Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Khỏe đẹp

Thắc mắc: Nhảy dây bị đau bắp chân có nguy hiểm không?

Ngày 31/10/2022
Kích thước chữ

Nhảy dây bị đau bắp chân là hiện tượng khá bình thường trong quá trình tập luyện. Vì thế bạn đừng quá lo lắng khi gặp tình trạng này nhé, hãy tập những bài đơn giản, nghỉ ngơi và bổ sung thực phẩm hợp lý.

Trong quá trình nhảy dây, bạn không thể tránh được tình trạng đau tay, mỏi gối, đau nhức chân,... Rất khó để khẳng định nguyên nhân cả việc nhảy dây bị đau bắp chân Dù vậy, bạn cũng đừng quá lo lắng vì có những cách giảm đau hiệu quả và nhanh chóng. Bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ cùng bạn tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục của việc đau nhức bắp chân.

Vì sao nhảy dây lại bị đau bắp chân

Một số bạn trong quá trình tập luyện nhảy dây thường xuất hiện cảm giác đau nhức và mỏi bắp chân. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng này? Dưới đây là nguyên nhân khiến bạn bị đau bắp chân khi nhảy dây:

Chưa khởi động kỹ trước khi nhảy dây

Khởi động giúp các khớp cơ được co duỗi tốt hơn, tránh hiện tượng chuột rút khi tập nhảy dây. Bắp chân là nơi có nhiều cơ nên việc chuột rút hoặc nhức mỏi trong quá trình vận động là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Vì thế nên việc khởi động kỹ trước khi tập luyện là điều không thể bỏ qua.

Nhảy dây sai kỹ thuật

Việt đứng không thẳng người, khom lưng có thể tăng áp lực xuống phần đầu gối và bắp chân. Thêm vào đó, lực sinh ra do nhảy dây tác động vào khu vực này càng khiến lực ép gia tăng. Ngoài ra, nhảy dây quá lâu mà không nghỉ ngơi cũng có thể khiến bắp chân bị đau.

Nhảy dây sai kỹ thuật có thể dẫn đến tình trạng đau bắp chân

Nhảy dây sai kỹ thuật có thể dẫn đến tình trạng đau bắp chân

Co chân quá cao trong quá trình nhảy dây

Việc bật nhảy quá cao khiến bắp chân co lại nhiều hơn để tạo lực đẩy người lên trên, nhảy dây là bài tập nhảy liên tục nên cơ bắp phải được co lại liên tục. Trong thời gian dài có thể khiến bắp chân bị đau nhức và tê mỏi. 

Bị va đập vào vật cứng trong quá trình tập luyện

Trong khi nhảy dây, bạn có thể bị dây đập vào bắp chân hoặc va phải các vật cứng. Thậm chí nếu thực hiện các động tác khó mà chưa làm chủ được bài tập có thể dễ vấp ngã và gây ra tình trạng chấn thương.

Làm gì khi nhảy dây dẫn đến tình trạng đau bắp chân

Việc gặp chấn thương khi tập luyện thể chất là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, để giảm mức độ đau đớn và nguy hiểm của vết thương, dưới đây là một số chú ý cho bạn:

Không cố tập luyện quá sức, dành thời gian nghỉ ngơi

Tập luyện quá sức mà không nghỉ ngơi có thể khiến việc nhảy dây bị đau bắp chân. Cơ bắp khi hoạt động liên tục có thể đau nhức, nếu không nghỉ ngơi để giãn cơ có thể dẫn đến tổn thương đau nhức. Mỗi buổi tập chỉ nên kéo dài trong 45 phút, sau 100 lần nhảy thì nên nghỉ một chút.

Dành thời gian nghỉ ngơi sau mỗi buổi tập cường độ cao

Dành thời gian nghỉ ngơi sau mỗi buổi tập cường độ cao

Một tuần, bạn có thể sắp xếp 3 - 4 buổi nhảy dây, thời gian còn lại để tập các bài tập khác. Việc này giúp giảm áp lực cho chân, tập nhiều vào vùng cơ có thể tăng nguy cơ chấn thương. Dành 1 ngày trong tuần để nghỉ ngơi, phục hồi cơ bắp toàn diện.

Bổ sung thực phẩm có khả năng kháng viêm

Một số nghiên cứu chứng minh việc hấp thụ thực phẩm giàu chất chống oxy hóa giúp giảm đau cơ. Ví dụ, trong dưa hấu có chứa L - citrulline có thể phục hồi nhịp tim và giảm đau cơ hiệu quả.

Hoạt chất Curcumin trong nghệ là chất chống oxy hóa cao, có thể kháng viêm. Vì vậy, chất này được chứng mình có thể giảm đau nhức cơ trong thời gian ngắn. Đồng thời, tăng tốc độ phục hồi cơ thể sau khi nhảy dây. Ngoài ra, bạn cũng nên ăn quả anh đào, ngậm gừng để đẩy lùi cơn đau ở bắp chân.

Thực hiện bấm huyệt, châm cứu

Nếu bạn thực hiện các cách trên mà tình trạng đau nhức không giảm bớt thì bạn có thể thử châm cứu và bấm huyệt. Phương pháp điều trị này sử dụng những cây kim nhỏ và châm lên các điểm huyệt trên cơ thể. Điều này giúp cơ thể giải phóng serotonin giảm đau nhanh chóng.

Bấm huyệt và châm cứu điều trị nhảy dây bị đau bắp chân

Bấm huyệt và châm cứu điều trị nhảy dây bị đau bắp chân

Thực hiện các bài tập giãn cơ nhẹ nhàng

Để giúp bạn có thể hạn chế hiện tượng co cơ gây ra tình trạng đau bắp chân, bạn nên thực hiện giãn cơ sau buổi tập. Ngoài ra, bạn nên dành một vài buổi trong tuần để tập giãn cơ hoặc vận động nhẹ. Những bài tập này không chỉ giúp giãn cơ mà còn hỗ trợ khí huyết lưu thông.

Tắm nước ấm với muối

Ngâm chân trong nước ấm pha với muối chính là cách tuyệt vời để giảm đau nhức. Dưới nhiệt độ của nước ấm, phần cơ bị co từ từ giãn ra và trở về trạng thái ban đầu.

Nước ấm giúp việc lưu thông máu luân chuyển khắp cơ thể nên sửa chữa các khu vực gặp vấn đề. Bạn nhớ không nên dùng nước quá nóng vì có thể gây bỏng da.

Bổ sung đạm từ sữa đặc

Trong sữa đặc có chứa 40 - 90% protein có thể cải thiện sức mạnh cơ bắp và giảm đau hiệu quả. Việc uống sữa đặc thường xuyên giúp cơ thể tránh khỏi những cơn đau bắp chân do nhảy dây. Vì thế, hãy bổ sung thực phẩm này vào khẩu phần ăn hằng ngày của mình nhé. 

Uống thuốc giảm đau

Trường hợp cơn đau của bạn diễn ra trong thời gian dài, không thuyên giảm thì bạn cần đến thăm khám bác sĩ để tìm được phương pháp trị liệu. Tùy mức độ nặng nhẹ mà bác sĩ sẽ kê đơn cho bạn. Nếu cơn đau không quá nguy hiểm, bạn sẽ được kê đơn để uống thuốc tại nhà.

Sử dụng thuốc giảm đau khi cơn đau kéo dài

Sử dụng thuốc giảm đau khi cơn đau kéo dài

Hướng dẫn nhảy dây đúng cách để không bị đau bắp chân

Để tránh bị đau bắp chân khi nhảy dây và cải thiện sức khỏe của tim mạch, tăng cường các hoạt động não bộ, tăng mật độ khoáng xương, đốt mỡ thừa,... Để đạt được những lợi ích này, hãy cùng tham khảo một số gợi ý dưới đây.

Giúp cơ thể làm quen

Trong 3 - 5 buổi đầu, sau khi khởi động, bạn nên nhảy bằng 2 chân với tốc độ vừa phải, sau đó tăng dần tốc độ lên. Nếu cảm thấy mệt mỏi, hãy xen kẽ việc nhảy dây và đi bộ hoặc chạy bộ chậm.

Tận hưởng các vòng quay

Hãy đổi bài tập để tâm lý của bạn không nhàm chán, đồng thời giúp nhóm cơ khác luyện tập. Trong khi nhóm cơ khác được hoạt động thư giãn hơn, đừng bỏ quên việc khởi động. 

Tăng cường đốt mỡ

Khi cơ thể quen với dây nhảy, bạn có thể bấm giờ, tăng thời gian tập, tăng số vòng, tăng tốc độ vòng quay và thử sức với bài nâng cao. Lúc này, nhịp tim sẽ được tăng cường, cơ cũng đàn hồi tốt hơn và có thể chịu đựng được các bài tập nặng ký.

Bài viết là những nguyên nhân và gợi ý để khắc phục tình trạng nhảy dây bị đau bắp chân. Hy vọng bạn có thể áp dụng kiến thức này để việc tập luyện an toàn và đạt hiệu quả cao.

Cẩm Thơ

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcPhạm Nguyễn Hoàng Kim

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.

Xem thêm thông tin