chuyển hóa bên trong cơ thể, làm cho các hoạt động của các cơ quan bị rối loạn, tổn thương. Cụ thể như:

  • Hệ tuần hoàn: Khi thân nhiệt cơ thể tăng do cần thải nhiệt cấp bách, hệ tuần hoàn phải làm việc tích cực hơn. Tim đập nhanh, hệ mao mạch nông dưới da giãn ra để tăng thải nhiệt. Trong trường hợp tim hoạt động quá mức mà không đảm bảo cung cấp đủ oxy sẽ là nguy cơ gây ra biến chứng tim mạch cấp như nhồi máu cơ tim, suy tim cấp, trụy tuần hoàn, phù phổi cấp, thậm chí là tử vong. 
  • Hệ tâm thần kinh: Tình trạng nóng nực trong cơ thể sẽ gây ra mệt mỏi, bức rức khó chịu, nhức đầu, căng thẳng đầu óc. Người bệnh sẽ dễ cộc cằn trở nên cáu gắt, hoa mắt, chóng mặt và kém tập trung vào công việc. 
  • Hệ cơ xương khớp: Khi thân nhiệt tăng, hoạt động của cơ xương khớp không còn giữ vững trong môi trường nóng bức. Nếu làm việc liên tục mà không nghỉ ngơi, không bổ sung nước thì người bệnh rất dễ bị kiệt sức do nhiệt. Biểu hiện ban đầu của kiệt sức do nhiệt thường là khát nước, mỏi cơ, yếu cơ, chuột rút và nặng hơn có thể gây mất thăng bằng, té ngã, tai nạn. 

Cách xử lý khi bị tăng thân nhiệt

Khi thân nhiệt bị tăng quá mức, bạn có thể xử lý như sau: 

Xử lý cấp tốc

Muốn kiểm soát được tình trạng thân nhiệt, bạn cần xác định được nguyên nhân trước khi xử lý. Nếu nguyên nhân làm tăng thân nhiệt do tiếp xúc lâu dưới ánh nắng thì nên di chuyển tới nơi thông thoáng, mát mẻ để hạ nhiệt từ từ, sau đó bổ sung nước để giảm bớt triệu chứng tăng nhiệt độ của cơ thể. Đối với trường hợp tăng thân nhiệt sau khi sử dụng thuốc thì bạn cần dừng thuốc đang sử dụng và liên hệ với bác sĩ để tìm ra phương pháp thay thế. 

Việc làm mát cơ thể là cách xử lý cấp tốc nhất khi cơ thể bị tăng nhiệt độ. Bên cạnh việc di chuyển vào chỗ thoáng mát thì bạn cần phải đảm bảo quần áo mặc thoải mái, rộng rãi nhất có thể. 

Tùy từng trường hợp khác nhau mà bạn có thể chườm khăn lạnh hoặc làm ướt ở một số bộ phận cơ thể như cổ tay, nách, háng để giảm nhiệt. 

Tăng thân nhiệt là gì? Biểu hiện, cách xử lý khi bị tăng thân nhiệt 2

Di chuyển đến nơi mát mẻ và bổ sung nước 

Điều trị sau sơ cứu

Sau khi sơ cứu, bạn nên theo dõi tình trạng thân nhiệt đã ổn định lại hay chưa? Với tình trạng thân nhiệt có dấu hiệu nặng như sốc nhiệt thì cần đưa đến bệnh viện hoặc trạm y tế để được bác sĩ theo dõi. Vì đối với trường hợp nặng cần biện pháp can thiệp chuyên sâu thì chỉ có  y tá bác sĩ có tay nghề mới có thể truyền tĩnh mạch hay các biện pháp chuyên sâu khác.

Các lưu ý khi sơ cứu người bị tăng thân nhiệt

  • Xác định được nguyên nhân gây ra tình trạng thân nhiệt tăng để có biện pháp sơ cứu phù hợp.
  • Đưa người bệnh vào nơi thoáng mát, cởi những loại quần áo không cần thiết.
  • Nếu sau sơ cứu mà tình trạng thân nhiệt không giảm bớt thì cần chuyển ngay đến bệnh viện để được bác sĩ can thiệp. 
  • Khi gặp người bị sốt nhiệt hoặc đột quỵ ngừng tuần hoàn, cần sơ cứu bằng cách hà hơi, ép tim trong suốt quá trình đợi xe cấp cứu. 

Một số trường hợp thân nhiệt tăng cao sẽ có thể dẫn đến nguy cơ tử vong hoặc một số biến chứng nguy hiểm khác. Để theo dõi thân nhiệt thường xuyên bạn nên trang bị cho bản thân một chiếc nhiệt kế để mang theo bên mình. Một gợi ý cho bạn là chiếc nhiệt kế hồng ngoại Mediusa Tp-336N có thiết kế nhỏ gọn nên rất tiện lợi để bỏ túi.

Sản phẩm đến từ thương hiệu uy tín nên được nhiều người lựa chọn để sử dụng trong gia đình, bệnh viện, phòng khám,... Vì là nhiệt kế hồng ngoại nên cho phép không cần chạm vào người vẫn có thể đo được chính xác nhiệt độ cơ thể, do đó, rất thích hợp để sử dụng kiểm tra nhiệt độ thân thể của trẻ em. 

Cấu tạo của nhiệt kế này gồm:

  • Phần cảm biến sẽ tiếp nhận bước sóng cơ thể.
  • Màn hình LCD hiển thị kết quả đo thân nhiệt.
  • Các nút chỉnh bật nguồn, tắt nguồn, bắt đầu đo.

NHIỆT KẾ HỒNG NGOẠI MEDIUSA TP-336N

Nhiệt Kế Hồng Ngoại Mediusa Tp-336N

Tăng thân nhiệt có thể liên quan đến nhiều bệnh lý khác nhau khi hệ điều hòa nhiệt độ cơ thể không thể kiểm soát được. Do đó, khi có dấu hiệu bất thường về nhiệt độ cơ thể bạn cần theo dõi sát sao và có biện pháp can thiệp kịp thời. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn. 

Hoàng Trang

Nguồn tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm