Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Rất nhiều người đã gặp phải tình trạng đang vui vẻ, mọi chuyện diễn ra bình thường thì bỗng nhiên có cảm giác hồi hộp, bồn chồn, lo lắng. Vậy, hồi hộp lo lắng điềm gì hay đây là dấu hiệu của loại bệnh lý nào đó?
Chúng ta có thể cảm thấy đột nhiên hồi hộp vài lần trong đời, tuy nhiên, nếu tình trạng này xảy ra quá thường xuyên khiến cho chất lượng cuộc sống suy giảm thì bạn không nên chủ quan. Hãy cùng bài viết dưới đây lý giải xem hồi hộp lo lắng điềm gì hay nguy hiểm hơn đây là dấu hiệu của bệnh lý ảnh hưởng đến sức khỏe.
Hồi hộp, lo lắng chính là phản ứng tự nhiên và hoàn toàn bình thường của cơ thể khi gặp phải những tình huống gây sợ hãi, căng thẳng. Cụ thể, hồi hộp là khi bạn cảm thấy nhịp tim mình đập nhanh, mạnh một cách bất thường, tăng huyết áp, nhịp thở trở nên nhanh hơn và thậm chí là có thể gây khó thở. Theo tâm linh lý giải, nếu như bạn bất ngờ cảm thấy hồi hộp, lo lắng và bồn chồn thì đây có thể là một điềm báo tin lành hoặc tin dữ. Ngoài ra, việc chuyện sắp xảy ra là tốt hay xấu sẽ còn phụ thuộc vào thời gian mà bạn xuất hiện cảm giác hồi hộp.
Ví dụ, bạn đột nhiên cảm thấy hồi hộp vào khung giờ từ 19 đến 21 giờ thì rất có thể bạn sẽ phải nhận một tin không tốt. Theo dân gian, cảm thấy hồi hộp vào khung giờ này là lời cảnh báo cho những mối quan hệ không tốt. Những người xung quanh bạn có thể trở nên ghen ghét, đố kị, nói xấu sau lưng và thậm chí là hãm hại bạn thê thảm. Ngược lại, nếu cảm thấy hồi hộp từ 1 đến 3h sáng thì rất có thể là một dấu hiệu tốt cho công việc, bạn sẽ có thêm nhiều những ý tưởng sáng tạo. Nhìn chung, từ khoảng 19 giờ đến 1 giờ sáng thường sẽ là khung giờ xấu, bạn cảm thấy hồi hộp vào lúc này thì rất có thể bạn sẽ gặp chuyện không như ý muốn và bạn nên thận trọng. Từ 1 giờ sáng trở đi cho đến 19 giờ tối, bạn không cần phải quá lo lắng vì cảm giác hồi hộp vào thời điểm này như ngầm thông báo trước rằng bạn sẽ nhận được nhiều tin tốt lành, mọi chuyện suôn sẻ.
Ở mỗi người, cảm giác hồi hộp sẽ có những biểu hiện khác nhau và chúng thường không kéo dài. Mỗi người có thể cảm thấy mơ hồ, lo lắng chung chung hoặc về một vấn đề cụ thể nào đó. Tuy nhiên, nếu cảm giác hồi hộp xảy ra quá thường xuyên, khiến bạn không thể ăn ngon, ngủ yên giấc, chất lượng công việc giảm xuống thì đây có thể là lời cảnh báo bệnh lý chứ không phải do nguyên nhân tâm linh nào đó. Mà cụ thể, nguyên nhân khiến bạn thường xuyên cảm thấy hồi hộp với tần suất cao chính là bệnh rối loạn lo âu. Ngoài ra, hồi hộp cũng là biểu hiện của một số bệnh lý khác như bệnh tim mạch, người bệnh bị suy tim, rung nhĩ, cơn nhịp nhanh trên thất,... thường xuyên cảm thấy hồi hộp.
Nguyên nhân phổ biến nhất khiến cho cảm giác hồi hộp kéo dài thường là do bệnh tâm lý và bệnh về tim mạch. Cụ thể:
Như bạn có thể thấy, hồi hộp lo lắng đôi khi không đơn giản chỉ là một trạng thái cảm xúc mà đây có thể là biểu hiện của nhiều bệnh tâm lý và các vấn đề về tim mạch. Để biết được cụ thể tình trạng mà mình đang gặp phải, bạn nên tới gặp các bác sĩ để được họ chẩn đoán chính xác và có phương pháp can thiệp, điều trị nếu cần thiết.
Để chủ động bảo vệ được sức khỏe của bản thân, bạn nên biết cách phân biệt cảm giác hồi hộp lo lắng thông thường và cảm giác hồi hộp do bệnh lý. Mỗi cảm giác sẽ có đặc điểm như sau:
Để cải thiện được tình trạng hồi hộp kéo dài do bệnh lý, bạn không nên tự ý sử dụng các loại thuốc trị liệu tâm lý một cách bừa bãi. Cần thăm khám và tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ, nếu gặp phải các tác dụng phụ, nên ngừng uống và thông báo cho bác sĩ để bác sĩ điều chỉnh kịp thời.
Bài viết đã cung cấp một số thông tin, giải đáp cho bạn đọc về tình trạng hồi hộp lo lắng. Hồi hộp lo lắng điềm gì hay nguy hiểm hơn đây là lời cảnh báo bệnh lý? Hồi hộp có thể là một dấu hiệu tâm linh, tuy nhiên, đây cũng là biểu hiện của nhiều bệnh lý nguy hiểm nếu xuất hiện thường xuyên và gây ra nhiều phiền toái cho người bệnh cả về sức khỏe lẫn chất lượng cuộc sống. Chính vì thế, chúng ta hoàn toàn không nên chủ quan và bỏ qua các biểu hiện bệnh lý này.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.