Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Tin tức sức khỏe

Tế bào gốc tự thân là gì? Ưu điểm của ghép tế bào gốc tự thân

Ngày 15/01/2024
Kích thước chữ

Cấy ghép tế bào gốc là phương pháp an toàn, hiệu quả trong điều trị nhiều bệnh lý nghiêm trọng. Nếu dùng tế bào gốc tự thân để ghép sẽ giảm tác dụng phụ, giảm nguy cơ thải ghép. Cụ thể, ghép tế bào gốc tự thân có những ưu điểm gì sẽ được bật mí ngay trong bài viết này.

Công nghệ tế bào gốc được coi là một bước tiến lớn trong y học hiện đại khi có thể hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý nghiêm trọng khác nhau. Một trong những thành tựu lớn của y học là cấy ghép tế bào gốc để tái tạo máu và tế bào miễn dịch cho người bệnh. Trong quá trình cấy ghép tế bào gốc, dùng tế bào gốc tự thân được đánh giá là mang lại sự an toàn và hiệu quả cao hơn cả.

Ghép tế bào gốc tự thân là gì?

Tế bào gốc tự thân là loại tế bào nguyên thủy được thu thập từ chính cơ thể của một người rồi lại được mang cấy ghép lại vào cơ thể của chính người đó. Tế bào gốc tự thân có thể biệt hóa thành các loại tế bào khác nhau trong cơ thể, giúp chữa lành các tổn thương ở các mô khác nhau.

Ghép tế bào gốc tự thân là phương pháp điều trị giúp phục hồi khả năng tái tạo tế bào miễn dịch và máu trong cơ thể người bệnh. Các tế bào gốc tạo máu khi được cấy ghép vào trong cơ thể con người có thể biệt hóa thành hồng cầu (vận chuyển oxy), tiểu cầu (chức năng đông máu), bạch cầu (tế bào miễn dịch). Tế bào gốc trung mô khi được cấy ghép vào cơ thể có khả năng tăng sinh và biệt hóa thành các loại: Tế bào xương, tế bào sụn, tế bào da, tế bào thần kinh…

Ở người mắc bệnh nặng cần điều trị bằng hóa trị hay xạ trị liều cao như ung thư máu, ung thư hạch, u tủy,... các tế bào đều có khả năng bị tổn thương nghiêm trọng. Vì vậy, sau khi được hóa trị và xạ trị, người bệnh thường được ghép tế bào gốc để phục hồi các tế bào tổn thương và hệ thống miễn dịch. Ngoài ra, các rối loạn tủy xương, rối loạn miễn dịch và các bệnh khác như xơ gan, phổi tắc nghẽn mãn tính, viêm khớp… cũng có thể được cấy ghép tế bào gốc nhằm phục hồi, chữa lành tổn thương, giúp bệnh thoái lui thậm chí khỏi hoàn toàn.

Tế bào gốc tự thân là gì? Ưu điểm của ghép tế bào gốc tự thân 1
Tế bào gốc tự thân được ứng dụng trong điều trị nhiều bệnh nguy hiểm khác nhau

Tại sao nên dùng tế bào gốc tự thân để ghép cho người bệnh?

Tế bào gốc được sử dụng trong quá trình cấy ghép tế bào gốc hỗ trợ điều trị bệnh thường đến từ 3 nguồn gồm: Từ máu ngoại vi, từ tủy xương hoặc từ máu cuống rốn được thu thập từ khi trẻ sơ sinh vừa chào đời. Trước khi điều trị, bác sĩ sẽ dùng cây kim đưa vào tĩnh mạch tay của người bệnh để rút máu. Máu được chuyển đến một thiết bị đặc biệt để tách lọc khoảng 4 triệu tế bào gốc. Lượng tế bào gốc này sẽ được đông lạnh để dùng cho việc cấy ghép lại cơ thể người bệnh sau này. Phần máu còn lại sẽ được đưa lại cơ thể của người bệnh.

Nguồn tế bào gốc tự thân được đánh giá tốt nhất hiện nay là tế bào gốc máu cuống rốn hay tế bào gốc dây rốn của trẻ sơ sinh. Loại tế bào gốc này được thu thập ngay khi trẻ chào đời và được lưu trữ trong thời gian mà các bậc cha mẹ mong muốn và theo gói dịch vụ mà cha mẹ lựa chọn. 

Hiện nay, các mốc thời gian lưu trữ mà các bậc cha mẹ có thể lựa chọn là 1 năm, 5 năm, 10 năm, 17 năm, 25 năm. Tế bào gốc dây rốn của trẻ sơ sinh được lưu trữ lại có thể được dùng để chữa bệnh cho chính trẻ đó nếu không may mắc bệnh trong tương lai.

Việc sử dụng tế bào gốc để ghép đến từ nguồn nào vô cùng quan trọng và có thể nói việc này quyết định trực tiếp đến hiệu quả điều trị bệnh. Theo các chuyên gia, nguồn tế bào gốc tốt nhất là nguồn tự thân của người bệnh. Tế bào gốc tự thân của người bệnh khi được cấy ghép vào cơ thể của chính họ sẽ giảm tối đa nguy cơ thải ghép, dẫn đến nhiều tác dụng phụ không tốt cho sức khỏe người bệnh.

Không chỉ là tế bào gốc tự thân, tế bào gốc dây rốn của trẻ còn có nhiều ưu điểm hơn tế bào gốc trưởng thành lấy từ tủy xương hoặc mô mỡ vì đây là những tế bào gốc nguyên thủy khỏe mạnh, chưa chịu tác động từ môi trường, tuổi tác hay các tác nhân gây bệnh khác.

Tế bào gốc tự thân là gì? Ưu điểm của ghép tế bào gốc tự thân 2
Dùng tế bào gốc của người bệnh cấy ghép cho chính họ gọi là ghép tế bào gốc tự thân

Ghép tế bào gốc tự thân mang đến lợi ích gì?

Hiện nay, cấy ghép tế bào gốc đã được ghi nhận là phương pháp hỗ trợ điều trị đến hơn 80 bệnh lý khác nhau. Cấy ghép tế bào gốc tự thân hỗ trợ điều trị bệnh bằng cách:

  • Phục hồi các tế bào sống trong tủy xương ở bệnh nhân cần điều trị diệt tủy để loại bỏ các tế bào ung thư.
  • Với các rối loạn huyết học lành tính, cấy ghép tế bào gốc tự thân giúp thay thế các tế bào tủy xương bất thường bằng tế bào tủy xương bình thường.
  • Cấy ghép tế bào gốc tự thân để tái tạo các mô bệnh trong cơ thể. Tế bào gốc tự thân sau khi được cấy ghép sẽ biệt hóa thành các loại tế bào da, tế bào sụn, tế bào xương, tế bào cơ tim, tế bào gan, tế bào thần kinh… theo yêu cầu để sửa chữa các tổn thương mà người bệnh gặp phải.

Tác dụng phụ sau cấy ghép tế bào gốc tự thân

So với cấy ghép tế bào gốc dị thân hoặc cấy ghép tế bào gốc đồng nguyên, cấy ghép tế bào gốc tự thân được cho là an toàn và hiệu quả hơn. Chúng ta không thể phủ nhận lợi ích của phương pháp cấy ghép tế bào gốc tự thân. Tuy nhiên, chúng ta cũng không thể loại bỏ 100% các tác dụng phụ tiềm ẩn từ phương pháp chữa bệnh này. Cụ thể là:

  • Ở những tháng đầu sau cấy ghép tế bào gốc, bệnh nhân có thể cảm thấy mệt mỏi, kiệt sức, suy nhược cơ thể.
  • Người bệnh có thể bị thay đổi khẩu vị, dễ cảm cúm, buồn nôn, tâm trạng buồn bã.
  • Một số bệnh nhân có thể gặp biến chứng sau ghép tế bào gốc tự thân như: Thiếu máu, xuất huyết, viêm mô liên kết, nhiễm trùng, tổn thương gan…
Tế bào gốc tự thân là gì? Ưu điểm của ghép tế bào gốc tự thân 3
Cấy ghép tế bào gốc tự thân có độ an toàn cao hơn

Những tác dụng phụ là khó tránh khỏi vì sau cấy ghép tế bào gốc, cơ thể cần xây dựng một hệ miễn dịch mới hoàn toàn và cần có thời gian để cơ thể thích nghi. Bệnh nhân được cấy ghép tế bào gốc sẽ luôn được bác sĩ theo dõi chặt chẽ. Vì vậy, người bệnh đừng quá lo lắng mà hãy thông báo cho bác sĩ mọi thay đổi diễn ra trong cơ thể. Tùy từng tác dụng phụ mà người bệnh gặp phải, bác sĩ sẽ đưa ra phương án giải quyết phù hợp như: Chỉ định dùng kháng sinh, kháng nấm, kháng virus, dùng thuốc thúc đẩy tốc độ hoàn thiện của hệ miễn dịch mới…

Hiện nay, cấy ghép tế bào gốc hỗ trợ điều trị bệnh có 3 phương thức là cấy ghép chéo (tế bào gốc lấy từ người hiến tặng cùng hoặc không cùng huyết thống), cấy ghép đồng nguyên (tế bào gốc lấy từ anh chị em sinh đôi của người bệnh) và cấy ghép tế bào gốc tự thân. Trong đó, cấy ghép tế bào gốc tự thân được cho là an toàn, hiệu quả nhất trong cả 3 phương thức trên. 

Xem thêm: 

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin