Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Thời gian vàng sơ cứu đột quỵ hiệu quả nhất

Ngày 30/03/2022
Kích thước chữ

Đột quỵ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm thậm chí gây tử vong cho người bệnh. Vậy đâu là khoảng thời gian vàng sơ cứu đột quỵ hiệu quả nhất, hãy cùng tham khảo qua bài viết dưới đây nhé!

Nhiều bệnh nhân bị đột quỵ đã phải gánh chịu những di chứng vô cùng nặng nề do không được sơ cứu kịp thời. Bài viết dưới đây Nhà thuốc Long Châu sẽ bật mí cho bạn khoảng thời gian vàng sơ cứu đột quỵ hiệu quả nhất nhé!

Đột quỵ là gì?

Đột quỵ còn có tên gọi khác là tai biến mạch máu não là tình trạng não không được cung cấp máu do mạch máu não bị tắc nghẽn hoặc bị vỡ. Đây là một tình trạng cực kỳ nguy hiểm, và cần được cấp cứu kịp thời. 

Thế nhưng nhiều người không phát hiện được chứng đột quỵ, khiến cho thời gian điều trị bị chậm trễ gây suy hô hấp cấp. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến tàn tật, rơi vào hôn mê sâu, thậm chí là tử vong.

Đâu là khoảng thời gian vàng sơ cứu đột quỵ?

Thời gian vàng sơ cứu đột quỵ hiệu quả nhất 1 Thời gian vàng sơ cứu đột quỵ là khi nào?

Thời gian “vàng” để cấp cứu cho người đột quỵ là yếu tố rất quan trọng nhằm tránh các biến chứng và nguy cơ tử vong cho người đột quỵ. Ngay cả người có các triệu chứng đột quỵ nhẹ, sau đó biến mất cũng cần hết sức cẩn thận. 

Đây rất có thể là một cơn thiếu máu não thoáng qua, do cục máu đông nhỏ và bị tan đi nên người bệnh không phát hiện ra. Cơn thiếu máu não thoáng qua có thể là dấu hiệu cảnh báo của một cơn tai biến mạch máu não nặng nề có thể xảy ra sau đó một tuần hoặc lâu hơn.

Đối với trường hợp thiếu máu não, từ khoảng thời gian khởi phát cơn đột quỵ đến 4,5 hoặc 6 giờ đầu là thời gian “vàng” để cấp cứu. Trong vòng 4,5 giờ là khoảng thời gian áp dụng cho phương pháp sử dụng thuốc tan máu đông bằng việc tiêm qua đường tĩnh mạch rTPA. Trong vòng 6 giờ là thời gian để áp dụng cho phương pháp can thiệp nội mạch lấy huyết khối. Qua cột mốc 6 giờ, người bệnh có thể rơi vào trạng thái hôn mê sâu, bị tàn tật vĩnh viễn hoặc tử vong nếu mạch máu không được khai thông kịp thời.

Hiện nay, mặc dù số người tử vong do tai biến mạch máu não đã giảm xuống nhưng tỷ lệ tàn tật do đột quỵ vẫn còn rất cao. Một vài nguyên nhân làm chậm trễ thời gian điều trị là:

  • Người nhà bệnh nhân không phát hiện kịp thời hoặc khi phát hiện chỉ cho rằng bệnh nhân bị trúng gió và sử dụng các phương pháp bôi dầu, cạo gió. Từ đó làm chậm trễ thời gian điều trị.
  • Phương pháp sơ cứu hoặc vận chuyển bệnh nhân đến bệnh viện không đúng khiến tình trạng của bệnh nhân nặng hơn.
  • Quãng đường di chuyển đến bệnh viện quá xa.

Những dấu hiệu nhận biết đột quỵ chính xác nhất

Thời gian vàng sơ cứu đột quỵ hiệu quả nhất 2 Đau đầu là dấu hiệu nhận biết đột quỵ thường gặp nhất

Trong một cơn đột quỵ, thời gian là yếu tố cực kỳ quan trọng chính chính vì vậy, cần hết sức chú ý những dấu hiệu nhận biết để kịp thời đưa bệnh nhân đến bệnh viện cấp cứu:

Biểu hiện trên mặt

Mặt tê liệt, miệng méo xuống một bên, nhân trung lệch so với bình thường, nếp mũi và má bị rũ xuống. Bệnh nhân đột quỵ sẽ không thể mỉm cười chính vì vậy có thể kiểm tra bằng cách nói bệnh nhân thử cười.

Cánh tay

Một bên cánh tay hoặc chân bị tê mỏi và yếu hơn bên kia và bệnh nhân khó giữ thăng bằng. Hãy nói bệnh nhân thử nâng cả hai tay lên, nếu một cánh tay không thể nâng lên thì đó là biểu hiện của đột quỵ.

Lời nói

Bệnh nhân đột quỵ thường không mở được miệng, môi lưỡi tê cứng hoặc khó mở miệng và liệt nửa người. Hãy nói bệnh nhân nói một câu xem nếu nói lắp hoặc bị mất chữ so với lúc bình thường thì đây là dấu hiệu của rõ ràng của đột quỵ.

Những điều cần làm khi người thân bị đột quỵ

Thời gian vàng sơ cứu đột quỵ hiệu quả nhất 3 Những điều cần làm khi gặp người bị đột quỵ

Nếu nhận thấy bản thân hoặc những người xung quanh có các triệu chứng đột quỵ, hãy gọi cấp cứu ngay lập tức. Nếu người thân của bạn bị đột quỵ, trong thời gian chờ cấp cứu, bạn cần thực hiện những điều sau:

Đỡ người bệnh nằm xuống để tránh bị ngã hay chấn thương tốt nhất là nằm nghiêng một bên với đầu nâng lên cao. Việc này nhằm đề phòng trường hợp bệnh nhân bị tắc đường thở khi nôn ói. Trong trường hợp bệnh nhân chảy dãi hoặc nôn, bạn cần làm sạch để bệnh nhân dễ thở.

Trong trường hợp bệnh nhân bị hôn mê, bạn cần kiểm tra hơi thở xem người bệnh có bị khó thở hay ngừng thở không. Nếu khó thở, hãy nới lỏng quần áo nếu bệnh nhân ngừng thở, hãy thực hiện hô hấp nhân tạo.

Tuyệt đối không cạo gió, bấm huyệt hay châm cứu cho bệnh nhân

Tuyệt đối không cho người đột quỵ ăn, uống hoặc tự ý sử dụng bất kỳ loại thuốc nào.

Tuyệt đối không di chuyển bệnh nhân đến bệnh viện bằng xe máy, chỉ nên di chuyển bệnh nhân bằng xe cứu thương hoặc ô tô.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về khoảng thời gian vàng sơ cứu đột quỵ hiệu quả nhất. Hy vọng bài viết đã mang đến cho các bạn những thông tin hữu ích giúp bản thân và những người thân yêu luôn mạnh khỏe.

Minh Thúy

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Vũ Kiều Ngân

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin