Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Thắc mắc: Tập cardio bị đau bắp chân phải làm sao?

Ngày 30/11/2022
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Tập cardio bị đau bắp chân là tình trạng không hề hiếm gặp. Hầu hết những người tập luyện thể thao, đặc biệt là người mới bắt đầu tập cardio đều bị đau bắp chân khi tập. Vậy đau bắp chân khi tập cardio xử lý thế nào?

Bạn nhận thấy bắp chân có dấu hiệu đau nhức khó chịu sau khi tập cardio mà không biết phải làm sao? Đầu tiên, đây là hiện tượng bình thường, bạn không nên quá lo lắng và hãy xử lý theo cách sau đây. 

Vì sao tập cardio bị đau bắp chân? 

Tập cardio bị đau bắp chân thật ra có rất nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến hiện tượng này. Đây cũng là một trong những hiện tượng thường gặp nhất với người mới tập cardio hoặc mới chuyển sang bài cardio mới. Vậy vì sao tập cardio lại bị đau bắp chân? 

Tập cardio bị đau bắp chân phải làm sao 1

Tập cardio bị đau bắp chân là hiện tượng phổ biến

Theo ý kiến từ các chuyên gia cho thấy, việc bị đau bắp chân khi tập cardio thường sẽ xuất hiện sau 2 - 3 ngày tập luyện, tác động đến vùng bắp chân. Cũng lý giải thêm, đây là hiện tượng hết sức bình thường và rất nhiều người gặp phải nên khi nhận thấy bản thân có dấu hiệu tập cardio bị đau bắp chân, bạn nên chăm sóc sức khỏe, chú ý đến vận động bắp chân hơn nhé. 

Ngoài ra, bạn cũng không cần thay đổi chế độ tập luyện khi bị đau bắp chân sau tập. Vì đây là hiện tượng cơ chưa quen với cường độ vận động, chưa nhận đủ oxy nên dẫn đến đau nhức. Những nguyên nhân chính gây tập cardio bị đau bắp chân như: 

Thói quen tập luyện thay đổi đột ngột 

Một trong những nguyên nhân thường gặp nhất dẫn đến tập cardio bị đau bắp chân là thay đổi thói quen tập luyện. Ví dụ, thường ngày bạn tập cardio với những bài tập quen thuộc, nhưng đột nhiên bạn chuyển hướng sang bài tập mới, khi này, cơ bắp chân rất có thể sẽ bị đau nhức sau khi tập. 

Không khởi động trước khi tập cardio

Bạn thắc mắc không biết vì sao mình bị đau bắp chân sau khi tập cardio? Vậy hãy nhớ lại xem bạn đã khởi động đầy đủ cho các nhóm cơ trước khi tập cardio chưa nhé. 

Rất nhiều người tập cardio bị đau bắp chân là do thói quen bỏ qua bước khởi động. Khởi động là bài tập nhẹ nhằm làm nóng cơ thể, kích thích các khối cơ và đẩy nhanh nhịp tim, chuẩn bị sẵn sàng cho bài tập. Nếu không khởi động trước, bạn sẽ rất dễ bị chấn thương đấy. 

Thời gian tập tăng lên 

Thông thường bạn tập cardio 20 phút mỗi buổi, nhưng hôm nay bạn muốn thay đổi sang 30 phút tập để đốt cháy nhiều calo hơn. Và kết quả là sau 1 - 2 ngày, bạn cảm thấy đau nhức bắp chân. 

Hiện tượng này là hoàn toàn bình thường, khi thay đổi thời gian tập cardio, đồng nghĩa với việc cơ bắp chân của bạn làm việc nhiều hơn, dễ bị đau nhức do chưa thích ứng được. 

Tập cardio bị đau bắp chân phải làm sao 2

Thời gian tập tăng đột ngột có thể gây đau cơ

Tập cardio sai cách 

Nguyên nhân dẫn đến tập cardio bị đau bắp chân mãi không khỏi, tái đi tái lại nhiều lần rất có thể là do bạn đã tập luyện sai cách đấy. Việc tập cardio không đúng cách không những làm đau cơ mà còn có thể gây ra chấn thương trong lúc tập, ảnh hưởng đến sức khỏe người tập. 

Tập cardio bị đau nhức bắp chân, xử lý thế nào? 

Khi đã biết được nguyên nhân gây tập cardio bị đau bắp chân, bạn đã có thể cải thiện tận gốc tình trạng này. Vậy khi bắp chân bị đau nhức do tập luyện, phải làm thế nào? Hãy thử áp dụng các cách sau đây nhé: 

Chườm vết thương 

Chườm nóng hoặc chườm lạnh đều là phương pháp giúp giảm đau nhanh chóng, hạn chế sưng tấy và làm dịu lại tình trạng vết thương. Đối với trường hợp tập cardio bị đau bắp chân, bạn có thể chườm nóng để làm giãn cơ, tăng lưu thông máu và giảm đau, giảm sưng hiệu quả nhé. 

Tác động nhiệt sẽ giúp thành mạch máu giãn nở, tốc độ lưu thông máu đến vết thương nhanh hơn, tăng tốc độ phục hồi cho hệ cơ, xương bắp chân. Lưu ý khi thực hiện chườm nóng lên bắp chân, bạn nên chú ý đến nhiệt độ để tránh làm bỏng da

Xoa bóp, massage bắp chân

Tập cardio bị đau bắp chân nên xử lý thế nào? Hãy xoa bóp đều đặn bắp chân để xua tan những cơn đau khó chịu, phục hồi cơ bắp chân hiệu quả hơn nhé. Khi thực hiện các động tác massage, axit lactic - nguyên nhân dẫn đến đau bắp chân sau tập, sẽ được đào thải hiệu quả hơn. Từ đó, chữa lành những cơn đau cơ do tập luyện. 

Khi xoa bóp, bạn cũng có thể kết hợp với các loại tinh dầu thiên nhiên để tác động sâu hơn, tăng cảm giác thư giãn, tạo sự thoải mái tinh thần, không còn cảm nhận những cơn đau nữa. 

Khởi động đều đặn trước khi tập 

Bài khởi động bị rất nhiều người bỏ qua khi tập cardio. Tuy nhiên, để giải quyết triệt để cơn đau cơ bắp chân và tình trạng tập cardio bị đau bắp chân, bạn đừng quên khởi động đều đặn, đầy đủ trước mỗi buổi tập, dù là tập cardio cường độ thấp hay cardio cường độ cao. 

Việc khởi động kỹ còn hạn chế khả năng bị chấn thương không mong muốn, làm nóng cơ thể, chuẩn bị tốt hơn cho quá trình tập luyện, hỗ trợ đốt cháy nhiều calo hơn nữa. 

Tập cardio đúng kỹ thuật 

Nếu bạn gặp tình trạng tập cardio bị đau bắp chân do tập sai kỹ thuật của bài tập thì ngoài chườm nóng, làm dịu, massage giảm đau, bạn cần cải thiện kỹ thuật tập chính xác hơn. Đây cũng là cách xử lý một cách tốt nhất hiện tượng này. 

Nếu không biết tập như thế nào là đúng kỹ thuật, bạn đừng ngại tham khảo những huấn luyện viên thể hình để được điều chỉnh dáng tập, cách tập sao cho hiệu quả cao nhất, hạn chế đau cơ. 

Tập cardio bị đau bắp chân phải làm sao 3

Khởi động trước khi tập cardio giúp hạn chế chấn thương

Lưu ý đến cường độ tập luyện 

Cường độ tập cardio có thể là nguyên nhân khiến bạn bị đau bắp chân. Vì vậy, hãy lắng nghe cơ thể mình một cách chính xác, hiểu được nhu cầu cũng như khả năng của chính mình để lựa chọn bài tập vừa sức, cường độ hợp lý hơn. 

Việc đan xen những động tác cardio cường độ thấp với cardio cường độ cao cũng sẽ giúp giảm bớt áp lực lên cơ thể hơn, từ đó, hạn chế được việc đau mỏi cơ, mệt mỏi, chán nản sau buổi tập. 

Ngoài những lưu ý trên về tập cardio bị đau bắp chân, bạn cũng nên chú ý hơn đến chế độ sinh hoạt hàng ngày. Uống nhiều nước, tập luyện trong không gian thông thoáng, nghỉ ngơi đầy đủ, ăn uống đủ chất, vận động thường xuyên,... đều là những việc cần làm để hạn chế đau cơ sau khi tập cardio. 

Hồng Nhung

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm