Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Thế nào là giãn dây chằng cổ chân?

Ngày 20/05/2022
Kích thước chữ

Khi bị giãn dây chằng cổ chân nếu bạn không có biện pháp cố định thích hợp. Tổn thương sẽ khó có thể hồi phục dẫn đến tình trạng đau mạn tính. Nặng hơn khi đã để lại di chứng thì việc điều trị sẽ trở nên rất khó khăn. Vậy thế nào là giãn dây chằng cổ chân, đâu là biểu hiện khi bạn mắc phải vấn đề này.

Trong các chấn thương liên quan đến cổ chân, nếu bạn không bị gãy xương thì đa số những chấn thương ấy sẽ ảnh hưởng đến dây chằng. Khi bị giãn dây chằng cổ chân việc cần thiết phải làm đó là cố định tư thế cổ chân của bạn trong một thời gian dài. Tuy nhiên, trong thực tế nhiều người lại xem nhẹ điều này.

Giãn dây chằng là gì?

Giãn dây chằng là khi dây chằng bị kéo căng quá mức từ các nhiều yếu tố khác nhau. Thường xảy ra khi bị ép đột ngột, làm cho các khớp di chuyển ra ngoài vị trí bình thường ban đầu. 

Nhiều người hiện nay vấn thường nhầm lẫn tình trạng này với hiện tượng căng cơ. Khi giãn dây chằng, dải cơ của bạn sẽ bị tổn thương ở vị trí nối với hai xương. Còn căng cơ sẽ là dải mô bị tổn thương tại vị trí gắn cơ với xương. Ở trẻ nhỏ hiện tượng này rất ít gặp vì vùng mô mềm hơn ở các đầu xương.

Trong một số trường hợp, triệu chứng bong gân giãn dây chằng nghiêm trọng và gãy xương khá giống nhau, nên để chẩn đoán chính xác vấn đề bạn nên tiến hành thăm khám với bác sĩ chuyên khoa.

Thế nào là giãn dây chằng cổ chân

Bong gân giãn dây chằng nghiêm trọng có những triệu chứng giống gãy xương nên dễ gây nhầm lẫn

Một số biến chứng thường thấy khi bị giãn dây chằng

Dãn dây chẳng nếu không dành thời gian điều trị để dây chằng hồi phục, bạn có thể gặp phải một số biến chứng như:

  • Xuất hiện tình trạng đau mạn tính.
  • Làm tăng nguy cơ tái phát và những chấn thương dây chằng ở các khu vực khác.
  • Ảnh hưởng đến quá trình vận động, cứng khớp.
  • Dễ bị thoái hóa các khớp sớm.
  • Các biến chứng có thể xảy ra do phẫu thuật như: Chảy máu, nhiễm trùng… 

Bị giãn dây chằng nếu không được chú tâm dưỡng thương, phục hồi dứt điểm thì sẽ tái diễn nhiều lần. Nếu bạn để bị đau kéo dài từ 4 - 6 tuần thì sẽ được gọi là bong gân mãn tính. Khi bước trên nền mấp mô,... có thể sẽ làm cho tình trạng bong gân mạn tính nặng lên.

Dấu hiệu nhận biết giãn dây chằng cổ chân

Đau và sưng kéo dài là biểu hiện đặc trưng khi bạn bị chấn thương vùng dây chằng cổ chân.

Khi mắc phải hiện tượng này cảm giác đau nhói sẽ đến từ vị trí cổ chân, có thể đau mắt cá chân hay đau cả gót chân. Ở một số người cảm giác đau không quá lớn, chỉ có cảm giác thốn nhẹ khiến người bệnh chủ quan. Trong một số trường hợp các cơn đau nhức gây ra khó chịu dù đã uống thuốc kháng viêm nhưng vẫn không khỏi hẳn.

Sưng phù nề, bầm tím là biểu hiện cho thấy bạn đang bị giãn dây chằng cổ chân. Do vùng cổ chân tập hợp rất nhiều tĩnh mạch, giãn gây sưng do ứ trệ máu trở về tim. Biểu hiện này thể kéo dài nhiều tuần sau khi bạn bị chấn thương.

Ngoài ra còn xuất hiện cảm giác lỏng cổ chân, không vững, cổ chân yếu, khi di chuyển sẽ thấy không được như bình thường. Bạn khó có thể thực hiện các thao tác mạnh và nhanh, chỉ đi khập khiễng.

Thế nào là giãn dây chằng cổ chân

Hình ảnh bên trong và ngoài khi bị giãn dây chằng cổ chân

Biến chứng khi giãn dây chằng cổ chân

Sau khi bị giãn dây chằng cổ chân nếu bạn vẫn tiếp tục vận động mạnh. Chủ quan không cố định lại vùng cổ chân có thể dẫn đến toác khớp, gãy xương mắt cá, cần phải thực hiện phẫu thuật để chỉnh sửa lại.

Ngoài ra, khi đang trong quá trình điều trị chấn thương của dây chằng cổ chân, nếu bệnh nhân không tuân theo các chỉ định của bác sĩ hiện tượng gây cứng khớp, đau dai dẳng quanh khớp sẽ rất dễ tái diễn.

Điều trị giãn dây chằng cổ chân tại chỗ

Bạn nên nghỉ ngơi ngay, hạn chế cử động chân tối đa sau khi bị chấn thương.

Chườm lạnh, chườm đá là cách được áp dụng nhiều để giảm sưng tại vị trí bị tổn thương. Thời gian chườm từ 15 – 20 phút, và kéo dài khoảng 3 – 4 lần/ ngày. Không nên chườm đá trực tiếp nước lên da trần vì sẽ gây bỏng lạnh.

Làm ướt khăn với nước lạnh, vắt nhẹ loại bỏ bớt nước thừa. Sau đó đặt khăn trong một túi nilon kín miệng để vào tủ lạnh tầm 15 phút, rồi lấy ra chườm lên vùng cổ chân bị chấn thương.

Đặt các viên nước đá vào một cái túi nilon kín miệng, lấy khăn sạch quấn quanh túi nước đá, rồi chườm lên vùng cổ chân bị tổn thương. Nên nằm kê cao chân (chân kê cao hơn tim) ít nhất trong 48 giờ đầu để quá trình lưu thông máu diễn ra dễ dàng.

Thế nào là giãn dây chằng cổ chân

Nếu giãn dây chằng cổ chân ở mức độ nhẹ nên hạn chế sử dụng thuốc giảm đau

Trong trường hợp bạn bị chấn thương ở mức độ nhẹ, nên hạn chế sử dụng các thuốc giảm đau có chứa alphachoay, ibuprofen,… để hạn chế các tác dụng phụ.

Nếu cổ chân sưng nề nhiều, gây khó khăn cho việc vận động, bạn nên đến gặp bác sĩ ngay để được thăm khám xác định mức độ tổn thương chính xác và phác đồ điều trị kịp thời. Sau đó bạn có thể thực hiện một vài bài tập phục hồi bong gân cổ chân để giúp bệnh nhanh thuyên giảm.

Cách phòng ngừa chấn thương dây chằng

Phòng ngừa chấn thương dây chằng không phải quá khó khăn, bạn có thể tuân thủ theo một số lưu ý bên dưới:

  • Khởi động đúng cách trước khi tham gia các hoạt động thể thao để giúp hạn chế chấn thương.
  • Ngừng tập luyện ngay nếu bạn thấy cơ thể mình có cảm giác mệt mỏi.
  • Nên chú trọng các bài tập mỗi ngày để tăng độ dẻo dai cho dây chằng để thích ứng với lực tác động này.
  • Tránh thực hiện các động tác sai, hạn chế mang vác đồ vật nặng, cẩn thận với tai nạn xe cộ hoặc tai nạn té ngã... để tránh làm tổn thương dây chằng.
  • Bổ sung đầy đủ chế độ dinh dưỡng mỗi ngày giàu canxi để tăng cường sự dẻo dai cho dây chằng, hạn chế chấn thương.

Thế nào là giãn dây chằng cổ chân

Tập luyện đúng cách để hạn chế tình trạng giãn dây chằng cổ chân

Khi bị chấn thương dây chằng nói chung hay bị giãn dây chằng cổ chân nói riêng, điều tiên quyết bạn phải cần làm đó là hạn chế việc bị tái đi tái lại dẫn đến tình trạng mạn tính. Để tình trạng này nhanh thuyên giảm bạn nên thực hiện đúng các chỉ định của bác sĩ, cũng như để cho bản thân có thời gian nghỉ ngơi đúng cách.

Minh QA

Nguồn: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin