Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Loãng xương là bệnh thường gặp ở người cao tuổi và phụ nữ sau mãn kinh. Việc sử dụng thuốc điều trị loãng xương kết hợp với thói quen sinh hoạt khoa học, sẽ giúp người bệnh tăng cường sức khỏe xương khớp và có chất lượng cuộc sống tốt nhất.
Biết được thông tin thuốc điều trị loãng xương cũng như các lưu ý khi sử dụng nhằm giúp cho việc dùng thuốc an toàn và hiệu quả.
Loãng xương là tình trạng xương liên tục mỏng dần, giảm mật độ và độ cứng của xương theo thời gian. Tình trạng này làm xương giòn hơn, tăng nguy cơ dẫn đến nứt, gãy xương. Các vị trí gãy xương thường gặp là ở cổ tay, xương sống và xương đùi. Nguyên nhân chủ yếu của bệnh loãng xương là tuổi tác và do chế độ ăn thiếu hụt các vi chất quan trọng cho quá trình tổng hợp xương như vitamin D, canxi, magie,...
Các triệu chứng của bệnh loãng xương thường tiến triển thầm lặng. Người bệnh chỉ có các biểu hiện như đau mỏi người, giảm chiều cao và gù vẹo cột sống. Đây là các triệu chứng chỉ được phát hiện sau thời gian dài bệnh tiến triển. Trong các trường hợp khác, chỉ có thể phát hiện được loãng xương khi người bệnh bị gãy xương.
Để ngăn ngừa các di chứng sau gãy xương, việc phòng ngừa và điều trị loãng xương là rất cần thiết trên những đối tượng có nguy cơ cao như người cao tuổi, người ít vận động, phụ nữ sau mãn kinh,...
Hiện nay trên thị trường có nhiều loại thuốc điều trị loãng xương khác nhau. Việc sử dụng thuốc trị loãng xương loại nào tùy thuộc vào tình trạng của người bệnh và chỉ định của bác sĩ.
Bisphosphonate là thuốc ức chế quá trình hủy xương (thuốc chống hủy xương), được chỉ định để phòng ngừa loãng xương cho những đối tượng có nguy cơ cao như người cao tuổi, phụ nữ sau mãn kinh, người nghiện rượu bia, thuốc lá,...
Nhóm thuốc này có nhiều lựa chọn, với cách sử dụng, liều dùng và nhãn hiệu khác nhau, bao gồm:
Tác dụng phụ khi sử dụng các thuốc điều trị loãng xương nhóm Bisphosphonate là người bệnh có thể gặp một số triệu chứng giả cúm (bao gồm sốt, nhức đầu), ợ chua, loét thực quản và suy thận. Nguy cơ xảy ra tác dụng phụ tăng khi sử dụng lâu dài từ 3 - 5 năm.
Liệu trình điều trị loãng xương bằng hormone này bao gồm sử dụng Estrogen, Testosterone và chất điều biến chọn lọc thụ thể Raloxifene.
Các thuốc điều trị loãng xương thường được các bác sĩ chỉ định dùng trong ít nhất từ 3 đến 5 năm. Sau đó, bác sĩ sẽ đánh giá lại tình trạng hiện tại của bệnh nhân cũng như các yếu tố nguy cơ trước mắt, xem có nên tiếp tục sử dụng thuốc hay không.
Bisphosphonate là thuốc điều trị loãng xương phổ biến nhất. Tuy nhiên khi sử dụng lâu dài thì thuốc để lại các biến chứng nghiêm trọng như hoại tử xương hàm hay viêm thực quản, vì thế bệnh nhân sẽ thường được khuyến nghị ngưng sử dụng thuốc sau 3 đến 5 năm. Con số này có thể khác nhau trên những đối tượng khác nhau, tùy thuộc vào mức độ loãng xương nặng hay nhẹ.
Loãng xương là căn bệnh khá thường gặp ở người cao tuổi và phụ nữ hậu mãn kinh. Với bệnh lý này, người bệnh cần phòng ngừa và phát hiện kịp thời để tránh các biến chứng gãy xương. Trước và trong quá trình dùng thuốc điều trị loãng xương, bệnh nhân cần lưu ý những điều sau đây:
Bệnh loãng xương rất phổ biến ở người cao tuổi, phụ nữ sau mãn kinh và các đối tượng nghiện rượu bia, thuốc lá,… Chữa trị loãng xương bằng các thuốc điều trị loãng xương và chế độ tập luyện, ăn uống nghỉ ngơi hợp lý sẽ giúp cơ xương khớp của bạn phục hồi nhanh chóng. Ghi nhớ và thực hiện các chỉ dẫn của bác sĩ, đồng thời nói với bác sĩ bất cứ triệu chứng khó chịu nào bạn gặp phải khi sử dụng thuốc.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung
Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.