Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Khi mang thai, cơ thể người phụ nữ sẽ phải đối mặt với những sự thay đổi về thể chất và tinh thần. Điều này có thể ảnh hưởng tới huyết áp của bà bầu. Vậy, huyết áp bà bầu bao nhiêu là bình thường và khi nào cần đi khám?
Bên cạnh sự thay đổi về cân nặng, nội tiết tố, nhu cầu dinh dưỡng, sự phát triển của thai nhi thì chỉ số huyết áp của mẹ bầu cũng là vấn đề cần đặc biệt lưu ý. Bởi dù chỉ số huyết áp cao hay thấp thì đều là bất thường và có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Chính vì thế, hiểu rõ được huyết áp bà bầu bao nhiêu là bình thường và các tác nhân khiến huyết áp thay đổi để có biện pháp phòng tránh là điều rất cần thiết.
Huyết áp là áp lực được tạo ra từ lực co bóp của cơ tim và sức cản của thành động mạch. Áp lực này có vai trò đưa máu từ tim đến nuôi dưỡng các mô trong cơ thể. Đơn vị đo huyết áp được tính bằng mmHg, được xác định bằng hai chỉ số, thường được viết dưới dạng một tỷ số gồm huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương. Để biết huyết áp bà bầu bao nhiêu là bình thường, chúng ta có thể so sánh các chỉ số này với mức huyết áp tiêu chuẩn của người khỏe mạnh.
Cụ thể, huyết áp tâm thu hay (huyết áp tối đa) là áp lực của máu lên động mạch khi tim ở trạng thái co bóp, đây cũng là mức huyết áp cao nhất trong mạch máu. Chỉ số này thường đứng phía trước hoặc phía trên trong kết quả đo huyết áp. Chỉ số huyết áp tâm thu thay đổi theo độ tuổi, dao động từ 90 đến 140 mmHg.
Ngược lại, huyết áp tâm trương (huyết áp tối thiểu) là áp lực máu lên thành động mạch khi tim thả lõng, giãn ra và là mức huyết áp thấp nhất trong mạch máu xảy ra giữa các lần co bóp. Chỉ số huyết áp tâm trương thường đứng sau hoặc ở dưới trong kết quả đo, ngưỡng bình thường trong khoảng 50 đến 90 mmHg.
Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA), huyết áp của một người khỏe mạnh thường không quá 120/80 mmHg. Huyết áp cao hoặc thấp hơn mức này đều cần lưu ý để có hướng xử trí thích hợp.
Thang huyết áp của người đang mang thai cũng không có gì khác biệt so với người khỏe mạnh khác, mức huyết áp chuẩn dưới 120/80 mmHg. Ngoài ra, để xác định huyết áp bình thường của thai phụ, bác sĩ sẽ đo huyết áp cơ bản trong lần khám đầu tiên và đối chiếu với các chỉ số huyết áp ở các lần khám sau đó. Để có thai kỳ khỏe mạnh, mẹ bầu cũng cần giữ huyết áp ổn định trong mức này để không ảnh hưởng tới sức khỏe.
Khi mang thai, huyết áp của mẹ bầu có thể thay đổi tăng cao hơn hoặc thấp hơn ngưỡng bình thường. Nguyên nhân chính có thể kể đến như lượng máu tăng tới 45%, tâm thất trái trở nên dày hơn và lớn hơn. Lúc này, tim phải làm việc nhiều hơn để hỗ trợ lượng máu tăng lên. Một số yếu tố nguy cơ khác gồm tuổi tác, béo phì, ít hoạt động thể chất, hút thuốc, uống rượu, người bị tiểu đường, thai IVF, đa thai…
Huyết áp chính là biểu hiện cho sức khỏe của hệ tim mạch. Chính vì thế, khi có chỉ số nào không ổn định có nghĩa hoạt động của tim mạch đang gặp vấn đề. Bất cứ sự bất thường nào đều có thể gây ra nhiều nguy cơ bị các biến chứng tiền sản cho mẹ và thai nhi.
Do đó, bên cạnh thắc mắc huyết áp bà bầu bao nhiêu là bình thường, mẹ bầu cũng cần chủ động tìm hiểu thêm về các tình trạng liên quan để phòng ngừa và xác định chính xác khi nào cần đi gặp bác sĩ. Có 2 tình trạng huyết áp bất thường phổ biến gồm: Tăng huyết áp thai kỳ và hạ huyết áp thai kỳ.
Tăng huyết áp trong thai kỳ được xác định khi huyết áp đo được lớn hơn hoặc bằng 130/80 mm Hg. Tình trạng này có thể gây nhiều vấn đề sức khoẻ khá nghiêm trọng đối với thai kỳ như tiền sản giật, nhau bong non, khả năng hồi phục sau sinh chậm, dễ bị cao huyết áp ở những lần mang thai sau hoặc tăng nguy cơ mắc bệnh lý tim mạch, thận…
Tăng huyết áp thường xảy ra vào tuần 20 trở đi, và có thể trở lại bình thường trong vòng vài tháng sau sinh, nhưng một số trường hợp nếu không kiểm soát có thể tiến triển thành tăng huyết áp mãn tính.
Huyết áp bà bầu bao nhiêu là bình thường? Chỉ số huyết áp bình thường của mẹ bầu là 120/80 mmGg, nếu thấp hơn con số này và ở ngưỡng 90/60 mmHg thì được coi là hạ huyết áp, hay huyết áp thấp. Hầu hết trường hợp huyết áp thấp khi mang thai không ảnh hưởng lớn tới sức khỏe và chỉ số này có thể trở lại bình thường sau sinh. Tuy nhiên, mẹ bầu cũng không nên chủ quan bởi huyết áp thấp vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Khi bị huyết áp thấp, mẹ bầu dễ bị chóng mặt, hoa mắt, dễ bị ngã gây nguy hiểm cho bản thân và thai nhi trong bụng. Nguy hiểm hơn, mẹ bầu có thể bị ngất do thiếu oxy truyền lên não, hoặc thai chậm phát triển, thai chết lưu do không được cung cấp đủ máu và oxy để phát triển.
Khi đã biết được huyết áp bà bầu bao nhiêu là bình thường, mẹ bầu nên duy trì mức ổn định để không gặp những biến chứng nguy hiểm bằng các biện pháp như:
Đồng thời, khám thai đúng lịch theo chỉ định của bác sĩ để theo dõi thường xuyên mức huyết áp và có sự điều chỉnh kịp thời. Nếu nghi ngờ huyết áp bất thường, mẹ bầu nên đi khám càng sớm càng tốt tại các cơ sở ý tế có chuyên môn Sản khoa để được bác sĩ đưa ra lời khuyên phù hợp nhất. Hi vọng với bài viết giải đáp thắc mắc huyết áp bà bầu bao nhiêu là bình thường bên trên sẽ giúp các mẹ đang trong thời kì thai sản chăm sóc tốt cho sức khoẻ của mình.
An An
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.