Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Tin tức sức khỏe

Test trầm cảm sau sinh (EPDS) là gì?

Ngày 08/01/2024
Kích thước chữ

Đối với các bà mẹ sau khi sinh, những thay đổi lớn về sức khỏe và cả cơ thể cùng với trách nhiệm làm mẹ gây ra một áp lực vô hình đổi với họ. Nếu tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến căng thẳng, thậm là trầm cảm sau sinh. Bằng cách sử dụng bài test trầm cảm sau sinh sẽ giúp các bà mẹ tự đánh giá tình trạng tâm lý của mình.

Khoảng 3,8% của dân số toàn cầu mắc phải tình trạng trầm cảm, trong đó có 5% người trưởng thành và 5,7% người ở độ tuổi trên 60. Trầm cảm thường xuất hiện phổ biến hơn ở phụ nữ so với nam giới. Có hơn 10% số phụ nữ mang thai và phụ nữ mới sinh con bị ảnh hưởng bởi tình trạng trầm cảm. Cùng Long Châu tìm hiểu về cách test trầm cảm sau sinh trong bài viết dưới đây.

Trầm cảm sau sinh là bệnh gì?

Trước khi đến với bài test trầm cảm sau sinh, cùng tìm hiểu về căn bệnh này. Về cơ bản, trầm cảm sau sinh là tình trạng mà phụ nữ trải qua sự rối loạn cảm xúc, thường đi kèm với những suy nghĩ tiêu cực, cảm giác mệt mỏi, buồn chán và lo lắng đối với nhiều khía cạnh của cuộc sống. Trầm cảm sau sinh thường xảy ra ở khoảng 15-20% phụ nữ trong 6 tháng đầu tiên sau khi sinh, thường xuất hiện mỗi ngày trong khoảng 2 tuần sau khi em bé chào đời.

Test trầm cảm sau sinh (EPDS) là gì? 1
Trầm cảm sau sinh là tình trạng rối loạn cảm xúc kèm theo những suy nghĩ tiêu cực

Theo các chuyên gia tâm lý, sau khi sinh con, cơ thể của phụ nữ thường trải qua những biến động đột ngột về nội tiết nên có thể dễ dẫn đến cảm giác mệt mỏi. Ngoài ra, sự thay đổi về thể tích máu, hệ miễn dịch, huyết áp và quá trình chuyển hóa cũng xảy ra, tạo nên tình trạng không ổn định về cảm xúc. Hiện nay, vẫn có nhiều người coi nhẹ tình trạng trầm cảm sau sinh con, chỉ khi trải qua bản thân mới thực sự hiểu rõ sức ảnh hưởng mạnh mẽ của bệnh lý này đối với sức khỏe và cuộc sống. Đối với người mẹ, trầm cảm sau sinh con có thể dẫn đến suy dinh dưỡng, giảm cân đột ngột, suy nhược thần kinh và có thể xuất hiện suy nghĩ hoang tưởng, thậm chí có thể dẫn đến các hành vi tự gây hại cho bản thân.

Trong trường hợp trầm cảm nặng, người mẹ thường suy giảm tâm trí, có suy nghĩ tự tử và một số người có thể phát triển các rối loạn tâm thần, có cảm giác bị hại, từ đó tìm cách tự vệ hoặc trả thù với mọi người có ý định đến gần mình. Thậm chí, một số người mẹ có thể nghĩ rằng con của mình bị ma quỷ nhập và thực hiện các hành động gây hại cho sức khỏe của em bé. Thực tế đã chứng minh, có rất nhiều trường hợp đau lòng xảy ra khi phụ nữ mắc phải trầm cảm sau sinh con.

Tình trạng trầm cảm sau khi sinh con sẽ trở nên nặng nề hơn nếu người mẹ phải đối mặt với những khó khăn trong việc chăm sóc em bé, đồng thời gia đình lại gặp phải mâu thuẫn không thể giải quyết hoặc khó khăn về mặt tài chính... Đặc biệt, nếu trong gia đình đã có người từng trải qua trạng thái trầm cảm, thì rủi ro mắc trầm cảm sau khi sinh cho người phụ nữ sẽ cao hơn.

Khi nào cần test trầm cảm sau sinh?

Bạn nên thực hiện kiểm tra sàng lọc và thực hiện test trầm cảm sau sinh nếu bạn có những dấu hiệu dưới đây:

  • Mất sự hứng thú hoặc niềm vui trong các hoạt động bạn thường yêu thích.
  • Cảm thấy buồn bã hoặc lo lắng.
  • Thường xuyên cảm thấy bản thân có lỗi, vô dụng hoặc bất lực.
  • Cảm giác vô vọng về tương lai.
  • Giảm sự tự tin và tự hạ thấp bản thân.
  • Rối loạn giấc ngủ.
  • Thường xuyên trong tình trạng mệt mỏi và thiếu năng lượng.
  • Khó tập trung, hay quên hoặc khó tự đưa ra quyết định.
  • Thay đổi về cân nặng.
  • Nảy sinh ý nghĩ tự tử hoặc tự tổn thương bản thân.
Test trầm cảm sau sinh (EPDS) là gì? 2
Bạn nên test trầm cảm sau sinh khi bản thân xuất hiện các trạng thái tiêu cực, mệt mỏi

Trạng thái trầm cảm không đơn giản là những biến động cảm xúc thông thường mà nó kéo dài suốt gần như cả ngày, ngày này qua ngày khác và duy trì trong khoảng thời gian kéo dài ít nhất 2 tuần. Trầm cảm tạo ra nhiều khó khăn trong nhiều khía cạnh của cuộc sống, bao gồm cả gia đình, cộng đồng hay ở môi trường làm việc và học tập.

Test trầm cảm sau sinh (EPDS) là gì?

Test trầm cảm sau sinh là một phương pháp đánh giá tâm lý của phụ nữ, dựa vào đó bác sĩ có thể cung cấp tư vấn về trạng thái trầm cảm sau sinh cho người mẹ hoặc người thân trong gia đình, đồng thời xác định phương pháp điều trị phù hợp nhất.

Đánh giá trầm cảm sau sinh EPDS (Edinburgh Postnatal Depression Scale), được Hiệp hội Sản phụ khoa Hoa Kỳ khuyến cáo sử dụng, bao gồm 10 câu hỏi được đánh điểm từ 0 đến 3 tăng dần theo mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng.

Test trầm cảm sau sinh (EPDS) là gì? 3
Test trầm cảm sau sinh EPDS là phương pháp được Hiệp hội Sản phụ khoa Hoa Kỳ khuyến cáo sử dụng

Người mẹ chọn một câu trả lời gần nhất với những cảm xúc và suy nghĩ mà mình đã trải qua trong vòng một tuần gần đây, không chỉ trong ngày thực hiện bài kiểm tra. Hoàn thành tất cả 10 câu hỏi, thành thật thể hiện những cảm xúc và suy nghĩ qua câu trả lời. Quan trọng là không nên thảo luận với người khác, mà phải tự mình hoàn thành. Thang điểm để đánh giá mức độ căng thẳng của người mẹ sẽ được tính dựa trên tổng điểm từ 10 câu trả lời.

  • Nếu tổng điểm >12: Đánh giá bệnh nhân đang trải qua tình trạng trầm cảm sau sinh nặng.
  • Nếu tổng điểm >=9: Bệnh nhân có ý định tự tử, cần đến thăm bác sĩ và bắt đầu quá trình theo dõi điều trị ngay lập tức.
  • Nếu tổng điểm <9: Nếu bác sĩ chuyên môn nhận thấy có dấu hiệu của trầm cảm cũng cần can thiệp. Điểm số này có thể là trạng thái trầm cảm sau sinh nhẹ.

Điểm số từ bài kiểm tra chỉ có tính chất tham khảo. Những người nghi ngờ mắc trầm cảm nên tham khảo ý kiến của bác sĩ tâm lý để được chẩn đoán chính xác về mức độ trầm cảm dựa trên các dấu hiệu lâm sàng và các xét nghiệm đánh giá.

Phần lớn phụ nữ phải đối mặt với những thách thức lớn khi mang thai và sinh nở, sự quan tâm đặc biệt đến tâm lý của người mẹ trở nên ngày càng quan trọng. Tuy test trầm cảm sau sinh (EPDS) chỉ là công cụ sàng lọc và không thay thế chẩn đoán chính xác của bác sĩ, nhưng nó cung cấp thông tin quan trọng để đưa ra các quyết định về điều trị và hỗ trợ tâm lý cho người mẹ.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin