Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Trong những năm gần đây, chế độ ăn thực dưỡng trở nên phổ biến tại Việt Nam. Bên cạnh lợi ích mà chế độ ăn này mang lại như ăn uống sạch và lành mạnh hơn thì có lời đồn chữa khỏi các bệnh ung thư. Điều này mang đến nhiều ý kiến trái chiều. Vậy thật chất thực dưỡng Ohsawa có tốt không? Có thể chữa bệnh ung thư không?
Hiện nay, có nhiều người truyền tai nhau rằng nếu ăn theo chế độ thực dưỡng sẽ chữa khỏi ung thư. Tuy nhiên, y học hiện đại ngày nay vẫn chưa nghiên cứu ra thuốc điều trị dứt điểm ung thư. Liệu chế độ ăn này thật sự có hiệu quả tốt như vậy.
Thực dưỡng trong tiếng anh là Macrobiotic diet có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp. Thực dưỡng được biết đến rộng rãi vào những năm 1960 bởi nhà triết học Nhật Bản George Ohsawa. Liệu pháp thực dưỡng Ohsawa bao gồm 10 cấp độ, mỗi cấp độ được đánh số từ -3 đến 7. Cấp độ càng cao thì việc đa dạng các loại thực phẩm càng hạn chế, chủ yếu chỉ là một chế độ ăn kiêng bao gồm nước và gạo lứt.
Chế độ thực dưỡng dựa trên nguyên lý âm dương, nghĩa là ăn thực phẩm theo nguyên tắc cân bằng âm - dương, giúp sống thọ và tránh được bệnh tật. Chế độ ăn thực dưỡng được khuyến nghị là 50 - 60% ngũ cốc nguyên hạt, 20 - 30% rau, và 5 - 10% đậu và các loại trái cây. Bạn chỉ nên ăn khẩu phần nhỏ hải sản, thịt đỏ, thịt gia cầm, trứng, sữa, bơ,... Hạn chế đường tinh luyện, gia vị và chất phụ gia.
Một số lợi ích mà chế độ thực dưỡng Ohsawa mang lại như:
Từ quan điểm khoa học, các loại thực phẩm trong chế độ thực dưỡng như ngũ cốc nguyên hạt và rau quả, trái cây về cơ bản là lành mạnh và tốt cho sức khỏe nói chung.
Thực dưỡng khuyến khích mọi người ăn nhiều chất xơ và hạn chế các chất béo không lành mạnh khác nên mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như chống táo bón, béo phì, tăng cường trí nhớ, giảm cholesterol, phòng chống các bệnh tim mạch và ung thư.
Nhưng trong những năm gần đây, nhiều người tin rằng chế độ ăn thực dưỡng chữa khỏi bệnh ung thư. Vì nhiều người cho rằng dinh dưỡng là nguyên nhân gây ra bệnh ung thư, muốn khỏi bệnh thì nên ăn uống sạch và lành mạnh. Suy nghĩ trên có đúng một phần vì một trong những nguyên nhân chính gây ung thư là do chế độ ăn uống không lành mạnh. Theo báo cáo của Viện Nghiên cứu Ung thư Hoa Kỳ và Quỹ Nghiên cứu Ung thư Thế giới, nếu ăn 250 - 400g rau củ, trái cây mỗi ngày, có thể giảm 23% nguy cơ mắc các bệnh ung thư. Nếu bạn hạn chế ăn thịt đỏ sẽ giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư như trực tràng, tuyến tụy, tuyến tiền liệt,... Từ đó có thể thấy thực phẩm có liên quan đến việc ngăn ngừa ung thư.
Tuy nhiên, trên thực tế, đối với bệnh nhân ung thư, chưa có bằng chứng khoa học nào cho thấy sử dụng chế độ ăn thực dưỡng có tác dụng hỗ trợ điều trị ung thư. Ngược lại có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ suy nhược cơ thể ở người bệnh. Chính xác hơn nếu ăn thực thực dưỡng trong thời gian dài, cơ thể có thể thiếu các chất dinh dưỡng như đạm, vitamin, canxi,… và nhiều chất cần thiết cho cơ thể. Đặc biệt đối với những bệnh nhân ung thư khi hoá trị, xạ trị khiến cơ thể yếu dần, do đó cần bổ sung đủ dinh dưỡng để nuôi sống cơ thể. Nếu áp dụng thực dưỡng có thể dẫn đến thiếu máu, hạ canxi máu, suy dinh dưỡng,...
Có thể thấy không có bằng chứng nào chứng minh hiệu quả trị ung thư của chế độ ăn thực dưỡng. Bệnh nhân ung thư chỉ nên tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ điều trị để chọn chế độ dinh dưỡng phù hợp cho bản thân.
Nếu bạn có sức khoẻ ổn định, không mắc bệnh lý nào khác, muốn áp dụng thực dưỡng để cơ thể được thanh lọc, nhẹ nhàng hơn thì cần lưu ý một số điều như sau:
Tóm lại, thực dưỡng Ohsawa có tốt không tùy thuộc vào mục đích và cách bạn thực hiện chế độ ăn này. Đối với bệnh nhân ung thư, không có bằng chứng khoa học nào khẳng định thực dưỡng có hiệu quả trong việc điều trị. Và cũng chưa có nhiều chứng minh sự liên quan giữa chế độ ăn thực dưỡng và phòng chống bệnh ung thư. Như vậy, với những bệnh nhân ung thư phải tuân theo chỉ định của bác sĩ điều trị để có chế độ dinh dưỡng phù hợp đáp ứng tốt cho việc điều trị. Còn những người khỏe mạnh muốn thực hiện chế độ ăn thực dưỡng cần cân nhắc và điều chỉnh sao cho phù hợp với sức khoẻ và đảm bảo đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể.
Cao Hiếu
Nguồn tham khảo: Tổng hợp