Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Phụ nữ khi mang thai tăng cân là điều không tránh khỏi, tuy nhiên việc tăng cân như thế nào hợp lý là câu hỏi được đặt ra rất nhiều. Dưới đây là một số gợi ý về thực đơn cho bà bầu không tăng cân mà thức ăn chủ yếu vào con không vào mẹ.
Mẹ bầu cần có chế độ ăn hợp lý, lựa chọn những loại thực phẩm phù hợp và chú ý một số điều trong bữa ăn hàng ngày để có một thai kỳ khỏe mạnh cho cả mẹ và con. Cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu thực đơn cho bà bầu không tăng cân qua bài viết dưới đây.
Khi mang thai, tăng cân góp phần cho thấy sự phát triển của thai nhi, tuy nhiên tăng ở mức bao nhiêu là hợp lý? Tăng cân ở giai đoạn nào là phù hợp?
Mức tăng cân của các mẹ bầu sẽ phụ thuộc vào mỗi giai đoạn của thai kỳ và chỉ số BMI (chỉ số cơ thể được tính từ chiều cao và cân nặng) trước khi mang thai. Khi khám thai, mẹ bầu sẽ được đưa ra mức cân phù hợp cần tăng trong cả thai kỳ và đồng thời được xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp với tình trạng của bản thân.
Nếu mẹ bầu tăng cân vượt quá ngưỡng cho phép hoặc quá ít so với nhu cầu thì có thể gây ra một số ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe cả mẹ và thai nhi. Một số hệ quả có thể xảy ra khi tăng cân quá nhiều như đái tháo đường thai kỳ, tiền sản giật, sinh non,... Ngược lại mức cân tăng ít có thể dẫn đến thai suy dinh dưỡng, thai chậm tăng trưởng trong tử cung, nhẹ cân,...
Theo hướng dẫn về dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai của Bộ Y tế, mẹ bầu được khuyến cáo nên ăn lượng thức ăn bình thường vào 3 tháng đầu và tăng lên vào các giai đoạn sau.
Giai đoạn đầu của thai kỳ, thai nhi bắt đầu hình thành các cơ quan, tổ chức như tim, phổi, não,... nên cần thực hiện chế độ ăn hợp lý đảm bảo đủ dinh dưỡng. Bổ sung thêm chất đạm như thịt, sữa, trứng, đậu,... và thay vì ăn như bình thường, nên chia nhỏ lượng đồ ăn thành nhiều cử ăn nhỏ trong ngày. Bên cạnh đó, bổ sung sắt và axit folic và các vi chất là điều cần thiết, mẹ bầu nên lựa chọn và sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ.
Đối với 3 tháng đầu thai kỳ, nên thực hiện bổ sung các chất một cách phù hợp và có hiệu quả để đạt được mức cân phù hợp theo khuyến cáo là tăng 1kg so với cân nặng trước khi có thai.
Thai ở giai đoạn 3 tháng giữa có tốc độ phát triển nhanh hơn so với trước đó nên nhu cầu dinh dưỡng cũng cần tăng theo. Khẩu phần ăn của mẹ bầu ở thời điểm này cần tăng thêm 250 calo mỗi ngày ( giá trị tương đương với 1 bát cơm và lượng thức ăn phù hợp).
Giai đoạn 3 tháng giữa thai kỳ, thai phát triển chủ yếu về chiều dài và khung xương, chính vì vậy việc bổ sung thực phẩm chứa canxi và kẽm là rất cần thiết. Thực đơn nên kết hợp với thủy hải sản, tôm, trứng,... Mẹ bầu cần được cung cấp đủ 1200mg canxi, kết hợp với 6 đơn vị sữa mỗi ngày để đảm bảo sự khỏe mạnh cho thai nhi. Ngoài ra, mẹ bầu cũng nên tiếp tục sử dụng các viên sắt, axit folic,... dưới sự tư vấn và thăm khám của bác sĩ.
Cân nặng thai nhi sẽ phát triển nhanh nhất vào khoảng thời gian này, mẹ bầu nên thực hiện chế độ ăn dinh dưỡng và bổ sung đủ các chất cần thiết có lợi cho cả mẹ và thai. Chế độ ăn trong giai đoạn này cần được quan tâm và điều chỉnh phù hợp đối với thể trạng của mỗi mẹ bầu, nếu cân nặng của mẹ bầu tăng quá nhanh thì cần giảm bớt chất béo và tinh bột, tăng thêm các loại rau củ quả trái cây,... So với giai đoạn trước đó, 3 tháng cuối có thể tăng mức năng lượng của mỗi bữa ăn lên khoảng 450kcal/ ngày (giá trị tương đương với 2 bát cơm và lượng thức ăn phù hợp).
Tinh bột phức như gạo lứt, bắp, yến mạch, các loại đậu và thực phẩm hạt,... là một số loại tinh bột phức có thể thay thế cho đường đơn mà vẫn đủ để duy trì năng lượng cho hoạt động thường ngày của mẹ bầu.
Nhìn chung, thực đơn cho bà bầu không tăng cân có thể chia ra theo mỗi giai đoạn để bổ sung đủ và cần thiết chất dinh dưỡng cho cơ thể. Tuy nhiên, cần phụ thuộc cả vào các yếu tố như thể trạng, cân nặng, các bệnh lý kèm theo mà điều chỉnh khẩu phần, lựa chọn loại thức ăn phù hợp. Thông tin từ bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, để bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho thai phụ và cho sự phát triển của thai nhi, mẹ bầu cần tham vấn ý kiến từ chuyên gia dinh dưỡng cho thực đơn của mình.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung
Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.