Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Thắc mắc: Dầu dừa có trị được bệnh vảy nến không?

Ngày 25/03/2023
Kích thước chữ

Dầu dừa sở hữu nhiều tác dụng về sức khỏe như cung cấp độ ẩm cho da, giảm viêm và có khả năng tiêu diệt vi khuẩn nhanh chóng. Vậy dầu dừa có trị được bệnh vảy nến không? Hãy cùng Long Châu tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Bệnh vảy nến là một trong những bệnh lý về da được khá nhiều người quan tâm. Vậy dầu dừa có trị được bệnh vảy nến không? Phương pháp này đã được chứng minh về khoa học hay chưa? 

Vảy nến là gì?

Trước khi tìm hiểu dầu dừa có trị được bệnh vảy nến không? Chúng ta sẽ tìm hiểu về căn bệnh vảy nến là gì?

Bệnh vảy nến là một loại bệnh da mãn tính, thường xuyên xuất hiện và tự động biến mất. Cơ chế hình thành vảy nến bởi do các tế bào da bị ảnh hưởng, tái tạo nhanh hơn bình thường khoảng 10 lần. Khi tốc độ tái tạo này quá nhanh dẫn đến tích tụ và tạo thành những vảy có màu sắc óng ảnh trên bề mặt da. 

Dầu dừa có trị được bệnh vảy nến không? 1Vảy nến khiến người bệnh thường xuyên cảm thấy ngứa

Bệnh vảy nến gây ra sự khó chịu cho người mắc phải, bởi cảm giác đau đớn và ngứa ngáy. Ngoài ra, vảy nến khiến người bệnh mắc các bệnh về tâm lý, cảm thấy tự ti khi bị xa lánh bởi những người xung quanh.

Vì thế nên, việc điều trị bệnh vảy nến là cần thiết và hoàn toàn khả thi. Tuy nhiên, để đạt được kết quả tốt nhất, người bệnh cần tìm đến bác sĩ da liễu để được khám và chữa trị. Không nên tự ý điều trị bệnh vảy nến tránh những hậu quả không mong muốn có thể xảy ra. Tình trạng bệnh vảy nến ngày càng tăng ở Việt Nam và đã trở thành một căn bệnh phổ biến ở nhiều người với nhiều biến thể bệnh khác nhau.

Dầu dừa được làm từ nguyên liệu gì?

Dầu dừa là sản phẩm tự nhiên được chiết xuất từ cơm dừa, có tác dụng tuyệt vời trong việc dưỡng tóc và móng. Được chia thành hai loại chính: dầu dừa tinh chế và không tinh chế.

  • Dầu dừa tinh chế: Được sản xuất từ cơm dừa khô, sau khi trải qua quá trình nấu và tẩy trắng ở nhiệt độ cao. Khác với dầu dừa không tinh chế, dầu dừa tinh chế không có mùi dừa và có thể được sử dụng để chế biến các món ăn trong nhà bếp.
  • Dầu dừa không tinh chế: Được chiết xuất từ trái dừa tươi, quá trình này không sử dụng nhiệt độ cao nên còn được gọi là dầu dừa lạnh. Dầu này có mùi dừa đặc trưng và có thể được sử dụng để nấu ăn như dầu dừa tinh chế, tuy nhiên, bạn nên sử dụng cho các món ăn được nấu ở nhiệt độ thấp hơn.

Theo các chuyên gia, dầu dừa không tinh chế mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, cả về chế độ ăn uống và làm đẹp da. Vì không trải qua quá trình xử lý nhiệt độ cao, loại dầu này vẫn giữ được nhiều tính năng hữu ích hơn so với dầu dừa tinh chế. Các tác dụng của dầu dừa không tinh chế bao gồm:

Lợi ích của dầu dừa đối với da

Dầu dừa có trị được bệnh vảy nến không? Về lợi ích của dầu dừa đối với da mặt, dầu dừa khi thoa lên da có tác dụng giữ ẩm, giảm đỏ và sưng, đồng thời ngăn ngừa sự phát triển của một số vi khuẩn. 

Nghiên cứu cho thấy rằng việc sử dụng dầu dừa không tinh chế có thể giúp giảm các triệu chứng của chàm (bệnh viêm da dị ứng) và bệnh vảy nến.

Chàm và vảy nến có nhiều triệu chứng giống nhau và có cùng nguyên nhân. Tuy bệnh vảy nến thường có lớp vảy dày hơn chàm, nhưng cả hai bệnh đều cần được giữ ẩm cho da, giúp da không khô và không bị vảy hoặc ngứa.

Dầu dừa có trị được bệnh vảy nến không? 2Dầu dừa giúp giữ ấm, giảm sưng tấy hiệu quả

Dầu dừa có trị được bệnh vảy nến không?

Dầu dừa là sản phẩm được chiết tách từ cùi dừa già, và có nhiều ứng dụng trong các lĩnh vực khác nhau như ẩm thực, làm đẹp và cả điều trị bệnh. Trong y học cổ truyền, dầu dừa được sử dụng như một loại phương thuốc tự nhiên giúp giải quyết nhiều vấn đề liên quan đến da như viêm da, nổi mẩn ngứa và cả bệnh vảy nến.

Đối với bệnh nhân mắc bệnh vảy nến, dầu dừa cung cấp nhiều hoạt chất có lợi cho sức khỏe và da, bao gồm:

  • Vitamin C: Có tác dụng kháng khuẩn, tiêu viêm, kích thích sản xuất collagen làm tăng độ đàn hồi của da. Ngoài ra còn bảo vệ da khỏe mạnh hơn trước tác hại của ánh nắng mặt trời, vi khuẩn, virus và các gốc tự do.
  • Vitamin E: Có khả năng chống oxy hóa, làm mềm vảy, tăng tính liên kết giữa các mô da khỏe mạnh. Điều này giúp giảm cảm giác ngứa ngáy khó chịu ở vùng da bị tổn thương.
  • Các loại axit: Như axit lauric hay axit capric và hơn 20 loại khác được tìm thấy trong dầu dừa thể hiện rõ đặc tính kháng khuẩn, chống nấm, tiêu viêm. Chúng giúp ức chế hoạt động của các tác nhân gây hại, ngăn ngừa nhiễm trùng da và nhiều biến chứng nguy hiểm cho bệnh nhân bị vảy nến.
  • Protein: Trong dầu dừa còn có nhiều protein. Đây là thành phần đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất và nuôi dưỡng các tế bào da giúp bệnh vảy nến nhanh chóng được chữa lành.
Thắc mắc: Dầu dừa có trị được bệnh vảy nến không?3Dầu dừa có trị được bệnh vảy nến không? Đây là thắc mắc của nhiều người 

Những lưu ý khi dùng dầu dừa trị bệnh vảy nến

Dầu dừa được coi là một liệu pháp tự nhiên hữu hiệu trong việc giúp giảm triệu chứng và điều trị bệnh vảy nến. Việc sử dụng dầu dừa có thể giúp làm mềm và làm giảm sự khô và ngứa của da, đồng thời cung cấp các chất dinh dưỡng có lợi cho da, giúp da khỏe mạnh hơn và đẩy lùi tình trạng vảy nến.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng dầu dừa chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị và giảm triệu chứng bệnh vảy nến, không thể thay thế hoàn toàn các phương pháp điều trị chuyên sâu khác như thuốc uống, thuốc bôi, ánh sáng UVB,... Nếu bạn có triệu chứng vảy nến nghiêm trọng hoặc không giảm sau khi sử dụng dầu dừa, bạn cần nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Dầu dừa có trị được bệnh vảy nến không? 4Bạn không nên quá làm dụng dầu dừa hỗ trợ điều trị bệnh vảy nến

Bài viết trên đây là những chia sẻ của Nhà thuốc Long Châu về nội dung dầu dừa có trị được bệnh vảy nến không. Hy vọng rằng qua bài viết này, bạn sẽ có những thông tin cần thiết khi lựa chọn dầu dừa là phương pháp chữa trị vảy nến. 

Xem thêm: Bệnh vảy nến nên ăn gì? Chế độ ăn kiêng cho người bị bệnh vảy nến

Tuyết Trâm

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcPhạm Nguyễn Hoàng Kim

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.

Xem thêm thông tin