Tốt nghiệp tại Đại học Y Dược Cần Thơ và sở hữu chứng chỉ Chuyên khoa I - Y học gia đình tại Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Đồng thời có hơn 7 năm kinh nghiệm chuyên môn trong lĩnh vực khám sàng lọc tiêm chủng.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Bác sĩDương Bích Tuyền
Tốt nghiệp tại Đại học Y Dược Cần Thơ và sở hữu chứng chỉ Chuyên khoa I - Y học gia đình tại Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Đồng thời có hơn 7 năm kinh nghiệm chuyên môn trong lĩnh vực khám sàng lọc tiêm chủng.
Đau nhức toàn thân là một tình trạng phổ biến thường gặp, nhất là sau khi chơi thể thao hoặc vận động mạnh. Tuy nhiên, một trong số trường hợp đó lại là triệu chứng của một bệnh lý nguy hiểm. Vậy, đâu là nguyên nhân gây ra tình trạng đau nhức toàn thân và những biện pháp cải thiện bệnh hiệu quả như thế nào?
Đau nhức toàn thân là một tình trạng thường gặp. Người bệnh thường cảm thấy đau nhức khắp cơ thể, mệt mỏi, uể oải và thêm những triệu chứng khác. Đau nhức toàn thân khiến người bệnh chỉ muốn nằm nghỉ ngơi và không còn tâm trí cũng như khả năng tập trung để có thể làm việc được.
Có nhiều nguyên nhân khiến cơ thể mệt mỏi, phần lớn là do thói quen sinh hoạt như vận động mạnh, chơi thể thao quá sức,… Tuy nhiên, đau nhức toàn thân đôi khi là một triệu chứng của bệnh lý nào đó. Vì vậy, khi có những triệu chứng đau nhức toàn thân mà không rõ lý do hoặc tình trạng đau kéo dài mà không thuyên giảm, người bệnh cần tới gặp bác sĩ để chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Triệu chứng điển hình của đau nhức toàn thân là cảm thấy nhức mỏi ở toàn thân, các cơ đau nhức ở một vị trí rồi lan ra khắp cơ thể. Ngoài ra, người bệnh có thể gặp một vài triệu chứng khác, như là:
Xuất hiện những cơn đau âm ỉ ở khắp người như chân, tay, xương khớp, bắp thịt,… xảy ra trong một thời gian ngắn hoặc kéo dài.
Cảm thấy cơ thể mệt mỏi, thiếu sức sống, không muốn hoạt động làm việc, chỉ muốn nằm nghỉ ngơi.
Có cảm giác ớn lạnh, rùng mình mà không rõ lý do, mặc dù thời tiết nóng nhưng vẫn thấy lạnh dọc cơ thể, nhất là ở bàn tay và bàn chân.
Thân nhiệt của cơ thể thay đổi thất thường, lúc nóng lúc lạnh.
Đau nhức đột ngột không rõ lý do, nhất là đau đầu, đau cơ,…
Cơn đau tăng lên vào lúc thời tiết thay đổi, vận động quá sức, tinh thần không thoải mái, stress,…
Ngủ không ngon giấc, hay bị thức giấc giữa chừng.
Cảm thấy hoa mắt, chóng mặt, đau ngực, khó thở, dễ nhạy cảm, lo âu,…
Thông thường, đau nhức toàn thân là một biểu hiện bình thường của cơ thể, đặc biệt là sau khi vận động mạnh hoặc chơi thể thao. Tuy nhiên, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn nếu có bất kỳ triệu chứng nào sau đây:
Cơn đau không thuyên giảm dù đã uống thuốc hoặc dùng các biện pháp khắc phục tại nhà.
Đau nhức dữ dội mà không rõ lý do.
Cơn đau kèm theo phát ban, mẩn đỏ hoặc sưng tấy nghiêm trọng.
Đau nhức cơ thể khi bị côn trùng cắn.
Cơn đau xuất hiện khi sử dụng một loại thuốc cụ thể nào đó.
Đau kèm theo sốt cao hoặc sốt dai dẳng.
Cơ thể ngất xỉu, co giật và mất ý thức.
Đau tức ngực, nhạy cảm với ánh sáng, thị lực kém dần.
Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ làm giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn có thể mau chóng hồi phục sức khỏe.
Đau nhức toàn thân là một tình trạng phổ biến thường gặp. Nguyên nhân chủ yếu là do thói quen sinh hoạt không lành mạnh. Người bệnh chỉ cần nghỉ ngơi và điều trị tại nhà để giảm cơn đau nhức cơ thể. Tuy nhiên, đây cũng là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe của bạn đang gặp vấn đề.
Sau đây là một số nguyên nhân dẫn tới đau nhức toàn thân của người bệnh:
Stress
Khi bị stress, hệ thống miễn dịch không thể kiểm soát phản ứng viêm trong cơ thể. Điều này khiến cho bạn thường xuyên đau nhức vì dễ bị viêm và nhiễm trùng khắp cơ thể.
Mất nước
Nước là một thành phần quan trọng cho hoạt động bình thường và khỏe mạnh trong cơ thể. Mất nước đôi khi làm cho bạn cảm thấy mệt mỏi và đau nhức.
Thiếu ngủ
Các nhà nghiên cứu cho rằng có thể có mối liên hệ hai chiều giữa cơn đau và giấc ngủ. Những người bị đau mạn tính thường khó ngủ. Và ngược lại, những người khó ngủ thường bị đau mạn tính. Bạn có thể bị kiệt sức nếu không ngủ đủ giấc. Điều này cũng khiến cho cơ thể bạn cảm thấy đau nhức, nặng nề và uể oải.
Viêm phổi
Khi viêm phổi, bạn sẽ không nhận đủ oxy khiến cho những tế bào hồng cầu và các mô trong cơ thể không hoạt động bình thường gây ra tình trạng đau nhức.
Cảm lạnh hoặc cảm cúm
Khi bị virus cảm lạnh, cúm tấn công sẽ khiến cho các cơ của bạn đau nhức, nhất là ở lưng, tay và chân. Điều này xảy ra bởi hệ thống miễn dịch của bạn đang cố gắng chống lại những virus trên.
Thiếu máu
Khi bạn bị thiếu máu, các mô không thể nhận đủ oxy để duy trì sức khỏe hoặc những hoạt động bình thường khác.
Thiếu vitamin D
Một số cơ quan quan trọng trong cơ thể như thận, cơ và xương phải dựa vào canxi để hoạt động bình thường. Nếu không đủ vitamin D để giúp cơ thể bạn hấp thu canxi, bạn sẽ cảm thấy đau những ở những cơ quan và thậm trí ở trong xương.
Hội chứng mệt mỏi mạn tính
Hội chứng mệt mỏi mạn tính (CFS) là một tình trạng khiến cho bạn cảm thấy kiệt sức và yếu ớt cho dù bạn nghỉ ngơi.
Viêm khớp
Viêm khớp xảy ra khi khớp của bạn bị viêm, điều này có thể do sụn xung quanh khớp của bạn bị phá vỡ như viêm xương khớp, hoặc tình trạng tự miễn dịch làm lớp niêm mạc xung quanh khớp bị bào mòn như viêm khớp dạng thấp. Những điều này sẽ khiến xương khớp bị đau nhức và hạn chế vận động.
Rối loạn tự miễn
Một số rối loạn tự miễn dịch có thể gây đau nhức cơ thể như Lupus ban đỏ, bệnh đa xơ cứng hoặc viêm cơ,…
https://www.healthline.com/health/body-aches#lupus
Người bệnh nên gặp bác sĩ nếu cảm thấy đau nhức toàn thân kéo dài hơn 2 tuần mà không liên quan đến sự vận động quá mức.
Có, suy giáp có thể gây đau nhức toàn thân. Tình trạng này xảy ra do tuyến giáp không sản xuất đủ hormone quan trọng, dẫn đến các triệu chứng như đau nhức cơ khớp, cùng với các vấn đề khác như trí nhớ kém, da khô, tóc mỏng, cholesterol cao và nhịp tim chậm.
Có, việc sử dụng thuốc statin để kiểm soát cholesterol cao có thể gây đau nhức toàn thân như một tác dụng phụ. Nếu gặp tình trạng này, bạn nên trao đổi với bác sĩ để xem xét khả năng chuyển đổi sang loại thuốc khác phù hợp hơn.
Bà bầu dễ bị đau nhức toàn thân trong 3 tháng đầu thai kỳ do nhiều nguyên nhân:
Ngoài ra, tình trạng đau nhức có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý nguy hiểm như đái tháo đường, béo phì, rối loạn thần kinh hoặc thiếu máu.
Xem thêm thông tin: https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/nhuc-moi-tay-chan-khi-mang-thai-3-thang-dau-nguyen-nhan-do-dau.html
Đau nhức toàn thân trong thai kỳ thường là một triệu chứng sinh lý bình thường và thường không nguy hiểm nếu tình trạng này nhẹ và không kèm theo triệu chứng khác. Tuy nhiên, nếu cơn đau nhức đi kèm với các triệu chứng nghiêm trọng như hoa mắt, co cơ hoặc không thể nhấc nổi tay chân, đó có thể là dấu hiệu của các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.
Xem thêm thông tin: https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tinh-trang-chan-tay-bun-run-nguoi-met-moi-khi-mang-thai-va-cach-khac-phuc.html
Hỏi đáp (0 bình luận)