Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Lens hay kính áp tròng được sử dụng để hỗ trợ điều chỉnh tật khúc xạ của mắt, vừa làm tăng tính thẩm mỹ lại giúp người đeo có tầm nhìn tốt hơn. Tuy nhiên, rất nhiều người khi đeo kính áp tròng bị đỏ mắt, hãy cùng nhau tìm hiểu nguyên nhân gây ra tình trạng trên nhé!
Kính áp tròng hay còn được gọi là lens là loại kính có khả năng ôm sát vào giác mạc, hình chảo và có độ cong phù hợp với giác mạc. Khi lens bám sát vào giác mạc, sẽ xảy ra hiện tượng tách nước mắt ra làm hai, có một lớp nước mỏng ngăn cách giữa kính và bề mặt giác mạc, giúp kính có thể di chuyển dễ dàng theo chuyển động của mắt. Lớp nước này sẽ thay mới liên tục bởi nước mắt và làm giảm nguy cơ bám đọng vi khuẩn. Bên cạnh đó, lớp nước nằm giữa giác mạc và kính còn giúp bôi trơn và giảm gây ra trầy xước giác mạc.
Kính được làm từ những chất liệu tổng hợp với sự đảm bảo chức năng sinh lý bình thường của mắt. Hiện nay, việc đeo kính áp tròng đã không còn xa lạ gì với giới trẻ. Tuy nhiên hiện tượng đeo loại kính này bị đỏ mắt khiến nhiều bạn vô cùng lo lắng và e ngại khi sử dụng.
Lens ngoài việc mang lại sự tiện dụng và thời trang... còn được sử dụng để hỗ trợ điều chỉnh các tật khúc xạ về mắt như cận thị, loạn thị và viễn thị... Với thị trường đa dạng hiện nay, có rất nhiều loại kính áp tròng với nhiều công dụng, màu sắc, mẫu mã khác nhau tùy theo mục đích của người sử dụng. Không ai phủ nhận việc sử dụng kính áp tròng mang lại tính thẩm mỹ cao, giúp người đeo kính có tầm nhìn tốt hơn và bao quát hơn. Dưới đây là một số loại kính áp tròng thường được người sử dụng chọn lựa:
Đeo lens bị đỏ mắt do rất nhiều nguyên nhân gây ra. Cụ thể sẽ được liệt kê chi tiết dưới đây:
Đây là trường hợp khi bạn dùng loại lens được làm từ chất liệu thông thường và không đảm bảo cung cấp đủ lượng oxy cho giác mạc. Nếu như bạn bị cận thị nặng thì lens sẽ càng dày, từ đó lượng oxy được cung cấp cho mắt sẽ ít đi. Trường hợp giác mạc thiếu oxy sẽ gây ra đỏ mắt, khô mắt, lúc này bạn nên lựa chọn loại lens được làm từ chất liệu Silicone Hydrogel để giúp mắt có thể dễ dàng trao đổi oxy. Không những thế, việc đeo kính áp tròng trong khoảng thời dài cũng sẽ khiến giác mạc ít nhận được trao đổi oxy và làm cho mắt bị đỏ.
Tân mạch giác mạc là triệu chứng mắt xuất hiện vùng rìa cực trên giác mạc, từ đó khiến mắt bị đỏ và nhức. Nếu bạn phát hiện phần tân mạch có xuất hiện trong nhu mô giác mạc, hãy nhanh chóng tháo kính áp tròng ngay lập tức. Nếu tính chất công việc bắt buộc phải sử dụng kính áp tròng, bạn nên chọn loại có độ thẩm thấu oxy cao.
Quá trình bảo quản lens không đúng cách có thể khiến kính bị nhiễm vi khuẩn hoặc khi tiếp xúc trực tiếp với mắt gây ra hiện tượng viêm giác mạc.
Khi biết được nguyên nhân tại sao đeo lens bị đỏ mắt hoặc thậm chí nhức mắt, khô mắt…, chúng ta cần có cách phòng ngừa sao cho hiệu quả nhất:
Khi đeo lens bị đỏ mắt, bạn đọc cũng đừng quá lo lắng. Đầu tiên, bạn nên kiểm tra tất cả những điều kiện vệ sinh có đảm bảo hay chưa. Nếu chưa, hãy nghỉ ngơi, vệ sinh lại và hạn chế đeo lại kính áp tròng vào ngày hôm sau.
Nếu đã tuân thủ những quy định vệ sinh mà vẫn gặp tình trạng đỏ mắt, lúc này có thể do độ cong của kính áp tròng chưa thực sự phù hợp với cá nhân bạn, khiến bạn khó chịu khi đeo, đỏ mắt... Nếu tình trạng đỏ mắt diễn biến nghiêm trọng hơn, bạn nên ngưng sử dụng kính và hãy hỏi thêm ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn kỹ hơn nhé!
Khi sử dụng kính áp tròng đúng cách, bạn sẽ không còn phải lo lắng khi bị đỏ mắt nữa. Ngoài ra, bạn đọc nên chọn địa chỉ uy tín để mua được lens chất lượng cao cũng như trải nghiệm sự an toàn, hài lòng khi sử dụng. Chúc bạn đọc luôn có đôi mắt đẹp, sáng và khỏe mạnh!
Hoàng Yến
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung
Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.