Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Vitamin B12 là chất dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng đối với cơ thể. Tuy nhiên, cơ thể người không thể tự tạo ra hoặc dự trữ được vitamin B12 nên cần lấy từ nhóm thực phẩm có nguồn gốc động vật hay chất bổ sung thường xuyên. Vậy dấu hiệu nhận biết thiếu hoặc ngộ độc vitamin B12 là gì?
Thực tế, việc bổ sung quá nhiều hoặc quá ít hàm lượng vitamin B12 đều không tốt cho sức khỏe. Do đó, bạn cần cân nhắc sử dụng một lượng vitamin B12 phù hợp hoặc bổ sung theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ. Hôm nay, Nhà thuốc Long Châu sẽ chia sẻ với bạn đọc về những dấu hiệu nhận biết ngộ độc vitamin B12 và tình trạng thiếu vitamin B12 trong bài viết dưới đây nhé!
Ngày nay, vitamin B12 đã và đang được nghiên cứu một cách rộng rãi. Tuy nhiên, trải qua nhiều thập kỷ nghiên cứu thì hầu như không có triệu chứng ngộ độc vitamin B12 nào được ghi nhận sau khi sử dụng loại vitamin này ở liều cao. Do đó, hiện nay vẫn chưa xác định được liều lượng tối đa của vitamin B12, bởi có thể có khả năng biết tiết ra các chất dư thừa không cần thiết. Về lý thuyết, con người có thể sử dụng một lượng lớn vitamin mà không cần lo lắng về tác dụng phụ của chúng.
Mặc dù vậy, ở một số trường hợp cá nhân, việc tiêm bắp vitamin B12 ở liều cao cũng đã dẫn đến một số phản ứng miễn dịch nhẹ như nổi mụn hoặc kích ứng da. Cảm giác nóng bừng, buồn nôn và chóng mặt cũng là những triệu chứng đã được ghi nhận là do ngộ độc vitamin B12. Tuy nhiên, sau này nguyên nhân chính được quy kết gây ra các phản ứng trên là do chất bảo quản có trong các chất bổ sung mà không phải là do vitamin B12 gây ra. Đôi khi, trong một vài trường hợp cũng có thể xảy ra những phản ứng phụ nghiêm trọng sau khi tiêm vitamin B12 như sốc phản vệ với nguyên nhân chưa được tìm hiểu rõ.
Bên cạnh tình trạng ngộ độc vitamin B12, nhiều người cũng thắc mắc về những dấu hiệu nhận biết cơ thể thiếu vitamin B12. Việc đo lường nồng độ vitamin B12 có trong máu thực sự không phải là phương pháp tốt nhất để xác định liệu rằng cơ thể một người có bị thiếu hụt vitamin B12 không. Lý giải cho điều này, các chuyên gia cho biết rằng một số người bị thiếu hụt vitamin B12 vẫn có thể thấy được nồng độ chất này trong máu ổn định và bình thường.
Trong khi đó, nồng độ chất axit metylmalonic trong máu (một sản phẩm phân huỷ homocysteine và protein), là dấu hiệu tốt hơn để phản ánh về hoạt động thực tế của vitamin B12. Những kết quả này sẽ tăng lên trong trường hợp cơ thể thiếu vitamin B12.
Theo một số thống kê, tỷ lệ dân số nói chung bị thiếu vitamin B12 chiếm đến 15%.
Các dấu hiệu cho biết cơ thể bị thiếu hụt vitamin B12 bao gồm:
Ngoài ra, thiếu máu nguyên bào khổng lồ là tình trạng các tế bào hồng cầu có kích thước lớn hơn so với bình thường nhưng số lượng lại ít hơn bình thường. Điều này xảy ra khi hàm lượng vitamin B12 không đủ trong chế độ ăn uống hoặc cơ thể hấp thụ kém.
Một số yếu tố có thể gây ra tình trạng thiếu vitamin B12, bao gồm:
Những đối tượng không tiêu thụ thịt, cá, gia cầm hoặc sữa thì đều có nguy cơ bị thiếu vitamin B12. Bởi loại vitamin này chỉ được tìm thấy trong các loại sản phẩm cao nguồn gốc động vật.
Các nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng, những người có chế độ ăn chay thường có nồng độ vitamin B12 trong máu thấp. Chính vì lý do này, đối với những người đang theo chế độ ăn chay hoặc thuần chay nên chủ động bổ sung thực phẩm giàu vitamin B12 hay thực phẩm chức năng bổ sung loại vitamin này. Điều này đặc biệt quan trọng với phụ nữ mang thai, bởi thai nhi cần được bổ sung đủ vitamin B12 để giúp phát triển hệ thần kinh và thai nhi có thể bị tổn thương thần kinh vĩnh viễn nếu bị thiếu hụt loại vitamin này.
Thiếu máu ác tính là một bệnh lý tự miễn dịch tấn công và phá hủy các tế bào ruột để các yếu tố nội tại không có mặt - yếu tố quan trọng hỗ trợ vitamin được hấp thu vào máu.
Nếu cơ thể bị thiếu hụt vitamin B12 thì có thể dẫn đến các dạng bệnh thiếu máu khác nhau và gây tổn thương cho hệ thần kinh. Thực tế, việc sử dụng các loại thực phẩm bổ sung vitamin B12 liều cao thông qua đường tiêu hoá cũng không giải quyết được vấn đề này, bởi yếu tố nội tại không có sẵn trong cơ thể để hấp thụ.
Thiếu axit dạ dày là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tình trạng thiếu vitamin B12, nhất là ở người lớn tuổi. Bởi axit dạ dày là yếu tố cần thiết để giải phòng loại vitamin này ra khỏi thức ăn.
Ước tính có khoảng từ 10 - 30% người trên 50 tuổi khó hấp thụ được vitamin B12 từ thực phẩm. Mặt khác, những đối tượng thường xuyên sử dụng các loại thuốc ức chế axit dạ dày ở những bệnh lý như loét dạ dày - tá tràng hoặc trào ngược dạ dày, chẳng hạn như thuốc chẹn H2, thuốc ức chế bơm proton và thuốc kháng axit khác có thể khiến cơ thể khó hấp thụ vitamin B12 từ thức ăn.
Về lý thuyết, những loại thuốc trên có thể làm chậm quá trình giải phóng hoặc làm giảm sản xuất axit dạ dày. Điều này có thể ngăn cản không cho vitamin giải phóng thành các dạng tự do để được hấp thụ trong dạ dày. Tuy nhiên, các nghiên cứu đã không cho thấy sự gia tăng tỷ lệ thiếu hụt vitamin B12 ở những đối tượng dùng các loại thuốc này. Bất kỳ ai sử dụng các loại thuốc dạ dày trong thời gian dài và người có nguy cơ bị thiếu vitamin B12 bởi những nguyên nhân khác nhau thì cần được bác sĩ theo dõi chặt chẽ. Bạn cũng có thể lựa chọn sử dụng những loại thực phẩm tăng cường hoặc bổ sung vitamin B12 cơ thể dễ dàng hấp thụ mà không cần axit dạ dày.
Bên cạnh đó, người bệnh bị rối loạn tiêu hoá hoặc sau phẫu thuật đường ruột cũng gây kém hấp thu vitamin B12. Một số bệnh lý như Celiac hoặc Crohn cũng có tác động tiêu cực đến đường tiêu hoá và làm tăng nguy cơ thiếu hụt vitamin B12.
Tóm lại, việc bổ sung vitamin B12 hiệu quả cho cơ thể cần đến từ các bữa ăn đa dạng thực phẩm hàng ngày. Việc thiếu hoặc thừa vitamin B12 đều khiến cho cơ thể mắc phải các bệnh lý. Tuy nhiên, khả năng hấp thụ vitamin B12 của cơ thể có thể gặp khó khăn hơn đối với người lớn tuổi hoặc sau phẫu thuật tiêu hoá. Những trường hợp này cần tham khảo ý kiến của bác sĩ, chuyên gia để tránh lạm dụng các thực phẩm chức năng dễ dẫn đến tình trạng ngộ độc vitamin B12.
Xem thêm: Những điều cần biết về tình trạng ngộ độc canxi và thiếu canxi
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.