Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Những dấu hiệu trẻ bị sốt phát ban mà bạn cần quan tâm

Ngày 28/09/2022
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Sốt phát ban là một căn bệnh không quá nguy hiểm nhưng bạn cần có những phương pháp điều trị cho trẻ một cách kịp thời và hiệu quả. Sau đây Chúng tôi xin chia sẻ về những dấu hiệu trẻ bị sốt phát ban qua bài viết sau, mời bạn cùng tham khảo.

Sốt phát ban là một căn bệnh khá phổ biến đối với trẻ nhỏ và đây cũng là bệnh truyền nhiễm dễ lây lan. Nếu không điều trị sớm và kịp thời thì cũng có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm. Bạn cần theo dõi trẻ khi trẻ bị sốt phát ban. Nhà thuốc Long Châu xin chia sẻ với bạn về những dấu hiệu trẻ bị sốt phát ban giúp bạn theo dõi trẻ một cách hiệu quả hơn.

Tìm hiểu về căn bệnh sốt phát ban của trẻ

Những dấu hiệu trẻ bị sốt phát ban mà bạn cần quan tâm 1 Trẻ bị sốt phát ban

Sốt phát ban thường gặp đối với những trẻ nhỏ từ giai đoạn 6 - 36 tháng tuổi vì trẻ ở giai đoạn này thường có sức đề kháng kém và lượng kháng thể trong cơ thể của trẻ chưa hoàn thiện để chống chọi lại những virus gây bệnh xâm nhập. Mỗi người chúng ta thì có thể bị sốt phát ban ít nhất một lần trong đời. Cũng có nhiều người có thể xảy ra căn bệnh này nhiều lần tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe và hệ miễn dịch trong cơ thể. Nhìn chung, sốt phát ban là một bệnh lành tính, nếu được chăm sóc bằng những phương pháp hợp lý thì trẻ có thể tự khỏi bệnh sau 5 ngày.

Những dấu hiệu trẻ bị sốt phát ban

Những dấu hiệu trẻ bị sốt phát ban mà bạn cần quan tâm 2 Trẻ thường xuất hiện những cơn sốt sau thời gian ủ bệnh

Sốt phát ban thường có giai đoạn ủ bệnh khoảng từ 7 ngày nên bệnh sẽ không có những biểu hiện gì bên ngoài cơ thể. Sau thời gian ủ bệnh thì sẽ xuất hiện những triệu chứng không rõ ràng nhưng có một số dấu hiệu nhận biết sớm của căn bệnh này như:

  • Trẻ xuất hiện tình trạng nhức đầu và hơi nóng. Đối với trẻ sơ sinh khi mắc căn bệnh sốt phát ban thì sẽ quấy khóc nhiều hơn.
  • Triệu chứng phổ biến nhất đối với sốt phát ban là xuất hiện những cơn sốt đột ngột và có thể lên đến 39,4⁰ C. Ngoài tình trạng sốt thì có thể kèm theo những biểu hiện như: Sổ mũi, ho hoặc viêm họng. Đối với những trẻ có thể miễn dịch yếu hơn thì có thể xuất hiện những hạch bạch huyết nổi ở vùng cổ và sốt kéo dài từ 3 đến 5 ngày.
  • Có thể xuất hiện những cảm giác ớn lạnh gây khó chịu, mệt mỏi cho trẻ khi mắc bệnh.
  • Xuất hiện những đốm đỏ sau những cơn sốt. Da của trẻ xuất hiện những đốm đỏ nhỏ và một số đốm có thể có vòng tránh bao quanh.
  • Sốt phát ban sẽ xuất hiện bắt đầu từ vùng lưng, ngực, bụng cho đến cánh tay và cổ. Những nốt ban đỏ này không thể lan tới vùng mặt và chân, thông thường sẽ mất sau vài ngày, không gây ra bất kỳ khó chịu gì cho trẻ nhỏ.
  • Một số trẻ nhỏ sẽ xuất hiện thêm những biểu hiện như: Buồn nôn, ói mửa, tiêu chảy nhẹ và dễ mất nước.
  • Trẻ sẽ cảm thấy mệt mỏi và quấy khóc nhiều đối với những trẻ nhỏ.
  • Trẻ biếng ăn.
  • Có thể xảy ra tình trạng mí mắt bị sưng, ngứa mắt.

Trẻ xuất hiện tình trạng như thế nào thì cần đưa đến bác sĩ?

Đối với những trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh khi xảy ra những dấu hiệu sau thì ba mẹ nên đưa trẻ ngay đến cơ sở y tế:

  • Đối với những trẻ sốt cao trên 39 °C.
  • Thời gian xuất phát ban diễn ra hơn 7 ngày. Vì thông thường căn bệnh này trẻ sẽ bị sốt từ 3 cho đến 5 ngày.
  • Những ban đỏ trên cơ thể không có tình trạng thuyên giảm sau 3 ngày.
  • Khi trẻ gặp những dấu hiệu mệt mỏi, khó thở, tiêu ra máu, co giật thì bạn cũng nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế gần nhất.

Ngoài ra, phụ huynh có thể tìm hiểu sự khác nhau của sốt phát ban và sốt xuất huyết để tránh nhầm lẫn.

Cách phòng tránh sốt phát ban ở trẻ

Những dấu hiệu trẻ bị sốt phát ban mà bạn cần quan tâm 3 Tập cho trẻ thói quen vệ sinh tay thường xuyên

Sốt phát ban có lây không? Đây là một căn bệnh dễ lây lan. Để trẻ tránh được căn bệnh sốt phát ban và những căn bệnh dễ lây lan khác thì bạn còn thực hiện những điều sau:

  • Nên cách ly trẻ ở nhà khi bị bệnh vì căn bản rất dễ lây lan trong môi trường cộng đồng.
  • Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với những nơi nghi ngờ có mầm bệnh xuất hiện vì căn bệnh này vẫn chưa có vắc xin tiêm phòng.
  • Thường xuyên vệ sinh tay cho trẻ.
  • Bạn cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý cho trẻ và bổ sung nhiều vitamin C để giúp trẻ tăng cường sức đề kháng.
  • Nên tập cho trẻ thói quen uống nước để tránh tình trạng mất nước và thiếu nước ở trẻ.
  • Không nên cho trẻ cầm nắm những vật dụng chưa được sát khuẩn.
  • Hạn chế trẻ tiếp xúc những vật dụng nơi công cộng và nên đeo khẩu trang khi đến nơi công cộng.

Nhà thuốc Long Châu đã chia sẻ với bạn về những dấu hiệu trẻ bị sốt phát ban là như thế nào. Hy vọng bài viết của chúng tôi đã mang đến cho bạn những kiến thức để nhận biết căn bệnh này và chăm sóc trẻ sốt phát ban một cách hiệu quả hơn.

Minh Thuý

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm