Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Thiền Vipassana được nhiều người tìm tới bởi những lợi ích kỳ diệu đối với sức khỏe tâm lý và nhận thức của con người. Cùng tìm hiểu thiền Vipassana là gì trong bài viết dưới đây!
Ngày nay, bên cạnh việc coi trọng sức khỏe thể chất, sức khỏe tinh thần cũng cần được chú trọng và cải thiện bằng một số phương pháp trị liệu. Đây chính là lý do vì sao nhiều người tìm đến phương pháp thiền Vipassana. Vậy thiền Vipassana là gì? Phương pháp này có tác dụng gì?
Nhiều người thắc mắc thiền Vipassana là gì? Thiền Vipassana bắt nguồn từ phương pháp thiền cổ xưa tại Ấn Độ. Cũng bởi sự giao thoa trong đạo Phật mà thiền Vipassana còn được biết đến là cách thực hành chánh niệm.
Cụm từ “Vipassana” trong tiếng Pali được hiểu là nhìn nhận mọi thứ theo cách mà chúng vốn có. Nghĩa là, quan sát thế giới quan trong một trạng thái yên tĩnh, nhận thức sự vật, sự việc qua cách nhìn khách quan nhất, không xuất hiện tâm ý phán xét.
Khi học thiền Vipassana, bạn cần tập trung quan sát thế giới nội tâm của mình thay vì dùng ý thức kiểm soát nó. Trong đó, người học sẽ được trải nghiệm 3 phần chính là:
Đây chính là cách để con người thấy được bản chất thực sự của sự tồn tại. Từ đó, giúp người thiền định được thanh lọc tâm hồn, tránh được những cảm xúc tiêu cực cho chính bản thân mình. Đồng thời, ngăn chặn việc truyền năng lượng tiêu cực đến với mọi người xung quanh.
Đến nay, thiền Vipassana đã trở thành một nghệ thuật sống mà con người ở bất kỳ môn phái hay bất kỳ tôn giáo nào cũng có thể theo đuổi. Chỉ khi thực sự giác ngộ, con người không chỉ hiểu chính mình ở cấp độ ý thức mà còn ở mức độ cảm xúc. Nó giúp ta hiểu được bản thân đang thụt lùi hay phát triển. Qua đó, tự giải thoát tâm trí khỏi những đau khổ và nhanh chóng trở về với trạng thái bình yên.
Thiền Vipassana đã có mặt từ hàng ngàn năm về trước, bắt nguồn từ một truyền thống Phật giáo tại Theravada. Đến đầu thế kỷ 20, Myanmar bị xâm lược và cai trị bởi đế quốc Anh. Điều này khiến cho văn hóa và truyền thống của Myanmar bị đe dọa. Lúc này, các nhà lãnh đạo Phật giáo quyết định hồi sinh và lan tỏa rộng rãi các truyền thống Phật giáo tới công chúng, trong đó có thiền Vipassana.
Ban đầu, chỉ có các nhà sư và nữ tu tại khu vực Đông Nam Á theo học thiền Vipassana. Tuy nhiên, khi văn hóa thiền Vipassana phát triển rực rỡ, con người nhận ra lợi ích to lớn của phương pháp này, họ cho phép tất cả mọi người tìm hiểu và học thiền Vipassana. Đến nay, phương thức thiền Vipassana đã được lan rộng khắp châu Á và châu Âu.
Muốn thiền Vipassana được thuần thục, đòi hỏi người tập phải kiên trì trong thời gian dài. Vậy lợi ích của thiền Vipassana là gì? Phương pháp này lại mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe như:
Theo cuốn sách ‘’Search inside yourself’’, tập đoàn Google đã cho nhân viên tham gia vào khóa học về thiền. Sau một thời gian luyện tập thường xuyên, nhân viên đã được giảm bớt căng thẳng hiệu quả. Từ đó, năng suất làm việc được tăng lên đáng kể. Bởi vậy, ngay cả khi bận rộn cả ngày, họ vẫn duy trì được thái độ làm việc tích cực.
Trong một nghiên cứu của Chuan-Chih Yang và cộng sự năm 2019, 14 người tham gia đã hoàn thành khóa học thiền kéo dài 40 ngày, trong đó có thiền Vipassana. Kết quả nghiên cứu cho thấy, mức độ lo lắng và trầm cảm của họ đã thấp hơn rất nhiều sau khi kết thúc khóa thiền.
Các bệnh nhân mắc bệnh trầm cảm luôn được khuyến khích nên thực hành thiền Vipassana. Nó giúp bạn cảm thấy chấp nhận và yêu thương bản thân mình, tăng sự tự tin và phát huy tối đa năng lực của bản thân. Nhờ đó, họ có thể cải thiện các mối quan hệ lành mạnh tích cực.
Với những bệnh nhân ung thư, thiền Vipassana còn tác động tích cực tới suy nghĩ của họ. Nhờ việc thiền định mỗi ngày, con người được giảm bớt nỗi đau về thể xác và có thêm nghị lực để chiến thắng bệnh tật.
Phụ nữ bước vào độ tuổi từ 40 - 50 thường xuyên phải đối mặt với tình trạng sức khỏe suy giảm do mãn kinh, đặc biệt là đau đầu vận mạch, các vấn đề liên quan đến tâm trạng, giấc ngủ và đau cơ xương. Một số nghiên cứu cho thấy bạn hoàn toàn có thể cải thiện triệu chứng này nếu bạn thực hành thiền Vipassana đúng cách.
Luyện tập thiền Vipassana yêu cầu người tham gia tập trung vào hơi thở và quan sát bên trong. Nhiều người sau một thời dài thiền định đã cảm thấy rất ngạc nhiên với sự cải thiện độ tập trung và trí nhớ của mình.
Não bộ được coi là phát triển hơn khi nó trở nên linh hoạt hơn, khả năng tái cấu trúc bên trong não bộ hiệu quả hơn. Từ đó, dễ dàng xử lý vấn đề khi nhận thấy có sự thay đổi từ môi trường bên ngoài. Các mạng lưới nơ-ron thần kinh trong bộ não sẽ được kích thích để tạo ra các đường liên kết mới luyện tập thiền Vipassana.
Một nghiên cứu của Anna Lardone và cộng sự năm 2018 cho thấy rằng thực hành thiền Vipassana thường xuyên có thể giúp thúc đẩy tính linh hoạt của não. Để đi đến kết luận này, các nhà khoa học đã sử dụng phương pháp quét hình ảnh thần kinh để kiểm tra mạng lưới não bộ của những người hành thiền Vipassana.
Bạn có thể học cách thiền Vipassana tại nhà bắt đầu từ các bước cơ bản sau:
Mỗi ngày, bạn nên dành 10 - 15 phút để thực hành. Theo đó, thời điểm tốt nhất để thiền là vào buổi sáng, khi vừa mới thức dậy. Đây là lúc cơ thể tràn đầy năng lượng nhất. Do đó, việc thiền định sẽ tạo ra nguồn năng lượng tích cực cho nhiều hoạt động suốt cả ngày dài.
Đối với những người lần đầu học thiền Vipassana, đặc biệt là tự học tại nhà, nhiều người sẽ gặp phải rất nhiều khó khăn. Thậm chí, bạn có thể không biết nên bắt đầu từ đâu. Lúc này, bạn có thể áp dụng một số mẹo nhỏ là:
Hy vọng thông qua bài viết này, bạn đã biết được: “Thiền Vipassana là gì?”. Thực hiện phương pháp thiền này sẽ mang đến cho con người rất nhiều lợi ích, bao gồm giảm căng thẳng và lo lắng, cải thiện sức khỏe tinh thần, giảm các triệu chứng mãn kinh, cải thiện trí não,... Vì vậy, hãy áp dụng phương pháp này ngay từ ngày hôm nay để cải thiện sức khỏe toàn diện nhé!
Xem thêm:
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.