Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Thắc mắc: Chích ngừa Rubella có 1 tháng là có thai có được không?

Ngày 25/09/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Virus Rubella khi xâm nhập vào cơ thể phụ nữ mang thai sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Đó là lý do vì sao mẹ bầu cần chích ngừa Rubella trước khi mang thai để có được thai kỳ khỏe mạnh. Tuy nhiên, câu hỏi được nhiều chị em đặt ra là chích ngừa Rubella có 1 tháng là có thai có được không.

Mang thai là thời kỳ đặc biệt nhạy cảm, cần được phòng ngừa tối đa tránh mắc phải bất cứ bệnh gì. Nhiễm Rubella khi mang thai, hay thời điểm mang thai sau khi chích ngừa Rubella đều cần được trang bị kiến thức đầy đủ mới giúp chị em ngăn ngừa được các tác động xấu đến cả mẹ lẫn thai nhi trong bụng.

Tác dụng của tiêm vắc xin Rubella với mẹ bầu

Rubella (hay còn gọi là bệnh sởi Đức) là một căn bệnh do virus Rubella gây ra. Tuy không gây biến chứng nguy hiểm nhưng Rubella có thể gây dị tật bẩm sinh rất nghiêm trọng cho thai nhi trong bụng mẹ. Nếu thai phụ mắc bệnh Rubella trong 3 tháng đầu của thai kỳ có thể gặp nguy cơ bị sảy thai, thai chết lưu hoặc thai nhi sau khi sinh có thể sẽ bị dị tật tim, đục thủy tinh thể, điếc bẩm sinh, chậm phát triển trí tuệ…

Chích ngừa Rubella có 1 tháng là có thai có được không là vấn đề được nhiều chị em quan tâm

Theo nghiên cứu, tỷ lệ trẻ sinh ra bị dị tật bẩm sinh sẽ giảm dần theo thời gian người mẹ nhiễm Rubella. Chẳng hạn, người mẹ mắc bệnh trong 3 tháng đầu mang thai thì tỷ lệ trẻ sinh ra bị dị tật bẩm sinh là 90%, thai từ tuần 16 thì tỷ lệ này là 20%, từ tuần 20 trở đi biến chứng rất hiếm gặp.

Chính vì những nguy hiểm trên, phụ nữ thường được khuyên nên tiêm vắc xin ngừa Rubella trước khi mang thai để bảo vệ cả mẹ và bé.

Chích ngừa Rubella có 1 tháng là có thai có được không?

Như đã đề cập bên trên, phụ nữ được khuyến cáo nên chích ngừa Rubella trước khi mang thai. Tuy nhiên, một trong những vấn đề được chị em quan tâm đó là chích ngừa Rubella có 1 tháng là có thai có được không?

Theo bác sĩ chuyên khoa, sau khi tiêm vắc xin ngừa Rubella, chị em tốt nhất nên đợi ít nhất 3 tháng mới nên bắt đầu hành trình thụ thai. Biện pháp phòng ngừa này là cần thiết vì Rubella, cùng với một số loại vắc xin khác như sởi và quai bị, không nên tiêm trong thời kỳ mang thai hoặc gần thời điểm thụ thai do có thể gây hại cho thai nhi đang phát triển, có khả năng dẫn đến nhiều dị tật bẩm sinh khác nhau.

thac-mac-chich-ngua-rubella-co-1-thang-la-co-thai-co-duoc-khong.jpg
Bác sĩ khuyến cáo chị em sau chích ngừa ít nhất là ba tháng mới mang thai

Trong giai đoạn ngay sau khi tiêm vắc xin Rubella, điều quan trọng là phụ nữ phải thực hiện các biện pháp tránh thai hiệu quả để ngăn ngừa mang thai ngoài ý muốn. Trong trường hợp không may là chị em phát hiện mình có thai ngay sau khi tiêm vắc xin, điều quan trọng nhất là phải giữ bình tĩnh và tuân thủ hướng dẫn của chuyên gia chăm sóc sức khỏe.

Về lý thuyết, việc mang thai trong vòng 1 tháng sau khi tiêm vắc xin ngừa Rubella là không được khuyến khích vì những rủi ro tiềm ẩn mà nó mang lại cho thai nhi như đã nói bên trên. Vắc xin Rubella là vắc xin sống đã được giảm độc lực, nghĩa là trong tháng đầu tiên virus Rubella nhược độc vẫn có thể hoạt động trong cơ thể. Điều này có thể dẫn đến việc truyền virus Rubella sang thai nhi đang phát triển, dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng và có khả năng đe dọa tính mạng, như đã đề cập trước đó.

Tuy nhiên, trên thực tế, có những trường hợp phụ nữ mang thai trong vòng 1 tháng sau khi tiêm vắc xin Rubella và con của họ sinh ra mà không có bất kỳ vấn đề sức khỏe rõ ràng nào. Do đó, nếu phụ nữ phát hiện có thai chỉ một tháng sau khi tiêm vắc xin Rubella, cách hành động khôn ngoan nhất là giữ bình tĩnh, tham vấn y khoa và tuân thủ chặt chẽ lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa.

thac-mac-chich-ngua-rubella-co-1-thang-la-co-thai-co-duoc-khong 4.jpg
Nếu đang mang thai và vô tình mắc bệnh Rubella thì chị em cũng đừng quá lo lắng

Tóm lại, hiểu được thời gian giữa tiêm phòng Rubella và mang thai là rất quan trọng đối với sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Việc chờ đợi tối thiểu 3 tháng sau khi tiêm vắc xin Rubella mới mang thai là điều luôn được khuyến khích. Trong trường hợp phát hiện có thai trong vòng 1 tháng sau khi tiêm vắc xin, chị em cần giữ bình tĩnh và thăm khám sớm để được bác sĩ tư vấn cần làm gì để đảm bảo kết quả tốt nhất có thể cho cả mẹ và bé.

Nhiễm Rubella khi mang thai phải làm sao?

Nếu nhiễm Rubella khi mang thai không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ bầu mà còn có thể dễ dàng gây dị tật bẩm sinh cho thai nhi. Trên thực tế, có rất nhiều trường hợp phụ nữ bị nhiễm bệnh Rubella khi đang mang thai. Vậy chị em nên làm gi?

Virus Rubella khi xâm nhập vào cơ thể phụ nữ mang thai sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Khi đó rất dễ xuất hiện các tình trạng như sảy thai, thai chết lưu, sinh non, trẻ bị tật đầu nhỏ, chậm phát triển trí tuệ, điếc, mù, bệnh tim (hội chứng Rubella bẩm sinh). Đặc biệt, nếu mẹ mắc bệnh Rubella trong 13 tuần đầu của thai kỳ thì mức độ ảnh hưởng còn nghiêm trọng hơn.

Tuy nhiên, bạn không cần quá lo lắng vì không phải trường hợp nào Rubella cũng có thể ảnh hưởng đến thai nhi. Điều này cũng phụ thuộc vào tuần mang thai mà bạn mắc bệnh Rubella.

thac-mac-chich-ngua-rubella-co-1-thang-la-co-thai-co-duoc-khong 5.jpg
Nhiều mẹ mắc Rubella khi mang thai nhưng trẻ sinh ra không có bất kỳ vấn đề sức khỏe rõ ràng nào

Cụ thể, nếu không may mắc phải bệnh truyền nhiễm trong 3 tháng đầu thai kỳ, nguy cơ thai nhi gặp nguy hiểm là rất cao, 70 - 90% trẻ sinh ra mắc Rubella bẩm sinh và 25% trẻ sinh ra bị dị tật bẩm sinh trong các cơ quan của tim, mắt và não. Con số này sẽ giảm xuống còn 17% nếu mẹ mắc bệnh Rubella ở tuần thứ 13 - 16. Khi thai được 17 - 20 tuần, tỷ lệ này là 5%. Từ tuần thứ 20 trở đi, nguy cơ biến chứng của bé rất thấp, có thể là 0%.

Vì vậy, nếu bạn đang mang thai và vô tình mắc bệnh Rubella thì cũng đừng quá lo lắng. Điều quan trọng nhất mà chị em phụ nữ cần làm là thường xuyên kiểm tra, theo dõi sự phát triển của thai nhi. Đồng thời, lắng nghe những hướng dẫn, gợi ý của các chuyên gia sức khỏe để đưa ra quyết định đúng đắn nhất.

Tóm lại, việc tiêm phòng Rubella là cần thiết đối với tất cả mọi người, đặc biệt là phụ nữ trong độ tuổi mang thai. Với thắc mắc chích ngừa Rubella có 1 tháng là có thai có được không, mặc dù điều này là không được khuyến khích nhưng nếu lỡ mang thai trong khoảng thời gian sau chích ngừa Rubella chưa được ba tháng tối thiểu thì điều trước tiên là chị em cần bình tĩnh, tham vấn và làm sao hướng dẫn của bác sĩ. Tùy theo thời điểm nhiễm bệnh mà tỷ lệ mắc bệnh của thai nhi là khác nhau. Điều bạn cần làm lúc này là có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý và khám thai định kỳ để kịp thời phát hiện nguy cơ biến chứng.

Xem thêm: Hiệu quả sau tiêm vắc xin Rubella có tác dụng bao lâu?

 

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm