Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Em bé gò trong bụng mẹ không phải là trường hợp hiếm gặp, đặc biệt khi mẹ bầu bước vào giai đoạn cuối cùng của thai kỳ. Tại sao em bé gò trong bụng mẹ, hiện tượng này đang báo hiệu điều gì, có nguy hiểm không?
Tại sao em bé gò trong bụng mẹ là một thắc mắc được nhiều mẹ bầu đặt ra. Cùng tìm hiểu câu trả lời cho vấn đề này ngay trong bài viết dưới đây.
Em bé gò trong bụng mẹ là tình trạng co bóp tại tử cung, làm tử cung của người mẹ cong sang một bên. Cơn gò tử cung kéo dài trong vòng 30 giây đến một phút. Em bé gò trong bụng mẹ xuất hiện từ 3 tháng giữa thai kỳ và khi em bé càng phát triển thì tần suất và cường độ xảy ra cơn co bóp tử cung càng nhiều.
Em bé gò trong bụng mẹ là do các cử động, cú đạp của em bé đồng thời với các cơn co thắt tử cung sinh lý. Hiện tượng này không gây đau đớn cho người mẹ trong giai đoạn 3 tháng giữa thai kỳ. Nhưng vào những ngày cuối của thai kỳ, cơn co thắt này trở nên khó chịu và có gây đau cho người mẹ. Nhất là khi bé bắt đầu xoay đầu xuống dưới để chuẩn bị chào đời, người mẹ sẽ cảm nhận rõ ràng cơn đau hơn nữa.
Các cử động của em bé như vậy thường không gây nguy hiểm đến sức khỏe của mẹ và bé. Nhưng nếu mẹ có cảm giác đau đớn, căng tức liên tục trong nhiều ngày hay cơn gò đã lệch hẳn sang một bên làm bụng của người mẹ lồi lõm thường xuyên thì khi đó thai phụ cần tới gặp bác sĩ để tư vấn. Đặc biệt là khi cơn gò có kèm theo đau lưng, quặn thắt ở phía âm đạo cũng cần nói với bác sĩ để được bác sĩ thăm khám, theo dõi cũng như đưa lời khuyên xử lý cơn gò giúp mẹ bầu thoải mái hơn.
Nhiều mẹ bầu có hiện tượng này nhưng chưa hiểu tại sao em bé gò trong bụng mẹ. Những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hiện tượng em bé gò trong bụng mẹ được liệt kê dưới đây.
Cuối tam cá nguyệt thứ hai là thời điểm các cơn gò bụng xảy ra thường xuyên hơn. Lúc này, thai nhi đang tăng trưởng về cân nặng và chiều cao, hệ xương của trẻ đang phát triển mạnh mẽ. Khi đó, thai nhi giao tiếp với mẹ bằng cách đá vào bụng mẹ cũng như xoay người để tìm tư thế thoải mái hơn. Từ đó, người mẹ thường xuyên có cảm giác gò vùng bụng.
Khi mang thai, tử cung của người mẹ cần mở rộng để đáp ứng đủ nhu cầu của em bé. Tử cung sẽ phát triển hơn khi người mẹ bước vào tháng thứ 6. Khi đó, tử cung lớn lên, gây áp lực lên các cơ quan xung quanh như xương chậu, trực tràng, bàng quang. Kết quả tạo nên các cơn gò trong bụng mẹ.
Táo bón ở bà bầu là tình trạng cực kỳ phổ biến trong thời kỳ mang thai. Khi mẹ có tình trạng táo bón, hệ tiêu hóa của mẹ hoạt động mạnh mẽ, cũng tạo áp lực lên các khu vực xung quanh từ đó tạo nên các cơn gò vùng bụng. Tình trạng táo bón phổ biến là do khi tử cung phát triển, chèn ép lên hệ tiêu hóa. Đồng thời, vì mẹ liên tục bổ sung các món nhiều chất dinh dưỡng, bổ sung rau củ quả, chất xơ ít hơn trong các bữa ăn, nên tình trạng táo bón xảy ra thường xuyên hơn.
Không những hệ tiêu hóa, mà hệ thần kinh, tinh thần của mẹ bầu cũng là nguyên nhân tại sao em bé gò trong bụng mẹ. Em bé sẽ gò trong bụng mẹ thường xuyên hơn nếu tâm trạng của mẹ không tốt, mẹ thường xuyên căng thẳng và buồn bã. Mẹ bầu nên học cách quản lý cảm xúc để tạo điều kiện phát triển cho bé.
Tùy từng giai đoạn thai kỳ hay tình trạng sức khỏe của em bé, sẽ tạo ra nhưng cơn gò bụng mẹ khác nhau. Mẹ bầu cần nhận biết và phân loại được các cơn gò này để gặp bác sĩ kịp thời.
Mỗi loại cơn gò sẽ báo hiệu các dấu hiệu đặc trưng cho từng giai đoạn của thai kỳ. Phân biệt được các cơn gò khác nhau sẽ kịp thời theo dõi, xử lý kịp thời để bảo vệ sức khỏe của mẹ và bé. Có 3 loại cơn gò quan trọng như:
Thường xuất hiện từ tháng thứ 4 của thai kỳ đến giai đoạn cuối của thai kỳ. Đây là hiện tượng sinh lý bình thường, là lúc tử cung tập luyện cho đến ngày lâm bồn của mẹ. Cơn gò sinh lý xuất hiện nhiều hơn khi vào giai đoạn cuối thai kỳ. Cơn gò sinh lý có thể phát hiện bằng cách, nếu mẹ bầu thay đổi tư thế, nằm nghiêng sang trái, uống nhiều nước và cảm thấy cơn gò được cải thiện, thì đây là cơn gò sinh lý thông thường. Nếu không, mẹ bầu nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn thích hợp.
Đây là cơn gò nguy hiểm và thường bị nhầm với cơn gò sinh lý. Cơn gò sinh non thường xuyên xuất hiện khi thai nhi đạt 37 tuổi. Cơn gò xuất hiện đều đặn, với đặc trưng như: Bụng mẹ cứng hơn, tử cung căng chặt, cơn gò đau, co thắt nhiều. Nhưng mẹ bầu nên đến khám ngay nếu mỗi cơn gò kéo dài mỗi lần từ 10 - 12 phút và lặp lại nhiều lần trong 1 giờ. Cơn gò sinh non cần được mẹ bầu phân biệt và nhận biết được, phòng trừ trường hợp chuyển dạ sinh non bất ngờ. Từ đó, sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của mẹ và bé.
Cơn gò chuyển dạ là cơn gò báo hiệu chuyển dạ sắp sinh, tần suất và mức độ cơn gò tăng nhiều hơn bình thường. Làm bất cứ cách nào thì cơn gò chuyển dạ cũng không biến mất, tử cung liên tục mở rộng để em bé chào đời. Giai đoạn trước chuyển dạ, cơn gò kéo dài từ 30 - 90 giây, mẹ bầu đau nhẹ, căng chặt tử cung và thêm các dấu hiệu khác nữa. Giai đoạn cơn gò chuyển dạ, thường xuyên và đau đớn hơn, kéo dài tới 60 giây trong mỗi 3 - 5 phút. Trong giai đoạn sinh, cơn gò chồng lên nhau để em bé chào đời và cũng có một số triệu chứng đặc trưng quá trình sinh sản đi kèm.
Đặc biệt, nếu mẹ cảm thấy bụng có dấu hiệu bị nhồi, cứng đau và kèm theo triệu chứng chuột rút, đau thắt ngực và đặc biệt âm đạo ra máu thì mẹ cần đến gặp bác sĩ ngay để tìm hiểu rõ nguyên nhân và xử lý cơn gò bụng kịp thời.
Bài viết trên đã giải thích và hỗ trợ mẹ bầu hiểu tại sao em bé gò trong bụng mẹ. Mẹ bầu nên theo dõi sức khỏe thường xuyên để phát hiện những dấu hiệu bất thường và gặp bác sĩ kịp thời.
Xem thêm: Phụ nữ mang thai có cơn gò như thế nào thì nhập viện?