Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Cơ thể con người được cấu tạo từ rất nhiều tế bào khác nhau. Số lượng tế bào cấu tạo nên cơ thể người là rất lớn, ước tính có thể lên đến 75 nghìn tỷ. Những loại tế bào sẽ khác nhau về hình thái, kích thước, chức năng… Không ít người thắc mắc, tế bào dài nhất trong cơ thể người là tế bào nào? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu nhé!
Với sự tiến bộ của khoa học, việc khám phá ra tế bào cũng như ước tính số lượng tế bào trong cơ thể được xem là một bước tiến dài đối với y học thế giới. Tất cả các cơ quan trong cơ thể người đều được cấu tạo từ nhiều loại tế bào khác nhau. Vậy tế bào dài nhất trong cơ thể người là tế bào nào?
Các tế bào trong cơ thể người khác nhau về hình dạng như hình cầu (tế bào trứng), hình đĩa (hồng cầu), hình khối (tế bào biểu bì), hình nón (tế bào võng mạc), hình thoi (tế bào cơ), hình sao (nơron thần kinh), hình sợi (lông, tóc) hay hình dạng tương tự các sinh vật khác (bạch cầu, tinh trùng)... Ngoài ra cũng có sự khác nhau về kích thước và chức năng tùy thuộc vào vị trí tồn tại của chúng.
Mặc dù có nhiều đặc điểm khác nhau nhưng nhìn chung các tế bào trong cơ thể người đều được cấu tạo từ 3 thành phần:
Màng sinh chất là lớp màng bao bọc bên ngoài các tế bào, giúp tế bào trao đổi chất với môi trường xung quanh. Màng sinh chất có thành phần cấu tạo chính từ protein.
Nằm ở bên trong lớp màng sinh chất với nhiều chất và loại bào quan khác nhau. Đa số các hoạt động của tế bào diễn ra chủ yếu ở tế bào chất. Các bào quan chính bao gồm
Nhân có dạng hình cầu hoặc hình bầu dục, được bao bọc bởi màng nhân bên ngoài và có nhiều dịch nhân đi kèm các nhân con ở bên trong. Chất nhiễm sắc nằm ở bên trong dịch nhân là chất để cấu tạo nên nhiễm sắc thể mang ADN di truyền. Nhân con sẽ chứa các rRNA để cấu thành nên ribosome.
Tế bào được cấu tạo từ nhiều chất hữu cơ và vô cơ khác nhau, trong đó thành phần quan trọng nhất là các chất hữu cơ:
Một số kích thước của các tế bào lớn trong cơ thể, trong đó 1 µm (micromet) = 0,001 mm:
Như vậy, loại tế bào dài nhất trong cơ thể là tế bào thần kinh với chiều dài có thể lên đến 1 mét. Nơron là đơn vị chính cấu tạo nên hệ thần kinh và đồng thời cũng là thành phần quan trọng nhất của não bộ.
Các tế bào thần kinh có khả năng cảm ứng, phát ra xung động thần kinh và dẫn truyền những xung điện này để đáp ứng với kích thích. Tế bào thần kinh có độ biệt hoá cao nên không chứa trung thể và không có khả năng phân chia. Tuy nhiên, các nơron thần kinh vẫn có khả năng tái sinh lại phần cuối của sợi trục khi bị tổn thương.
Theo nhiều nghiên cứu đã ước tính, trong não bộ con người có thể chứa khoảng 100 tỷ tế bào nơron. Để tạo ra số lượng tế bào thần kinh khổng lồ này thì yêu cầu một bào thai phải tạo ra được khoảng 250.000 tế bào thần kinh trong mỗi phút. Mỗi nơron sẽ được liên kết với 1.000 nơron khác để tạo nên mạng lưới cực kỳ phức tạp.
Tóm lại, tế bào thần kinh là tế bào dài nhất trong cơ thể người, đồng thời cũng là tế bào quan trọng bậc nhất trong việc điều hoà hoạt động sống của cơ thể. Hệ thống thần kinh là một mạng lưới liên kết phức tạp nhưng nhịp nhàng với tốc độ dẫn truyền cao.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.