Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Khi thai nhi 26 tuần nghĩa là 3 tháng giữa thai kỳ sắp kết thúc, mẹ sẽ nhận thấy một số triệu chứng mới như đau lưng, chuột rút ở chân. Lúc này bé sẽ nặng khoảng 0.77 kg, có thể mở và nhắm mắt, biết mút ngón tay. Thai nhi 26 tuần tuổi đã phát triển vượt trội. Từ đó, cơ thể mẹ phải thích nghi với nhiều thay đổi hơn. Những thay đổi đó là gì và điều mẹ cần chú ý trong giai đoạn này?
Khi thai nhi được 26 tuần tuổi và mẹ chuẩn bị bước vào 3 tháng cuối thai kỳ. Mẹ sẽ cảm nhận được sự khác biệt từng tuần. Có lúc mẹ sẽ cảm thấy tràn đầy sinh lực nhưng cũng có lúc thức dậy mệt mỏi, kiệt sức. Điều này hết sức bình thường, điều tốt nhất mẹ nên làm là hoà nhịp theo những thay đổi trong cơ thể và cố gắng nghỉ ngơi đầy đủ.
Vào tuần thứ 26 của thai kỳ, đôi mắt của em bé vẫn nhắm nhưng vào khoảnh khắc nào đó đôi mắt sẽ mở ra lần đầu tiên. Em bé sẽ bắt đầu chớp mắt, nhắm mắt khi ngủ và thức dậy. Lúc này thai có thể tương tự như một củ cải, dài khoảng 35 cm và nặng khoảng 900 gram. Tử cung sẽ co thắt khó chịu khi em bé đạp và vươn vai.
Khi em bé lớn lên và thiếu dần chỗ để cử động, tư thế thường chọn là quay đầu xuống dưới, đôi khi một số em bé nằm ngang bụng mẹ, được gọi là thai ngôi ngang.
Các mạch máu và hệ tuần hoàn của bé hiện đã hoạt động đầy đủ. Tim của bé đã phát triển và thực hiện nhiệm vụ của mình. Do phổi chưa phát triển hoàn thiện nếu trẻ sinh non lúc này thường gặp vấn đề về hô hấp. Về mặt lý thuyết, trẻ sơ sinh vẫn có thể sống sót nếu sinh vào giai đoạn này. Tuy nhiên, phòng ngừa tình trạng này hết mức có thể để em bé trong bụng mẹ có thêm thời gian phát triển đầy đủ. Dây rốn bây giờ khỏe hơn và dày hơn, cung cấp đủ dinh dưỡng mà em bé cần. Càng đến ngày sinh, mẹ càng thèm ăn là vì lý do này.
Ở giai đoạn này, mẹ tăng từ 9 - 10 kg. Cân nặng tăng thêm có thể gây khó chịu cho người mẹ và những thay đổi về cơ thể và tâm trạng quá lớn khiến mẹ không hài lòng với ngoại hình của mình. Hầu hết các bà mẹ đều tăng từ 20 - 30 cân khi mang thai. Trung bình người mẹ cần từ 2000 - 2500 calo mỗi ngày khi mang thai.
Ba tháng giữa của thai kỳ đã gần kết thúc và khi cơ thể chuẩn bị cho giai đoạn cuối của thai kỳ, mẹ có thể cảm thấy một số triệu chứng mới như đau lưng hoặc thỉnh thoảng bị chuột rút chân. Nguyên nhân là do tử cung giãn nở gây áp lực lên tĩnh mạch chủ dưới.
Những cơn chuột rút này có thể trở nên tồi tệ hơn khi thai kỳ tiến triển. Chuột rút ở chân phổ biến hơn vào ban đêm, nhưng cũng có thể xảy ra vào ban ngày. Nếu mẹ bị chuột rút, hãy kéo căng cơ bắp chân. Điều này sẽ giúp giảm bớt phần nào cơn đau. Duỗi thẳng chân và sau đó nhẹ nhàng co các ngón chân lại hoặc đi bộ vài phút, xoa bóp bắp chân cũng khá hữu ích. Ngoài các biện pháp cải thiện trên, nếu bà bầu bị chuột rút ở chân cũng nên xem lại việc bổ sung canxi trong thai kỳ. Tham khảo ý kiến bác sĩ để điều chỉnh liều lượng canxi và cách dùng chính xác.
Khi mang thai tuần thứ 26, mẹ đã đi được 2/3 chặng đường của thai kỳ và tử cung đã cao hơn rốn khoảng 1 cm. Tử cung nhô ra xa, đẩy bụng mẹ bầu về phía trước khiến rốn của mẹ bầu lồi ra. Tuy nhiên, sau khi sinh rốn sẽ trở lại vị trí ban đầu.
Bác sĩ có thể cảnh báo mẹ bầu về việc huyết áp tăng nhẹ sau tuần thứ 24. Hoặc có thể là dấu hiệu của chứng tiền sản giật. Đây một tình trạng nghiêm trọng ảnh hưởng đến khoảng 5% phụ nữ mang thai. Thường bắt đầu sau tuần thứ 20 của thai kỳ. Các dấu hiệu của tiền sản giật thường bao gồm huyết áp cao, lượng protein cao trong nước tiểu, bất thường về gan hoặc thận. Mặc dù tiền sản giật thường xảy ra trong 3 - 4 tuần cuối của thai kỳ. Do đó mẹ nên theo dõi huyết áp và mức tăng cân của bản thân để đảm bảo không ảnh hưởng đến mẹ và bé. Nếu các triệu chứng của tiền sản giật nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng, lúc này bác sĩ có thể khuyên mẹ nên sinh sớm.
Ợ chua, chuột rút ở bắp chân và đi tiểu nhiều lần khiến mẹ khó đi vào giấc ngủ. Để giảm thiểu điều này, mẹ bầu có thể vận động nhẹ nhàng bằng các bài tập an toàn cho bà bầu và hạn chế uống nhiều nước trước khi đi ngủ.
Thông thường khi siêu âm thai ở giai đoạn này, mẹ sẽ thấy có vận động nhiều hơn. Giới tính của bé cũng nhận biết chính xác hơn. Đến gặp bác sĩ ngay nếu mẹ cảm thấy cơn đau bất thường như đau thắt lưng, đau mạn sườn, đau chân, đau đầu gối,... Ở giai đoạn này, mẹ bầu cũng có khả năng bị đau đầu do đó báo cho bác sĩ để được tư vấn giải quyết phù hợp.
Bổ sung nước là điều quan trọng nhất khi bạn bước vào giai đoạn 3 tháng cuối của thai kỳ. Uống đủ nước sẽ đảm bảo cung cấp đầy đủ nước ối cho bé và không khiến mẹ mệt mỏi, táo bón.
Để đối phó với tình trạng đau lưng, đau chân mẹ có thể đi lại hoặc lựa chọn tư thế nằm phù hợp, tập yoga, duy trì cân nặng không tăng cân quá nhiều, thực hiện các biện pháp châm cứu hoặc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
Tầm soát bệnh tiểu đường thai kỳ nếu mẹ chưa mắc kiểm tra trong vài tuần qua. Lên kế hoạch cho các bữa ăn với các loại thực phẩm lành mạnh và đủ dinh dưỡng, tránh ăn nhiều đồ ngọt và thực phẩm không lành mạnh. Theo dõi cử động của thai nhi.
Với những thông tin trên, chắc hẳn mẹ đã hiểu phần nào những thay đổi của cơ thể là bình thường hoặc biết được thai nhi 26 tuần đang phát triển như thế nào bên trong bụng. Lúc này là giai đoạn mẹ bầu nhạy cảm nên mẹ hãy chủ động nhắc nhở người chồng và người thân xung quanh hỗ trợ, giúp đỡ mình để vượt qua những thay đổi này một cách tích cực.
Cao Hiếu
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung
Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.