Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Có rất nhiều tác nhân ảnh hưởng đến bệnh vảy nến, đặc biệt là chế độ sinh hoạt và ăn uống hàng ngày của người bệnh. Bài viết sau đây sẽ giúp các bạn biết được người bị bệnh vảy nến nên ăn gì.
Khi bị bệnh vảy nến, người bệnh cần hạn chế ăn các loại thực phẩm có khả năng khiến cho bệnh phát triển. Bên cạnh đó cần tăng cường các thực phẩm hữu ích vào chế độ ăn uống kết hợp với phác đồ điều trị để tránh các di chứng. Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu người bệnh vảy nến nên ăn gì qua bài viết dưới đây.
Dưới đây là một số thực phẩm mà người bị bệnh vảy nến nên ăn để có thể hỗ trợ giảm bệnh, cải thiện sức khỏe:
Các loại trái cây và rau quả có nhiều chất chống oxy hóa, giúp làm giảm căng thẳng, chống viêm. Vì vậy, trong chế độ ăn uống của người bị bệnh vảy nến luôn cần chúng. Trái cây và rau cũng thường xuyên được xuất hiện trong chế độ ăn của các bệnh liên quan đến vấn đề viêm.
Các thực phẩm người bệnh vảy nến nên ăn bao gồm: Bông cải xanh, các loại rau lá xanh như cải xoăn, rau bina,... quả mọng, quả việt quất, dâu tây, nho và các loại trái cây tối màu khác.
Omega-3 là một loại axit béo được cho là có khả năng kháng viêm rất tốt. Trong thực đơn cho người bị vảy nến nên tăng cường thức ăn có chứa chất này để giảm triệu chứng viêm da cũng như các biểu hiện do căn bệnh này mang lại.
Người bị bệnh vảy nến có thể bổ sung omega-3 qua các thực phẩm ăn uống như: Dầu cá, cá hồi, cá ngừ, cá thu, hạt óc chó, dầu ô liu,...
Bên cạnh các thực phẩm trên, trong quá trình chế biến người bệnh có thể thêm vào một số loại gia vị có tính kháng viêm như: Gừng, nghệ hay tỏi. Các loại củ gia vị đó đều chứa chất kháng viêm và giảm đau tự nhiên giúp thúc đẩy quá trình hồi phục của các tổn thương trên da một cách an toàn nhất.
Đặc biệt, trong tỏi có chứa kháng sinh allicin. Chất này giúp tiêu diệt vi khuẩn trên bề mặt da, phòng ngừa biến chứng nhiễm trùng ở bệnh vảy nến đồng thời giúp người bệnh cải thiện chức năng hoạt động của hệ miễn dịch.
Chế độ ăn uống ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển của bệnh vảy nến. Không phải chế độ ăn nào cũng đều tốt cho việc chữa trị bệnh vảy nến. Sau đây là một số chế độ ăn có thể giúp cải thiện tình trạng của bệnh vảy nến.
Chế độ ăn kiêng này do bác sĩ Pagano tạo ra, nó được biết đến là một trong những phương pháp chữa bệnh vảy nến thông qua chế độ ăn uống. Pagano cũng cho rằng tuân thủ nguyên tắc ăn uống khoa học và lối sống lành mạnh có thể cải thiện bệnh vảy nến một cách tự nhiên.
Chế độ ăn này gồm những điều sau:
Trong một khảo sát, hơn 1200 người mắc bệnh vảy nến đã công nhận rằng chế độ ăn kiêng Pagano là một trong những chế độ ăn giúp cải thiện tình trạng bệnh tốt nhất.
Gluten là một loại protein có trong các loại ngũ cốc. Gluten trong lúa mì, lúa mạch có thể gây ra những vấn đề về sức khỏe nếu người đó có bệnh lý hoặc nhạy cảm với gluten. Một chế độ ăn không gluten rất hữu ích cho những người bị bệnh vảy nến và nhạy cảm với gluten. Những người đã sử dụng chế độ ăn này đều thấy được sự cải thiện các tổn thương vảy nến của họ.
Chế độ ăn thuần chay có lợi cho việc cải thiện bệnh vảy nến. Chế độ ăn chay gồm nhiều thực phẩm chống viêm như trái cây, rau củ và các loại dầu tốt cho sức khỏe. Giống như chế độ ăn của Pagano, chế độ ăn thuần chay cũng cho thấy kết quả tốt ở những người bị bệnh.
Bên cạnh đó, những người thừa cân hoặc béo phì cũng có nguy cơ bị bệnh vảy nến cao hơn những người khác. Khi bị bệnh thì các triệu chứng cũng có xu hướng nghiêm trọng hơn. Vì vậy, họ cũng cần phải giảm cân để cho làn da trở nên tốt hơn.
Các loại vitamin A, D, E mang lại rất nhiều lợi ích cho những người bị bệnh vảy nến.
Qua bài viết trên, Nhà thuốc Long Châu đã cung cấp cho bạn một số thông tin về bệnh vảy nến nên ăn gì cũng như một số chế độ ăn uống để cải thiện tình trạng bệnh vảy nến. Hy vọng những chia sẻ trên sẽ hữu ích đến bạn!
Xem thêm: Bệnh vảy nến có nguy hiểm không? Triệu chứng của bệnh vảy nến
Giang Trà
Nguồn tham khảo: vinmec.com
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung
Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.