Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Võ Trường Toản. Có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành Dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Tự ý dùng thuốc để điều trị cảm cúm khi mang thai có thể gây ảnh hưởng xấu đến thai nhi, làm tăng nguy cơ gây dị tật bẩm sinh của bé. Xông mũi trị cảm cúm cho bà bầu có thể là giải pháp thay thế thuốc hiệu quả, giúp mẹ bầu khắc phục tình trạng bệnh nhanh chóng. Tuy nhiên chữa cảm cúm cho bà bầu bằng phương pháp xông mũi cần thực hiện thế nào và nên lưu ý gì?
Xông mũi trị cảm cúm cho bà bầu là phương pháp dân gian được nhiều bà mẹ truyền tai nhau. Mặc dù nó đem lạ hiệu quả điều trị cảm cúm tốt nhưng các mẹ bầu vẫn nên lưu ý thực hiện đúng cách để đảm bảo sức khoẻ.
Sử dụng máy xông hơi có thể gây nguy hiểm cho bà bầu, tuy nhiên nhiều mẹ vẫn băn khoăn không biết bà bầu bị cảm cúm có nên xông mũi không. Mặc dù xông hơi toàn thân là điều các mẹ nên tránh để không ảnh hưởng đến thai nhi trong bụng mẹ nhưng xông hơi qua đường mũi là cách giúp cải thiện nhanh chóng các dấu hiệu ngạt mũi, sổ mũi, cảm cúm an toàn cho bà bầu.
Nguyên nhân là do khi xông mũi, mẹ chỉ xông mũi, hơi nóng tác động lên đầu mà không làm tăng thân nhiệt nên không ảnh hưởng đến thai nhi.
Bà bầu có thể xông mũi mỗi ngày một lần bằng các loại lá thiên nhiên như kinh giới, tía tô, gừng,… rất dễ tìm mua, sau đó trùm khăn lên đầu để xông, trị cảm cúm cũng như giúp thư giãn cơ thể tốt hơn.
Bà bầu có xông mũi được không? Trong khi thực hiện xông hơi mũi, để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe, mẹ cần lưu ý một số điểm sau:
Duy trì một lối sống lành mạnh có thể giúp cải thiện đáng kể các triệu chứng khó chịu của cảm lạnh hoặc cảm cúm khi mang thai. Trong cuộc sống hàng ngày, bạn cần lưu ý một số điều sau:
Dinh dưỡng để trị liệu là một trong những giải pháp trị cảm cúm an toàn tại nhà cho bà bầu. Khi mắc phải căn bệnh này, hầu hết chị em đều cảm thấy chán ăn, đau họng, buồn nôn và mệt mỏi. Nếu không có chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ khiến sức khỏe ngày càng xấu đi, kéo dài thời gian hồi phục, thậm chí có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng cảm cúm.
Trong chế độ ăn uống hàng ngày, bà bầu bị cảm cúm nên ưu tiên bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin C vào thực đơn như cam, quýt, súp lơ, các loại rau lá xanh, cà chua, kiwi,... Các loại thực phẩm như gừng, nghệ, dầu cá, lá hẹ, sữa chua còn giúp giảm ho, long đờm, giảm đau đầu, đau họng, chống sổ mũi, nghẹt mũi khi mang thai, tăng cường miễn dịch cho cơ thể, đẩy nhanh quá trình làm lành vết thương ở đường hô hấp.
Bài thuốc từ tỏi: Chứa hàm lượng allicin cao, tỏi hoạt động như một loại kháng sinh tự nhiên. Chất này có thể giúp ức chế vi rút gây cảm lạnh mà không gây hại cho thai nhi. Tất cả những gì bạn cần làm là giã nát 2 - 3 nhánh tỏi, pha loãng với một chút nước ấm rồi gạn lấy nước cốt để uống. Một cách khác dễ dàng hơn là nhai và nuốt trực tiếp tỏi sống hoặc sử dụng tỏi trong chế biến thực phẩm.
Kết hợp tía tô với kinh giới: Hai loại rau thơm này có tác dụng kháng viêm rất tốt. Chúng giúp tiêu diệt virus cảm cúm, tăng tiết mồ hôi, giảm ho khan, ho có đờm, giảm nghẹt mũi, giúp thông thoáng đường thở. Để trị cảm cúm, bà bầu nên lấy một nắm lá tía tô và kinh giới rồi rửa sạch. Cho các vị thuốc vào ấm sắc với 2 bát nước. Uống ngày 2 lần khi còn ấm.
Dùng gừng: Loại gia vị này có tính nóng, giúp diệt khuẩn, tiêu viêm, ức chế virus, giảm ho, làm dịu cơn đau rát ở cổ họng. Bà bầu bị cảm cúm có thể tận dụng nguyên liệu này để cải thiện các triệu chứng bằng cách lấy 4 - 5 lát gừng tươi nấu với 300ml nước trong 10 phút. Gạn uống ngay khi trà gừng còn nóng hoặc thêm chút đường cho dễ uống.
Để giảm nhanh các triệu chứng nghẹt mũi cũng như trị cảm cúm nhanh chóng, mẹ nên đi khám ngay khi thấy có dấu hiệu cảm cúm và làm theo hướng dẫn của bác sĩ.
Qua bài viết trên, hy vọng các mẹ đã giải đáp được thắc mắc về cách xông mũi trị cảm cúm cho bà bầu và tìm hiểu thêm về cách cải thiện tình trạng cảm lạnh và cúm trong thời gian ngắn. Ngoài ra, tăng cường bổ sung vitamin và khoáng chất sẽ giúp mẹ có sức khỏe tốt hơn, giảm nguy cơ mắc các bệnh lây lan do virus như cúm.
Nga Linh
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcTừ Vĩnh Khánh Tường
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Võ Trường Toản. Có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành Dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.