Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Trong tuần thứ 35 của thai kỳ, phụ nữ mang thai thường lo lắng về sự xuất hiện của các cơn gò chuyển dạ "giả”. Vậy thai 35 tuần gò nhiều là hiện tượng bình thường hay là dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm? Hãy cùng tìm lời giải đáp qua bài viết dưới đây của chúng tôi.
Trong những tuần cuối của thai kỳ, bà bầu thường phải đối mặt với nhiều vấn đề rắc rối. Một trong những tình huống mà nhiều bà bầu cảm thấy lo lắng đó là khi thai nhi ở tuần thai 35 bắt đầu có nhiều cơn gò tử cung. Những câu hỏi đặt ra đó là liệu thai 35 tuần gò nhiều có nguy hiểm không? Bà bầu nên thực hiện những biện pháp gì? Nhà thuốc Long Châu sẽ giải đáp những câu hỏi này trong bài viết sau.
Dưới đây là một số nguyên nhân có thể khiến thai 35 tuần gò nhiều:
Thai nhi ở tuần thai thứ 35 đã phát triển lớn, tạo áp lực lên các phần trong bụng của mẹ như xương chậu, bàng quang, trực tràng. Điều này có thể dẫn đến cơn gò tử cung ở mẹ bầu.
Thai nhi ở tuần 35 đã phát triển đủ để có thể cảm nhận và phản ứng với môi trường xung quanh. Thai có thể xoay người, trườn, và đạp trong tử cung của mẹ, làm tử cung căng khiến mẹ cảm nhận được cơn gò.
Tâm lý của mẹ bầu có thể ảnh hưởng đến thai nhi trong bụng. Giai đoạn cuối của thai kỳ thường đi kèm với căng thẳng, lo lắng về quá trình sinh con và việc chăm sóc con sau này. Tâm lý này của mẹ bầu có thể dẫn đến cơn gò tử cung.
Táo bón là vấn đề phổ biến ở bà bầu, nó có thể làm cho tử cung bị kích thích khi mẹ phải rặn khi đi tiêu. Tình trạng này thường xuất phát từ việc ăn nhiều đạm, uống ít nước, hoặc chế độ dinh dưỡng không cân đối. Đây là nguyên nhân phổ biến khiến thai 35 tuần gò nhiều.
Tình trạng 35 tuần gò nhiều có thể là những biểu hiện bình thường của mẹ bầu trong thời gian này, nhưng cũng có thể là dấu hiệu của nhiều trường hợp nguy hiểm, cụ thể:
Các dấu hiệu thai 35 tuần gò nhiều là một tình trạng bình thường trong thai kỳ. Thường thì, từ tuần thai thứ 25 trở đi, một loạt các cơn gò tử cung sẽ xuất hiện. Ban đầu, chúng thường bắt đầu từ phía góc phải của tử cung và sau đó lan ra khắp tử cung với tần suất không đều.
Các cơn gò này thường kéo dài từ 30 đến 60 giây và xuất hiện vài lần trong một ngày. Khi xảy ra, bụng của mẹ bầu có thể trở nên căng và cứng, tạo cảm giác khó chịu. Khi thai nhi phát triển đến tuần thai thứ 35, các cơn gò này có thể trở nên phổ biến hơn và cường độ cũng cao hơn. Theo các chuyên gia y tế, tình trạng này thường được gọi là cơn gò sinh lý hoặc cơn gò chuyển dạ giả.
Điều đặc biệt của những cơn gò này là chúng không gây ra cảm giác đau đớn mạnh cho mẹ bầu, mặc dù vùng bụng dưới có thể trở nên căng tức trước và sau cơn gò. Những cơn gò này thường kéo dài rất ngắn, chỉ khoảng 30 giây, và thường tự giảm đi khi mẹ bầu nghỉ ngơi.
Các tình trạng gò cần chú ý bao gồm sự thay đổi vị trí của thai nhi, như việc trườn, xoay người, hoặc đạp mạnh trong tử cung, cũng như sự xuất hiện của cơn gò tử tăng dần trong khoảng thời gian ngắn, thường kéo dài trong vòng 1 giờ.
Nếu mẹ bầu cảm nhận bất thường như bụng bị lệch hoặc xuất hiện các triệu chứng khác như đau bụng kèm đau lưng dưới, chảy máu âm đạo, hoặc chuột rút, đây có thể là dấu hiệu cơn chuyển dạ thực sự và là dấu hiệu cảnh báo về nguy cơ sinh non.
Để xử lý tình trạng thai 35 tuần gò nhiều bao gồm:
Trên đây là chia sẻ của chúng tôi về để giải thích tình trạng thai 35 tuần gò nhiều là hiện tượng bình thường hay dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm. Hy vọng bài viết đã mang đến cho bạn những thông tin hữu ích giúp bạn hiểu rõ hơn tình trạng thai 35 tuần gò nhiều.
Xem thêm: Tại sao em bé gò trong bụng mẹ? Phân loại các cơn gò trong bụng mẹ