Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ/
  4. Kiến thức y khoa

Tế bào mỡ và các hình dạng khác nhau trong cơ thể

Ngày 29/04/2024
Kích thước chữ

Tế bào mỡ là thành phần chính chiếm đến 90% các mô mỡ, có dạng bầu dục hoặc hình tròn và không có nhân. Thường bị ác cảm khi được xem là thành phần có hại đối với sức khỏe, tăng cân và dẫn đến nhiều bệnh tật.

Trước nhiều suy nghĩ tiêu cực về các tế bào mỡ cứng đầu khi là nguyên nhân gây béo phì, mất đi thân hình cân đối mà chúng ta phải luyện tập rất nhiều mới mong loại bỏ được. Tuy nhiên ở khía cạnh khoa học, tế bào mỡ là tế bào lại mang đến nhiều lợi ích hơn chúng ta nghĩ, đặc biệt là giúp ích rất nhiều cho sức khỏe não bộ nếu được phát huy đúng cách. Để hiểu hơn về “các bé” tế bào mỡ, mời mọi người cùng xem ngay bài viết sau đây nha.

Mô mỡ là gì? Cấu tạo của mô mỡ

Mô mỡ có ở khắp mọi nơi trong cơ thể được tạo thành từ các tế bào mỡ, xuất hiện phổ biến với nhiều hình dạng như: Mỡ dưới da, mỡ nội tạng và mỡ tủy xương.

Mô mỡ được hiểu như thế nào?

Mô mỡ có vai trò như một “lớp áo lông” giữ ấm và giữ nhiệt cho cơ thể, đồng thời còn giúp cơ thể lưu trữ năng lượng dưới dạng lipid và có khả năng tạo ra nhiều loại nội tiết tố như resistin, estrogen, leptin và TNFα cytokine.

Tuy vậy nếu tích tụ quá nhiều mô mỡ có thể gây ra các bệnh lý nghiêm trọng như béo phì, bệnh hô hấp, bệnh tim mạchtiểu đường,...

Tế bào mỡ và các hình dạng khác nhau trong cơ thể 1
Những điều cần biết về mô mỡ trong cơ thể

Cấu tạo mô mỡ

Mô mỡ có cấu tạo từ màng mỡ, tế bào mỡ và các thành phần khác, bao gồm:

  • Tế bào mỡ: Cũng là thành phần chính cấu tạo nên mô mỡ, có dạng hình bầu dục hoặc hình tròn và không có nhân, chứa nhiều chất béo tồn tại ở dạng hạt mỡ.
  • Màng mỡ: Là lớp màng mỏng chứa lipid chức năng, lipid cấu trúc, hormone và các protein. Đảm nhiệm chức năng bảo vệ tế bào mỡ bằng cách bao bọc xung quanh.
  • Thành phần khác: Một số thành phần khác có trong mô mỡ như nguyên bào sợi, tế bào nội mô mạch máu, preadipocytes và đại thực bào mô mỡ (tế bào miễn dịch).
Tế bào mỡ và các hình dạng khác nhau trong cơ thể 2
Tế bào mỡ là thành phần chính cấu tạo nên mô mỡ

Mô mỡ và các dạng khác nhau trong cơ thể

Như vậy có thể thấy tế bào mỡ chiếm phần lớn cấu tạo của mô mỡ và được thể hiện dưới nhiều dạng khác nhau trong cơ thể, bao gồm:

Mỡ trắng

Trong cơ thể chiếm từ 15 - 25%, tùy vào giới tính và cơ địa của một người. Mỡ trắng chủ yếu được tạo thành từ các tế bào mỡ trắng chuyên lưu giữ lipid và calo cho cơ thể để sử dụng khi cần thiết.

Vị trí tập trung chủ yếu ở nội tạng, mông, bụng, hông ở nữ giới và vùng vai ở nam giới. Tuy nhiên mỡ trắng chỉ nên lưu trữ một phần cần thiết, nếu nhiều quá sẽ gây hại cho cơ thể.

Mỡ nâu

Tương tự như mỡ trắng, mỡ nâu được cấu thành từ các tế bào mỡ nâu với chức năng lưu trữ chất dinh dưỡng dưới dạng lipid và đốt cháy chúng để duy trì nhiệt độ của cơ thể, tìm thấy nhiều ở cơ thể trẻ sơ sinh và thai nhi.

Đặc biệt trong thế giới động vật, chất béo nâu ngoài việc là chất đốt cháy calo còn là chất cách nhiệt, giúp các loài động vật giữ ấm cơ thể.

Tế bào mỡ và các hình dạng khác nhau trong cơ thể 3
Mỡ nâu có nhiều ở trẻ sơ sinh và thai nhi giúp đốt cháy lipid để duy trì nhiệt độ cho cơ thể

Mỡ dưới da

Lớp mỡ dưới da chiếm đến 90% lượng mỡ của cơ thể, bao gồm tế bào mỡ nâu và màu trắng, tập trung ở vùng cánh tay, bụng, mông và đùi. Tuy nhiên nếu chúng tích tụ quá nhiều sẽ hình thành các bệnh lý, ảnh hưởng cho sức khỏe.

Mỡ nội tạng

Mỡ nội tạng là phần mô mỡ nằm ở vùng bụng và dưới thành cơ bụng, bao quanh các cơ quan nội tạng như gan, ruột và dạ dày. Khác với mỡ dưới da, lớp mỡ nội tạng được tích trữ dưới lớp biểu bì và mỡ trong cơ, được phân bổ giữa các sợi cơ.

Mỡ nội tạng có thể sản sinh nhiều hóa chất gây viêm dẫn đến tăng huyết áp, làm tăng mức cholesterol xấu gây ra bệnh tim và bệnh tiểu đường loại 2.

Những sự thật thú vị của tế bào mỡ trong cơ thể

Mặc dù tế bào mỡ giữ vai trò quan trọng là tích trữ năng lượng, nhưng nếu tích tụ quá nhiều sẽ gây tác động xấu đến vóc dáng. Dưới đây là một số sự thật về “bé mỡ” có thể bạn chưa biết, vô tình làm gia tăng thêm lượng mỡ trong cơ thể.

Suy nghĩ nhiều sẽ làm tăng tế bào mỡ

Theo các nghiên cứu thực hiện tại đại học Laval ở Canada với nhiều tình nguyện viên thực hiện nhiệm vụ thử thách khả năng tập trung, kết quả cho thấy khi cơ thể bị căng thẳng và mức độ tập trung cao, năng lượng sẽ bị đốt cháy nhanh hơn và thường xuyên cảm thấy đói, dẫn đến xu hướng ăn nhiều calo hơn so với những người làm việc không đòi hỏi tư duy cao.

Mỡ thừa luôn tăng mỗi ngày 1 gram

Có thể bạn chưa biết, hầu hết chúng ta đều tăng cân mỗi ngày nếu cứ ăn uống vô độ, không tập thể dục thì trung bình sẽ tích lũy 1 gram mỡ thừa/ngày, tương đương mỗi năm sẽ dư khoảng 365 gram mỡ. Nếu cứ tiếp tục tình trạng này, có thể tuổi thọ sẽ bị giảm đi rất nhiều.

Tế bào mỡ không tăng số lượng, chỉ tăng kích thước

Sau độ tuổi dậy thì và ngay cả khi cơ thể tăng cân, các tế bào mỡ cũng không tăng về số lượng mà sẽ tăng về kích thước. Trong đó tế bào mỡ trắng có thể tăng gấp 20 lần và cũng là nguyên nhân phổ biến gây béo phì.

Tế bào mỡ ở khắp nơi

Ở người trưởng thành, tế bào mỡ có ở khắp mọi nơi trong cơ thể, trung bình khoảng 50 tỷ tế bào mỡ và bám quanh nhiều nội tạng như gan, thận, ruột,...

Chỉ tập thể dục rất khó giảm mỡ

Nếu muốn giảm mỡ bằng cách chỉ tập thể dục, e rằng rất khó để bạn lấy lại vóc dáng nhanh. Vì thế một là bạn phải tập thể dục vất vả hoặc lựa chọn kết hợp tập thể dục và ăn kiêng thì mới mong lấy lại vẻ ngoài thanh mảnh.

Vì mỗi một thực phẩm bạn nạp vào cơ thể đều có calo, trừ nước. Do đó cần kết hợp song song với một chế độ dinh dưỡng hợp lý để đào thải lượng calo đã nạp.

Tế bào mỡ và các hình dạng khác nhau trong cơ thể 4
Nếu chỉ lựa chọn một trong tập thể dục hoặc ăn kiêng cũng khó đào thải mỡ thừa ra khỏi cơ thể

Chỉ ăn kiêng cũng không đủ

Theo một nghiên cứu được thực hiện với 3 nhóm phụ nữ béo phì, chia theo đặc điểm như sau:

Nhóm 1: Chỉ áp dụng ăn hạn chế calo và không tập thể dục.

Nhóm 2: Chỉ ăn hạn chế calo và đi bộ với một tốc độ vừa phải tần suất 3 lần/tuần.

Nhóm 3: Ăn hạn chế calo và đi với một tốc độ nhanh tối thiểu 3 lần/tuần.

Kết quả thu được cả 3 nhóm đều giảm ký, nhưng riêng nhóm 1 có lượng cân giảm ít hơn và tế bào mỡ không thay đổi kích thước so với hai nhóm còn lại. Điều này cho thấy nếu bạn chỉ ăn kiêng không thì sẽ không có vóc dáng đẹp nếu như không kết hợp vận động.

Hy vọng các thông tin trong bài viết đã giải đáp được cho bạn đọc về cách nhìn nhận đúng các tế bào mỡ trong cơ thể. Qua đó bạn sẽ biết được thêm nhiều sự thật thú vị về các “bé mỡ” mà chúng ta vẫn thường chối bỏ và nhận “bé mỡ” không xấu như chúng ta hay nghĩ. Chúc mọi người sớm tìm được giải pháp giảm mỡ mong muốn để duy trì thể trạng như mơ ước nhé.

Xem thêm: Tế bào ngoại mạch là gì? Ý nghĩa của xét nghiệm tế bào máu ngoại vi?

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin