Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Sốt phát ban là tình trạng rất thường gặp đối với trẻ nhỏ. Vậy khi trẻ bị sốt phát ban, nên tắm lá gì cho trẻ mau hết bệnh – bạn đã biết chưa?
Trẻ bị sốt phát ban là bệnh do virus đường hô hấp gây ra. Bệnh khiến trẻ sốt cao và sau khi sốt có dấu hiệu hạ, trên cơ thể trẻ sẽ bị nổi các đốm đỏ nhỏ trên da. Có rất nhiều loại virus có nguy cơ gây bệnh được xác định như virus Sởi, virus Echo, virus Rubella, Adenovirus và nhóm Enterovirus... Sau khoảng từ 2 – 4 ngày kể từ khi khởi phát sốt, trẻ sẽ có tình trạng hạ sốt, tuy nhiên, lúc này trên da của trẻ có thể nổi những nốt ban đỏ tại những vùng như: Mặt, lưng, mông, bụng, hai tay, hai chân và thậm chí toàn thân.
Khi trẻ bị bệnh nói chung và sốt phát ban nói riêng, vấn đề vệ sinh cá nhân, vệ sinh thân thể là việc rất quan trọng mà ba mẹ và người chăm sóc hết sức chú ý. Không những thế, trẻ bị sốt phát ban tắm lá gì mau hết bệnh được rất nhiều ba mẹ quan tâm và tìm hiểu.
Với câu hỏi trẻ bị sốt phát ban tắm lá gì cho mau hết bệnh, bạn đọc có thể tham khảo những loại lá sau đây:
Lá kinh giới có tính ấm, nóng và trừ phong rất tốt. Khi tắm bằng lá kinh giới, bệnh nhi có thể giảm triệu chứng của bệnh sốt phát ban đáng kể. Bạn đọc có thể sử dụng 200g lá kinh giới rửa sạch bụi bẩn sau đó giã nát lấy nước cốt, hòa cũng với 2 lít nước sau đó đun lên 15 phút sau đó để nguội và tắm cho trẻ.
Xem thêm: Cách tắm lá kinh giới cho trẻ sơ sinh
Lá khế được đánh giá rất lành tính, vị chát, có tác dụng hiệu quả trong việc điều trị thải độc, lợi tiểu cũng như cải thiện tình trạng ban đỏ, ghẻ nước và mụn nhọt hiệu quả. Bạn đọc có thể lấy khoảng 200g lá khế, rửa sạch bụi bẩn rồi vò nát. Sau đó, đem lá khế nấu cùng với khoảng 2 lít nước, để đến khi nước ấm thì lấy nước để tắm cho bệnh nhi bị sốt phát ban.
Ngải cứu là một vị thuốc đông ý có rất nhiều tác dụng cho việc điều trị bệnh. Loại lá này rất hiệu quả trong việc điều trị phát ban, mề đay, nổi mẩn ngứa, giảm viêm và làm dịu vết thương. Sử dụng là ngải cứu đun sôi cùng với 2 lít nước, sau đó để ấm và sử dụng để tắm cho trẻ.
Trong trà xanh có chứa chất chống oxy hóa mạnh mẽ và có thể ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn, giúp thải độc tố bám trên da và giúp vết thương mau chóng lành. Ba mẹ có thể dùng là trà xanh tươi đã rửa sạch với nước muối, sau đó vò nát và hãm với nước đun sôi. Sau đó, hãy pha loãng với nước ấm và một chút muối để tắm cho trẻ. Lưu ý, không nên dùng trà khô để thay thế cho trà tươi.
Lá trầu không có mùi thơm đặc trưng, tính ấm và có vị cay nồng. Trong tinh dầu của lá trầu không có chứa rất nhiều polyphenol có tác dụng kháng khuẩn rất tốt và thường được dùng để hỗ trợ điều trị các bệnh ngoài da. Bạn đọc có thể rửa sạch lá trầu không, sau đó cho vào nước và đun sôi trong 10 phút. Sử dụng nước này tắm cho trẻ bị sốt phát ban thì sẽ thấy những nốt ban đỏ giảm đáng kể trên da.
Lá khổ qua rừng có vị đắng hơn gấp nhiều lần so với khổ qua thường. Các hợp chất có trong lá khổ qua rừng như momordicin và cucurbitacin trong có tác dụng rất tốt trong việc hỗ trợ điều trị các nốt ban đỏ trên da. Bạn có thế dùng cả thân và lá của dây khổ qua rừng rửa sạch, rồi cho vào nước đun sôi 10 phút, pha thêm với nước lạnh cho đến khi ấm ấm thì dùng để tắm cho trẻ.
Tắm rửa hay vệ sinh cá nhân, vệ sinh thân thể là việc cần thực hiện nhằm giữ gìn vệ sinh cho cơ thể. Tuy nhiên, vấn đề tắm cho trẻ khi bị sốt phát ban được rất nhiều các bậc phụ huynh quan tâm, liệu bé sốt phát ban có nên tắm không, nên tắm khi nào và nên tắm bằng lá gì... Dưới đây là những thông tin mà phụ huynh có thể tham khảo:
Khi trẻ đang sốt cao, phụ huynh không nên tắm cho trẻ, bởi sẽ gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm, khó lường cho trẻ nhỏ. Việc cần làm lúc này là nhanh chóng hạ sốt cho trẻ bằng các phương pháp như: Lau mát bằng nước ấm khi nhiệt độ dưới 38oC, cho trẻ uống thuốc hạ sốt khi nhiệt độ trên 38oC và nên cho đặt thuốc hạ sốt hậu môn trong trường hợp trẻ có nguy cơ bị sốt co giật... sau đó nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được sơ cứu và điều trị đúng cách nhất.
Đối với một số trường hợp, trẻ khi phát ban có triệu chứng ngứa ngáy khó chịu khiến trẻ cào gãi lên những nốt ban đỏ. Lúc này ba mẹ tuyệt đối không nên tắm cho trẻ bởi có nguy cơ xảy ra tình trạng bội nhiễm. Thay vào đó, việc cần làm là hãy cắt ngắn móng tay trẻ và nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện để được thăm khám kịp thời, tránh những chốc lở trên cơ thể bị lan rộng và bội nhiễm.
Đối với những trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ hơn 6 tháng tuổi, cần hạn chế tắm khi bị sốt phát ban. Thay vào đó, ba mẹ có thể giặt khăn ấm và lau cơ thể nhằm giúp cho trẻ sạch sẽ hơn và thoải mái hơn. Khi trẻ có dấu hiệu khỏi bệnh, hết sốt và những nốt ban đỏ trên cơ thể có dấu hiệu mờ dần đi, sức khỏe trẻ dần hồi phục, lúc này có thể tắm cho trẻ bằng nước ấm như bình thường.
Ngoài những thông tin trên, các trường hợp như: Trẻ sốt phát ban bị tiêu chảy có kèm nôn ói hoặc khi trẻ vừa ăn xong.... cũng không nên tắm cho trẻ bởi có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
Trên đây là những thông tin về thắc mắc trẻ bị sốt phát ban tắm lá gì cho mau hết, hi vọng làm hài lòng bạn đọc. Lưu ý rằng, ba mẹ có thể tắm cho trẻ từ 9 đến 11 giờ sáng hoặc từ 15 đến 17 giờ chiều, hạn chế tắm quá sớm hoặc quá muộn bởi có nguy cơ làm cho trẻ cảm lạnh. Ngoài ra, phương pháp tắm bằng lá chỉ là biện pháp hỗ trợ và không thể thay thế các phương pháp điều trị bệnh. Hơn thế nữa, phương pháp tắm lá cũng không hoàn toàn phù hợp với tất cả các mọi đối tượng. Do đó, trước khi sử dụng bất cứ phương pháp nào, hãy tham vấn ý kiến bác sĩ điều trị trước khi áp dụng cho bé yêu nhé!
Hoàng Yến
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.